OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập về Sự chuyển hóa và bảo toàn Cơ năng môn Vật lý 8

24/08/2019 742.49 KB 609 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190824/286748612578_20190824_132604.pdf?r=8083
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập về Sự chuyển hóa và bảo toàn Cơ năng môn Vật lý 8. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đồng thời hướng dẫn một số bài toán phổ biến trong bảo toàn cơ năng. HỌC247 xin giới thiệu cho các em học sinh đang ôn thi cùng tham khảo. Chúc các em học tốt !

 

 
 

Lý Thuyết và Bài Tập Ôn Tập về Sự Chuyển Hóa và Bảo Toàn Cơ Năng môn Vật Lý 8

 

I. LÝ THUYẾT

1. Sự chuyển hóa của các dạng cơ năng

Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

Ví dụ:

- Khi người nhảy dù từ máy bay rơi xuống mặt đất, có sự chuyển hóa cơ năng từ thế năng sang động năng.

- Trong các công viên giải trí, trò chơi tàu lượn siêu tốc luôn gây cảm giác mạnh. Trong quá trình tàu chuyển động, có sự chuyển hóa từ động năng sang thế năng và ngược lại.

- Nước trên cao có thế năng rất lớn, khi nước đổ xuống thế năng này có thể chuyển hóa thành động năng làm quay tuabin của máy phát điện.

- Gió có nguồn động năng rất lớn, con người đã sử dụng động năng của gió để chạy các cối xay, gọi là cối xay gió.

2. Sự bảo toàn cơ năng

Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia. Cơ năng luôn được bảo toàn.

Ví dụ: Một vật được cung cấp thế năng hấp dẫn ban đầu bằng 2000J bằng cách đưa vật lên dộ cao h, sau đó thả vật rơi xuống. Nếu tại một thời điểm nào đó thế năng của vật giảm đi và chỉ còn 800J thì động năng của vật lúc đó đã tăng lên đến 1200J sao cho tổng động năng và thế năng tại mọi thời điểm luôn bằng cơ năng ban đầu.

II. BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

Bài 1: Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Ở tại vị trí nào viên bi có thế năng lớn nhất.

A. Tại A        B. Tại B

C. Tại C        D. Tại một vị trí khác

Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

⇒ Đáp án A

Bài 2: Quan sát dao động một con lắc như hình vẽ. Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất?

A. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.

B. Tại B là lớn nhất, tại C là nhỏ nhất.

C. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.

D. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.

Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

⇒ Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất

⇒ Đáp án D

Bài 3: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn.

D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.

Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.

⇒ Đáp án D

Bài 4: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng giảm còn thế năng tăng.

Trong quá trình rơi thế năng chuyển hóa thành động năng

⇒ Đáp án B

Bài 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.

A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.

Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

⇒ Đáp án C

Bài 6: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

A. Động năng tăng, thế năng giảm.

B. Động năng và thế năng đều tăng.

C. Động năng và thế năng đều giảm.

D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên động năng giảm, thế năng tăng

⇒ Đáp án D

Bài 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

A. Mũi tên được bắn đi từ cung.

B. Nước trên đập cao chảy xuống.

C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.

D. Cả ba trường hợp trên.

Mũi tên được bắn đi từ cung, nước trên đập cao chảy xuống, hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới có sự chuyển hóa thế năng thành động năng

⇒ Đáp án D

Bài 8: Người ta dùng vật B kéo vật A (có khối lượng mA = 10 kg) chuyển động đều đi trên mặt phẳng nghiêng như hình bên. Biết CD = 4 m, DE = 1m. Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu?

A. 4 kg        B. 2,5 kg        C. 1,5 kg        D. 5 kg

Hướng dẫn

...

Đáp án B

---Để xem tiếp nội dung Lý thuyết và bài tập về Sự chuyển hóa và bảo toàn Cơ năng môn Vật lý 8 các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập về Sự chuyển hóa và bảo toàn Cơ năng môn Vật lý 8. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF