OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập vận dụng về kim loại

02/12/2019 850.38 KB 877 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191202/12258121219_20191202_155139.pdf?r=6271
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh HOC247 xin giới thiệu Lý thuyết và bài tập vận dụng về kim loại. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp từ nguồn tư liệu của các trường THPT sẽ giúp các em học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG VỀ KIM LOẠI

 

I. VỊ TRÍ

- Nhóm IA(-H), IIA, IIIA(-B), một phần nhóm IVA, VA,VIA

- Các nhóm B (IB→VIIIB)

-  Họ lantan và actini (2 hàng cuối bảng HTTH)

* Viết cấu hình electron và xác định vị trí của kim loại trong BTH:

+ ô: STT ô = số e = Z

+ chu kì = số lớp e

- nhóm A:

+ STT nhóm A = số e lớp ngoài cùng (dấu hiệu nhận biết nhóm A là 2 phân lớp cuối

cùng của cấu hình e là s-p hoặc p-s

- Nhóm B: dxsy  

+ STT nhóm = x+y nếu x+y ≤ 8

+ nhóm VIIIB nếu x+y=8;9;10

+ nếu d10sy → STT nhóm =y

II. CẤU TẠO KIM LOẠI

1. Cấu tạo nguyên tử:  Ít e lớp ngoài cùng ( 1→3e)- ít hơn phi kim;

bán kính lớn hơn của phi kim trong cùng chu kì

độ âm điện nhỏ hơn của phi kim trong cùng chu kì

2. Cấu tạo tinh thể

-  Kim loại có cấu tạo mạng tinh thể

+ Ion kim loại ở nút mạng

+ Electron chuyển động tự do trong mạng tinh thể

- Các kiểu mạng tinh thể phổ biến( 3 kiểu)

+ Lục phương: * 74% ion kim loại + 26% không gian trống                       

* Kim loại : Be, Mg, Zn

+ Lập phương tâm diện* 74% ion kim loại + 26% không gian trống          

* Kim loại : Cu, Ag, Au, Al

+ Lập phương tâm khối* 68% ion kim loại + 32% không gian trống          

* Kim loại : Li, Na, K

3. Liên kết kim loại: Là lực hút  tĩnh điện giữa Ion kim loai và electron tự do

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:

Kim loại có những tính chất vật lí chung :Tính dẻo - Tính dẫn điện - Tính dẫn nhiệt - Ánh kim

Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

Chú ý:   

-  nhiệt độ  càng cao → dẫn điện giảm (do ion dương cản trở e)

- Vàng (dẻo nhất), Bạc (dẫn điện tốt nhất), Thủy ngân (thể lỏng, tonc  thấp nhất hoặc Cs ở thể rắn), W (tonc cao nhất), Cr (cứng nhất), mềm nhất (Cs), nặng nhất (Os) nhẹ nhất (Li)

IV. TRẮC NGHIỆM ÁP DỤNG

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

          A. 3.                              B. 2.                              C. 4.                              D. 1.

Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là

          A. 3.                              B. 2.                              C. 4.                              D. 1.

Câu 3: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

          A. R2O3.                        B. RO2.                         C. R2O.                         D. RO.

Câu 4: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là

          A. R2O3.                        B. RO2.                         C. R2O.                         D. RO.

Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

          A. 1s22s2 2p6 3s2.          B. 1s22s2 2p6.                 C. 1s22s22p63s1.            D. 1s22s22p6 3s23p1.

Câu 6: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

          A. Sr, K.                       B. Na, Ba.                     C. Be, Al.                     D. Ca, Ba.

Câu 7: Hai kim loại đều thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn là

          A. Sr, K.                       B. Na, K.                      C. Be, Al.                     D. Ca, Ba.

Câu 8: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là

          A. [Ar ] 3d6 4s2.                B. [Ar ] 4s13d7.             C. [Ar ] 3d7 4s1.                D. [Ar ] 4s23d6.

Câu 9: Nguyên tử Cu có Z = 29, cấu hình e của Cu là

          A. [Ar ] 3d9 4s2.                B. [Ar ] 4s23d9.             C. [Ar ] 3d10 4s1.              D. [Ar ] 4s13d10.

Câu 10: Nguyên tử Cr có Z = 24, cấu hình e của Cr là

          A. [Ar ]  3d4 4s2.               B. [Ar ] 4s23d4.             C. [Ar ] 3d5 4s1.                D. [Ar ] 4s13d5.

Câu 11: Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình e của Al là

          A. 1s22s22p63s23p1.         B. 1s22s22p63s3.             C. 1s22s22p63s23p3.         D. 1s22s22p63s23p2.

Câu 12: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6

          A. Rb+.                          B. Na+.                          C. Li+.                           D. K+.

Câu 13: Nguyên tử Al có Z = 13, Vị trí của Al trong BTH là:

       A. chu kì 2; nhóm IIIA.   B. chu kì 3; nhóm IIIA.          C. chu kì 3; nhóm IA. D. chu kì 3; nhóm IIA.

Câu 14: Nguyên tử Cr có Z = 24, Vị trí của Al trong BTH là:

       A. chu kì 4; nhóm IA.      B. chu kì 4; nhóm IB. C. chu kì 4; nhóm VIA.          D. chu kì 4; nhóm VIB.

Câu 15: Nguyên tử Cu có Z = 29, Vị trí của Al trong BTH là:

       A. chu kì 4; nhóm IA.      B. chu kì 4; nhóm IIB.            C. chu kì 4; nhóm IB. D. chu kì 4; nhóm IIA.

Câu 16: Nguyên tử Fe có Z = 26, Vị trí của Al trong BTH là:

       A. chu kì 4; nhóm IIA.    B. chu kì 4; nhóm IIB.            C. chu kì 4; nhóm VIIIA.D. chu kì 4; nhóm VIIIB.

Câu 17: Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình electron của ion tạo ra từ Al  

     A. 1s22s2 2p6 3s2.               B. 1s22s2 2p6.                 C. 1s22s22p63s1.            D. 1s22s22p6 3s23p1.

Câu 18: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe2+

          A. [Ar ] 3d4 4s2.                B. [Ar ] 4s23d4.             C. [Ar ] 3d5 4s1.                D. [Ar ] 3d6.

Câu 19: Nguyên tử Cu có Z = 29, cấu hình e của Cu2+

          A. [Ar ] 3d10.                      B. [Ar ] 4s23d8.             C. [Ar ] 3d9.                       D. [Ar ] 3d84s2.

Câu 20: Nguyên tử Cr có Z = 24, cấu hình e của Cr2+

          A. [Ar ]3d24s2.                  B. [Ar ] 4s23d2.             C. [Ar ] 3d4.                       D. [Ar ] 4s13d3.

Câu 21: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe3+

          A. [Ar ] 3d3 4s2.                B. [Ar ] 4s23d3.             C. [Ar ] 3d6 4s2.                D. [Ar ] 3d5.

Câu 22:a-  Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau :

1) 1s22s22p63s2                       

2) 1s22s22p1                                      

3) 1s22s22p63s23p63d64s2        

4) 1s22s22p5                            

5) 1s22s22p63s23p64s1                         

6) 1s2

Câu 22:b- Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại ?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 23: Cấu hình của nguyên tử hay ion nào dưới đây được biểu diễn không đúng ?

A. Cr (Z = 24) [Ar] 3d54s1.

B. Mn2+ (Z = 25) [Ar] 3d34s2.

C. Fe3+ (Z = 26) [Ar] 3d5.  

D. Cu (Z = 29) [Ar] 3d104s1.

Câu 24: Có 4 ion là Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất là :

A. Fe3+.                              B. Fe2+.                                    C. Al3+.                                   D. Ca2+.

Câu 25: Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có

A. nhiều electron độc thân.                                         B. các ion dương chuyển động tự do.

C. các electron chuyển động tự do.                            D. nhiều ion dương kim loại.

Câu 261: Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi

A. khối lượng riêng khác nhau.                                  B. kiểu mạng tinh thể khác nhau.

C. mật độ electron tự do khác nhau.                          D. mật độ ion dương khác nhau.

Câu 27: ở điều kiện thường kim loại ở thể lỏng là :

A. Na.                                   B. K.                           C. Hg.                         D. Ag.

Câu 28: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Vàng.                                 B. Bạc.                       C. Đồng.                     D. Nhôm.

Câu 29: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Bạc.                                    B. Vàng.                      C. Nhôm.                    D. Đồng.

Câu 30: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Vonfam.                             B. Crom.                     C. Sắt.                         D. Đồng.

Câu 31: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Liti.                                    B. Xesi.                        C. Natri.                      D. Kali.

Câu 32: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ?

A. Vonfam.                             B. Sắt.                         C. Đồng.                     D. Kẽm.

Câu33: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại ?

A. Liti.                                    B. Natri.                      C. Kali.                          D. Rubiđi.

Câu 34: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra ?

A. Ánh kim.                           B. Tính dẻo.                C. Tính cứng.              D. Tính dẫn điện và nhiệt.

Câu 35: Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng ?

A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe.                  B. Tỉ khối Li < Fe < Os.

C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W.                       D. Tính cứng Cs < Fe < Al < Cu < Cr.

Câu 36: Dãy các kim loại đề có cấu trúc mạng tinh thể lục phương là:

A. Be; Mg; Zn.                       B. Al; Cu; Ag.              D. Li;Na; K.                  D. Al; Fe; Cu.

Câu 36: Dãy các kim loại đề có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện là:

          A. Be; Mg; Zn.             B. Al; Cu; Ag.              D. Li;Na; K.                  D. Al; Fe; Cu.

Câu 37: Dãy các kim loại đề có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

          A. Be; Mg; Zn.             B. Al; Cu; Ag.              D. Li;Na; K.                  D. Al; Fe; Cu.

Câu 38: Kim loại nào sau đây được dùng làm tế bào quang điện?

          A. Na.                           B. K.                             C. Cs.                            D. W

Câu 39: Kim loại nào sau đây được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng?

          A. Na, K.                      B. K, Ca.                       C. K, Cs.                       D. Ca, Ba.

IV. TÍNH CHÂT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử:      M ® Mn+  + ne

              

* Chú ý:

- 3Fe + 2O2  Fe3O4

- Al, Fe, Cr thụ động trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

- Sản phẩm khử của H2SO4 là: SO2, H2S, S.

- Sản phẩm khử của HNO3 là:

+ Khí NO2, NO, N2O, N2

+ Dung dịch NH4NO3.

VI. Hợp kim

1. Định nghĩa: Hợp kim là những vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

2. Tính chất của hợp kim

a. Tính chất hóa học : Tương tự như các chất trong hỗn hợp ban đầu.

b. Tính chất vật lí : So với các chất trong hỗn hợp ban đầu thì hợp kim có :

- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn.

-  Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.

- Cứng hơn, giòn hơn.

Câu 1: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là :

A. tính khử.                                                                 B. tính oxi hoá.             

C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.                     D. không có tính khử, không có tính oxi hoá.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với tính chất hoá học chung của kim loại ?

A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm.     

B. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị oxi hoá thành ion dương.

C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hoá thành ion dương.      

D. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị khử thành ion âm.

Câu 3: Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là :

A. Fe, Zn, Li, Sn.                    B. Cu, Pb, Rb, Ag.      C. K, Na, Ca, Ba.       D. Al, Hg, Cs, Sr.

Câu 4: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là :      

A. vôi sống.                           B. cát.                          C. muối ăn.                 D. lưu huỳnh.

Câu 5: Kim loại nào có thể phản ứng với N2 ngay ở điều kiện nhiệt độ thường ?

A. Ca.                                    B. Li.                           C. Al.                          D. Na.

Câu 6: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là

A. Mg, Fe, Al.                        B. Fe, Mg, Al.               C. Fe, Al, Mg.              D. Al, Mg, Fe.

Câu 7: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là

A. Na, Ba, K.                         B. Be, Na, Ca.              C. Na, Fe, K.                D. Na, Cr, K.

Câu 8: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. 4.                                       B. 1.                              C. 3.                              D. 2.

Câu 9: Nhóm gồm tất cả các kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4

A. Mg, Al, Ag                          B. Ba, Zn, Hg                C. Na, Hg, Ni                 D. Fe, Mg, Na

Câu 10: Cho dãy các kim loại: Na, Mg, Fe, Cu, Ag, Al. Số kim loại trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 4                                        B. 3                               C. 5                                 D. 6

Câu 11: Chọn phát biểu không đúng

A. Al, Fe, Cu, Cr đều dẫn nhiệt, dẫn điện và có ánh kim                  

B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg

C. Các nguyên tố nhóm IIA đều là nguyên tố kim loại                

D. Các nguyên tố nhóm IIIA đều là nguyên tố kim loại

Câu 12: M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, M thuộc

A. ô 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA                                    B. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA

C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB                                       D. ô 19, chu kỳ 4, nhóm IA

Câu 13: Cho hỗn hợp bột mịn các kim loại sau: Al, Fe, Cu, Zn, Au, Pt vào dung dịch HCl đặc dư,  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. X chứa tối đa bao nhiêu kim loại?

A. 2                                    B. 1                                C. 3                               D. 4

Câu 14: Nhóm kim loại nào sau đây tan hết trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng, nóng?

A. Fe, Cu, Ag, Al, Au       B. Cu, Ag, Au, Al, Fe   C. Zn, Al, Fe, Cu, Ag     D. Na, Ca, Pt, Pb, Cu

Câu 15: Trong dung dịch, phản ứng giữa cặp nào sau đây có thể xảy ra?

A. Zn2+ và Cu                    B. Zn và Cu2+                C. Zn và Cu                  D. Zn2+ và Cu2+

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Lý thuyết và bài tập vận dụng về kim loại, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em có thể truy cập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học sinh học tập thật tốt, đạt kết quả cao!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF