OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập minh họa Hướng dẫn cách sử dụng Atlats Địa lý Việt Nam Địa lý 12

30/03/2020 1.34 MB 338 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200330/681190355893_20200330_134657.pdf?r=9569
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Lý thuyết và bài tập minh họa Hướng dẫn cách sử dụng Atlats Địa lý Việt Nam Địa lý 12 bao gồm kiến thức lý thuyết về cách sử dụng, bài tập minh họa và các câu hỏi thường gặp liên quan đến Atlat. Hy vọng tài liệu sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. 

 

 
 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLATS ĐỊA LÝ VIỆT NAM

I. CÁCH SỬ DỤNG ATLÁT

Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau:

1. Nắm chắc các ký hiệu:

HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas.

2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:

Ví dụ:

Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản.

  • Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.
  • Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.
  • Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp...

3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành:

3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt:

            Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan.

3.2. Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như:

  • Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15 Atlas.
  • Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang 17.

4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas:

Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời.

Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK.

5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi:

            Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết.

5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như:

Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:

  • Khoáng sản năng lượng
  • Các khoáng sản: kim loại
  • Các khoáng sản: phi kim loại
  • Khoáng sản: vật liệu xây dựng

 Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ ” Địa chất-khoáng sản” ở trang 6 là đủ.

Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ.

5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như:

Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như:

  • Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung...
  • Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” trang 6- thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư  và dân tộc  trang 9- sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 16 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng.

Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như: tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời  biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn HS sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc.

5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:

Ví dụ:

  • Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.
  • Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu...  

II. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

1. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 13, BĐ Nông nghiệp chung, hãy hoàn thành các câu hỏi và bảng sau đây:

a.Các cây chè, cafe, cao su, hồ tiêu trồng ở những vùng nào? Vùng nào có diện tích nhiều nhất?

b. Bảng 1.

Tên vùng

Hiện trạng sử dụng đất

Cây trồng

Vật nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 14, BĐ Lúa, hãy hoàn thành các bảng sau đây:

Bảng 2

Tên tỉnh

Diện tích lúa

Sản lượng lúa

Năng suất lúa

Các tỉnh có DT & SL lớn

 

 

 

 

 

        Bảng 3.

Diện tích  trồng lúa so với DT trồng cây LT (%)

Tên tỉnh

Nhận xét

< 60

 

 

60 – 70

 

 

71 – 80

 

 

81 – 90

 

 

> 90

 

 

 

3. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 15, BĐ Lâm nghiệp & Thủy sản, hãy  trả lời các câu hỏi - hoàn thành bảng sau đây:

a. Tỉ lệ diện tích rừng (so với diện tích toàn tỉnh) của tỉnh nào nhiều nhất? Số lượng bao nhiêu?

      b. Nêu nhận xét chung về tỉ lệ diện tích rừng của nước ta?

c. Rừng ngập mặn & rừng đặc dụng ở nước ta phân bố ở những tỉnh nào? Kể tên các vườn quốc gia nổi tếng?

d. Kể tên các ngư trường, các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta?

e. Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL lại phát triển hơn các tỉnh khác trong cả nước?

Bảng 4.

Tỉ lệ diện tích rừng so với DT toàn tỉnh ( % )

Phân bố (tên tỉnh, thành)

Nhận xét

< 10

 

 

10 – 25

 

26 – 50

 

> 50

 

       Bảng 5.

SL thủy sản đánh bắt & nuôi trồng

Phân bố (tên tỉnh, thành)

Nhận xét

 

 

 

 

 

4.Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 16, BĐ CN chung, hãy  trả lời các câu hỏi & hoàn thành bảng sau đây:

a. Nêu các TTCN tiêu biểu trong các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? Vai trò? Ý nghĩa?

b. Phân tích mối quan hệ giữa các TTCN của nước ta? Mối quan hệ giữa các TTCN với điểm công nghiệp? Cho VD cụ thể?

      Bảng 6.

Các TT, điểm công nghiệp

(nghìn tỷ đồng)

Phân bố

(tên tỉnh, thành)

TTCN nằm trong vùng KT trọng điểm

> 50

 

 

10 – 50

 

 

3 – 9,9

 

 

1 – 2,9

 

 

< 1

 

 

5. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 17, BĐ Công nghiệp Năng lượng, hãy  trả lời các câu hỏi sau đây:

a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện trên 1000MW, dưới 1000MW?

b. Thủy điện: Tên nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng, tên sông, công suất

 c. Qua các biểu đồ: SL dầu thô, than sạch, điện, nhận xét về sự phát triển ngành năng lượng VN.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 6- 10 của tài liệu Hướng dẫn cách sử dụng Atlats Địa lý Việt Nam Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

III. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI TRÊN CƠ SỞ DÙNG ATLATS

A. Câu hỏi:

Câu 1. 

a.Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp của vùng Đông nam bộ.

b.Hãy trình bày và phân tích trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 2. Trình bày về những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Hãy cho biết từng vùng ở nước ta trồng chủ yếu các cây công nghiệp lâu năm như: cafe, chè, cao su, dừa, hồ tiêu.

Câu 3. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp toả theo những hướng chính nào ? Hãy cho biết từng hướng có những trung tâm công nghiệp nào và hướng chuyên môn hoá của từng cụm.

Câu 4. Dựa vào trang 14, Atlas Địa lý Việt Nam, hãy nhận xét sự phân bố ngành chăn nuôi ở các vùng. Nêu một số xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.

Câu 5. Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ ? Ngành trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ? Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào và loại đất nào ?

B. Gợi ý trả lời:

Câu 1.

a.Thế mạnh và hạn chế:

a.1. Dùng bản đồ nông nghiệp trang 13 để:

  • Xác định vị trí, giới hạn của vùng, đánh giá vị trí vùng.
  • Đối chiếu bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ cần sử dụng khác, để xác định tương đối ranh giới của vùng.

a.2. Sử dụng bản đồ Đông Nam Bộ trang 24 để xác định tiềm năng của vùng:

  • Tự nhiên:
    • Các mỏ dầu....
    • Rừng ở phía Tây Bắc của vùng.
  • Kinh tế -Xã hội:
    • Nhiều TTCN lớn, đặc biệt thành phồ Hồ Chí Minh, nên có nhiều lao động lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao.
    • Vùng còn là vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả lớn tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp chế biến.
    • Cơ sở hạ tầng thuận lợi. Hệ thống cơ sở vật chất tốt.
    • Đầu mối giao thông trong và ngoài nước.
    • Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.
  • Có thể kết hợp nhiều bản đồ có liên quan.

b.Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh:

Dựa vào bản đồ trang 24 hoặc trang 16, để nêu:

  • Vị trí đầu mối GTVT trong và ngoài nước.
  • Là TTCN lớn nhất nước (trang 16)
  • Trung tâm có nhiều ngành CN quan trọng: luyện kim, cơ khí, hoá chất, dệt may, thực phẩm...

Câu 2.

a. Thuận lợi:

a.1. Tự nhiên: Cần sử dụng các bản đồ sau: 

  • Bản đồ khí hậu, trang 7, để nêu đặc điểm khí hậu từng vùng.
  • Bản đồ Đất-thực vật-động vật, trang 8, để nêu đặc điểm đất từng vùng.

a.2. KT-XH:

Tương tự sử dụng các bản đồ ở các trang 11, 16...

b. Các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm:

Sử dụng bản đồ NN trang 14 sẽ thấy được cây công nghiệp lâu năm yếu của từng vùng như sau:

  • Trung du-miền núi Bắc Bộ: chè.
  • Tây Nguyên: cafe, cao su, chè, hồ tiêu.
  • Đông Nam Bộ: cao su.

Sử dụng bản đồ các vùng kinh tế trang 21, 23, 24, để thấy được các cây công nghiệp lâu năm khác...

Câu 3.

Có thể sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 16, nhưng tốt hơn là dùng bản đồ trang 21, để thấy từ Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa ra các hướng chuyên môn hoá sau:

  • Phía Đông: Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả với các ngành chuyên môn hoá: cơ khí, khai thác than.
  • Phía Đông Bắc: Bắc Giang, chuyên môn hoá: phân hoá học.
  • Phía Bắc: Thái Nguyên, chuyên môn hoá: luyện kim, cơ khí.
  • Phía Tây Bắc: Việt Trì, Lâm Thao, Phú Thọ, chuyên môn hoá: hoá chất, chế biến gỗ.
  • Phía Tây: Hoà Bình, chuyên môn hoá: thuỷ điện.
  • Phía Nam: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá: dệt, vật liệu xây dựng.

Câu 4. Có thể sử dụng bản đồ NN trang 14, hoặc trang 13 để thấy phân bố:

  • Gia súc
  • Gia cầm

Câu 5.

  • Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ có thể sử dụng bản đồ trang 24.
  • Ngành trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ?
  • Dùng bản đồ NN chung trang 13 hoặc trang 24.
  • Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào và loại đất nào ?
  • Sử dụng bản đồ địa hình trang10 và bản đồ đất trang 8 để nêu.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 6- 10 của tài liệu Hướng dẫn cách sử dụng Atlats Địa lý Việt Nam Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Lý thuyết và bài tập minh họa Hướng dẫn cách sử dụng Atlats Địa lý Việt Nam Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF