OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Chương 3 môn Hóa học 12 năm 2019-2020

28/11/2019 808.77 KB 553 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191128/584056506585_20191128_171901.pdf?r=4466
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Lý thuyết và bài tập ôn tập Chương 3 môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Tài liệu được biên soạn gồm phần lý thuyết, bìa tập minh họa và các dạng bài tập thường gặp sẽ giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 3 MÔN HÓA HỌC 12

 

PEPTIT VÀ PROTEIN

A. PEPTIT

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 

1.  Khái niệm: Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa hai đơn vị a - amino axit được gọi là liên kết peptit.

Ví dụ : đipeptit glyxylalanin  H2N – CH2 – CO – NH –CH(CH3) – COOH

                                                                         Liên kết peptit

- Khi thủy phân đến cùng các peptit thì thu được hỗn hợp có từ 2 đến 50 phân tử  a - amino axit.                                                                   

⇒ Vậy peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc a - amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

2. Phân loại: Các peptit được chia làm 2 loại:

a. Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc a - amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit,... đecapeptit.

b. Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc a - amino axit. Popipeptit là cơ sở tạo nên protein.

II. CẤU TẠO, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP 

1. Cấu tạo : Phân tử peptit hợp thành từ các gốc a - amino axit  nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định : amino axit đầu N còn nhóm –NH2, amino axit đầu C còn nhóm –COOH.

H2N – CH(R1) – CO – NH – CH(R2) – CO – NH – CH(R3) – CO – ....  –NH – CH(Rn) – COOH

   đầu N                            - Liên kết peptit  -                                                     đầu C

- Nếu peptit có chứa n gốc α-aminoaxit thì sẽ có (n-1) liên kết peptit.

2. Đồng phân, danh pháp: Mỗi phân tử peptit gồm một số xác định các gốc a - amino axit liên kết với nhau theo một trật tự nghiêm ngặt. Việc thay đổi trật tự đó sẽ dẫn tới các peptit đồng phân.

Ví dụ: H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – COOH   ;   H2N – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – COOH

- Nếu phân tử peptit chứa n gốc a - amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n !

Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các a - amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên)

Ví dụ :  H2N – CH2 – CO – NH – CH( CH3)–CO – NH – CH(CH(CH32) – COOH

                                                                Glyxylalanylvalin(Gly-Ala-Val)

III. TÍNH CHẤT 

1. Tính chất vật lí: Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.                      

2. Tính chất hóa học : Do peptit có chứa các liên kết peptit nên nó có hai phản ứng điển hình là phản ứng thủy phân và phản ứng màu biure.

a. Phản ứng màu biure: Cho vài ml dung dịch peptit vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 (tạo ra khi cho dung dịch CuSO4 tác dụng với dung dịch NaOH), thấy Cu(OH)2 tan ra và thu được phức chất có màu tím đặc trưng. Phản ứng này được gọi là phản ứng màu biure vì nó tương tự như phản ứng của hợp chất biure

H2NCONHCONH2 với Cu(OH)­2. Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng này.

b. Phản ứng thủy phân: Khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm, sẽ thu được dung dịch không còn phản ứng màu biure là do peptit đã bị thủy phân thành hỗn hợp các a- amino axit .

Ví dụ :

H2N – CH(R1) – CO – NH – CH(R2) – CO – NH – CH(R3) – COOH   +  2H2O  → R1- H2N – CH2 – COOH    +   H2N – CH(R2) – COOH  +   H2N – CH(R3) – COOH                                               

- Thủy phân hoàn hoàn peptit sẽ thu được các aminoaxxit hoặc muối của aminoaxxit.

- Thủy phân không hoàn toàn peptit sẽ thu được aminoaxit và các chuỗi peptit ngắn hơn.               

B. PROTEIN

Protein là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sinh vật, nó là cơ sở của sự sống. Không những thế, protein còn là một loại thức ăn chính của con người và nhiều loại động vật dưới dạng thịt, cá, trứng,...

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI            

- Protein là những polipeptit. cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.         

- Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức măng của mọi cơ thể sống.

- Protein được phân thành 2 loại :

+ Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc a - amino axit.                                                              

+ Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”, như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat,...

II. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ PROTEIN

- Phân tử  protein được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polipeptit kết hợp với nhau hoặc với các thành phần phi protein khác.

- Các phân tử protein khác nhau về bản chất các mắt xích a - amino axit, số lượng và trật tự sắp xếp của chúng, nên trong các sinh vật từ khoảng trên 20 a - amino axit thiên nhiên đã tạo ra một lượng rất lớn các protein khác nhau.

- Đặc tính sinh lí của protein phụ thuộc vào cấu trúc của chúng. Có bốn bậc cấu trúc của phân tử protein : cấu trúc bậc I, bậc II, bậc III và bậc IV.

- Cấu trúc bậc I là trình tự sắp xếp các đơn vị a - amino axit trong mạch protein. Cấu trúc này được giữ vững chủ yếu nhờ liên kết peptit.

III. TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN

1.  Tính chất vật lí

- Dạng tồn tại: Protein tồn tại ở hai dạng chính : Dạng hình sợi và dạng hình cầu. Dạng protein hình sợi như keratin của tóc, móng, sừng ; miozin của cơ bắp, fibroin của tơ tằm, mạng nhện. Dạng protein hình cầu như anbumin của lòng trứng trắng, hemoglobin của máu.

- Tính tan: Tính tan của các loại protein rất khác nhau. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo như anbumin (lòng trứng trắng), hemoglobin (máu).

- Sự đông tụ : Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch. Ta gọi đó là sự đông tụ protein. 

2. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thủy phân

- Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành cá chuỗi polipetit và cuối cùng thành hỗn hợp các

a - amino axit.

Ví dụ:  H2N – CH(R1)  – CO – NH –  CH(R2) – CO – NH –  CH(R3) – CO – .... –NH – CH(Rn) – COOH     +   (n – 1) H2O  → H2N – CH(R1 )  – COOH  +   H2N – CH(R2) – COOH  +  H2N – CH(R3) – COOH    +  ....  +  H2N – CH(Rn) – COOH                                               

b. Phản ứng màu Protein có một số phản ứng màu đặc trưng :

+ Phản ứng với  HNO3 đặc  Nhỏ vài giọt dung dịch axit nitric đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trứng trắng (anbubin) Có kết tủa màu vàng.

Giải thích : Nhóm HOC6H4– của một số gốc amino axit trong protein đã phản ứng với HNO3 cho hợp chất mới mang nhóm –NO2 có màu vàng, đồng thời protein bị đông tụ bởi HNO thành kết tủa.

+ Phản ứng với  Cu(OH)2 (phản ứng biure) Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trứng trắng, 1 ml dung dịch NaOH 30% và một giọt dung dịch CuSO4 2% sau đó lắc nhẹ. Xuất hiện màu tím đặc trưng.

Giải thích : Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với hai nhóm peptit (–CO–NH–) cho sản phẩm có màu tím.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Chọn câu sai :

A. Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc a-amino axit.

B. Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa 2 đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Polipeptit gồm các peptit có từ 10 đến 50 gốc a-amino axit.

D. Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc a-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

2. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.

B. Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit.

C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng gốc a-amino axit. 

D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc a-amino axit, số liên kết peptit bằng n-1.

3. Tripeptit là hợp chất

A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit.

4. Nhóm –CO–NH– giữa hai đơn vị α-amino axit  gọi là :

A. Nhóm cacbonyl.                

B. Nhóm amino axit.  

C. Nhóm peptit.                     

D. Nhóm amit.

5. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?

A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.              

B. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

C. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.                  

D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH.

6. Peptit : H2NCH2CONHCH(CH3 )CONHCH2COOH có tên là :

A. Gly-ala-gly.                       

B. Gly-ala-gly.                       

C. Ala-gly-ala.                       

D. Ala-gly-ala.

Peptit có CTCT như sau:

7. Tên gọi đúng của peptit trên là :

A. Ala-Ala-Val.          B. Ala-Gly-Val.          C. Gly-Ala-Gly.          D. Gly-Val-Ala.

6. Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit ?

H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH(C6H5)–CH2–CO–HN–CH2–COOH

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

7. Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo mấy chất đipeptit ?

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

8. Từ 3 a -amino axit  X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có đủ cả X, Y, Z ?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 6.

9. Khi tiến hành trùng ngưng hỗn hợp gồm glyxin và alanin, thu được polipeptit. Giả sử một đoạn mạch có 3 mắt xích thì số kiểu sắp xếp giữa các mắt xích trong đoạn mạch đó là :

A. 6.                            B. 8.                            C. 4.                            D. 10.

10. Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau ?

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

11. Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit : glyxin, alanin và phenylalanin ?

A. 6.                            B. 9.                            C. 4.                            D. 3.

12. Đun nóng chất H2N–CH2–CONH–CH(CH3)–CONH–CH2–COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là :

A. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH.                

B. H3N+CH2COOHCl-, H3N+CH2CH2COOHCl-.

C. H3N+CH2COOHCl-, H3N+CH(CH3)COOHCl-.   

D. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH.

13. Thuỷ phân hợp chất : H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH(CH3)2)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH

sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit nào sau đây ?

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 2.

14. Thuỷ phân hợp chất : H2NCH(CH3)–CONH–CH(CH(CH3)2)–CONH–CH(C2H5)–CONH–CH2–CONH–CH(C4H9)COOH.

sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit nào sau đây ?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

---(Nội dung phần tiếp theo vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Vấn đề 3: Xác định loại peptit nếu đề cho số mol hoặc khối lượng sản phẩm cháy:

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 40 gam kết tủa. (X) thuộc loại ?

A. đipetit.                           B. tripetit.                      C. tetrapetit.                   D. pentapetit.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 45 gam kết tủa. (X) thuộc loại ?

A. đipetit.                           B. tripetit.                      C. tetrapetit.                   D. pentapetit.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một peptit (X) do n gốc alanyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng Ba(OH)2 dư thì thu được 70,92 gam kết tủa. (X) thuộc loại ?

A. đipetit.                           B. tripetit.                      C. tetrapetit.                   D. pentapetit.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 36,6 gam. (X) thuộc loại ?

A. đipetit.                           B. tripetit.                      C. tetrapetit.                   D. pentapetit.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol một peptit (X) do n gốc glyxyl tạo nên thu được sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng là 191,2 gam. (X) thuộc loại ?

A. đipetit.                           B. tripetit.                      C. tetrapetit.                   D. pentapetit.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 18,48 gam một đipeptit của glyxin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được ?                               

A. 56 gam.                          B. 48 gam.                   C. 36 gam.                 D. 40 gam.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính khối lượng bình tăng ?                                          

A. 56 gam.                  B. 48 gam.                    C. 26,04 gam.                D. 40 gam.

Câu 8: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một  aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho  lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là.

A.  45.                           B. 60.                          C. 120.                         D  30.

Vấn đề 4: Tính khối lượng peptit.

Câu 1: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?           

A. 39,69.                      B. 26,24.                     C. 44,01.         D. 39,15.

Câu 2: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 9 gam Gly; 3,96 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?      

A. 11,88.                       B. 12,6.                                   C. 12,96.         D. 11,34.

Câu 3: Thủy phân hết m gam tripeptit : Ala-Ala-Ala( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 8,01 gam Ala; 4,8 gam Ala-Ala. Giá trị m là ?       

A. 11,55.                     B. 9,45.                                   C. 12,81.         D. 11,34.

Câu 4: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 0,24 mol Ala, 0,16 mol Ala-Ala và 0,1mol Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 27,784.                           B. 72,48.                        C. 81,54.                        D. 64,93.

Vấn đề 5: Xác định KLPT của Protein (M)

Câu 1: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,16 % lưu huỳnh, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh. 

A. 20000 đvC.                        B. 26000 đvC.             C. 13500 đvC.                        D. 15400 đvC.

Câu 2: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,4 %  sắt, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử sắt.            

A. 12000 đvC.                        B. 13000 đvC.             C. 12500 đvC.                        D. 14000 đvC.

Câu 3: Một protein có chứa 0,312% kali. Biết 1 phân tử protein này có chứa 1 nguyên tử kali. Xác định khối lượng phân tử của protein ? 

A. 14000 đvC.                        B. 12500.                    C. 13500 đvC.                        D. 15400 đvC.

Vấn đề 6: Tính số mắt xích (số gốc) amino axit trong protein.

Câu 1: Khi thủy phân 40 gam protein (X) thì thu được 10,5 gam glyxin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 50000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ?

A. 191.                                B. 200.                           C. 175.                           D. 180.

Câu 2: Khi thủy phân 20 gam protein (X) thì thu được 10,68 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 40000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ?

A. 191.                                B. 240.                           C. 250.                           D. 180.

Câu 3: Protein (X) có 0,5 %  kẽm, biết rằng cứ 1 phân tử (X) chỉ chứa 1 nguyên tử kẽm. Khi thủy phân 26 gam protein (X) thì thu được 15 gam glyxin vậy thì số mắc xích glyxin trong 1 phân tử (X) là bao nhiêu ?

A. 200.                                B. 240.                           C. 250.                           D. 180.

Vấn đề 7: THỦY PHÂN PEPTIT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT.

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 27,52 gam hỗn hợp đipeptit thì thu được 31,12 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là ?

A. 45,72 gam.                                     B. 58,64 gam.                          C. 31,12 gam.                          D. 42,12 gam.

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 12,18 gam hỗn hợp tripeptit thì thu được 14,34 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu lấy 1/2 cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là ?

A. 12,65 gam.                                     B. 10,455 gam.                          C. 10,48 gam.                          D. 26,28 gam.

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :           

A. 7,09 gam.                                      B. 16,30 gam                            C. 8,15 gam                            D. 7,82 gam.

...

Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết và bài tập ôn tập Chương 3 môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF