OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Lý thuyết và bài tập chuyên đề Lực. Hai lực cân bằng môn Vật lý 6 có đáp án

15/05/2020 284.12 KB 682 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200515/66145371794_20200515_103940.pdf?r=3371
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu bổ ích trong việc học tập môn Vật lý. HỌC247 xin giới thiệu tới các em tài liệu Lý thuyết và bài tập chuyên đề Lực. Hai lực cân bằng môn Vật lý 6 có đáp án, gồm các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng có đáp án hướng dẫn cụ thể. Hy vọng rằng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

LỰC. HAI LỰC CÂN BẰNG

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Lực là gì?

- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

- Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn (hay còn gọi là cường độ) của lực.

2. Hai lực cân bằng

- Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn (cùng cường độ) nhưng ngược chiều.

- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Ví dụ: Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Nhận biết lực,

- Nếu một vật bị thay đổi về hình dạng hoặc thay đổi về chuyển động thì vật đó đã chịu tác dụng của lực.

- Khi vật chịu tác dụng của một hay nhiều lực, ta cần phải biết lực nào là lực hút, lực đẩy, lực nâng, lực kéo hay lực ép…

2. Xác định phương và chiều của lực

Căn cứ vào sự nhận biết lực, vào những kết quả tác dụng của lực để ta xác định phương và chiều của lực tác dụng.

- Khi chịu tác dụng của một lực, nếu vật bị nén hay giãn theo phương và chiều nào thì thường lực đó cũng có phương và chiều đó.

- Khi chịu tác dụng của lực và vật bị biến đổi chuyển động (chuyển động nhanh dần, chậm dần hay đổi hướng…) thì tùy theo từng trường hợp cụ thể để ta xác định đúng phương và chiều của lực.

3. Cách xác định hai lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực phải có đủ 4 yếu tố:

- Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.

- Phương của hai lực phải cùng nằm trên một đường thẳng.

- Chiều của hai lực phải ngược nhau.

- Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.

Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì chúng không phải là hai lực cân bằng.

Lưu ý:

      + Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực (hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng).

      + Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.

III. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Bài 1: Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?

A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

C. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

Hướng dẫn giải:

Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật gọi là hai lực cân bằng

⇒ Đáp án D

Bài 2: Gió tác dụng vào buồm một lực có

A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.

B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền.

C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.

D. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.

Hướng dẫn giải:

Gió tác dụng vào buồm một lực có phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.

⇒ Đáp án A

Bài 3: Sợi dây kéo co của hai bạn giữ nguyên vị trí vì

A. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 1.

B. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của bạn 1 tác dụng vào sợi dây.

C. lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay bạn 1.

D. lực kéo của bạn 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay bạn 2.

Hướng dẫn giải:

Sợi dây kéo co của hai bạn giữ nguyên vị trí vì lực kéo của bạn 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của bạn 1 tác dụng vào sợi dây ⇒ Đáp án B

Bài 4: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực?

A. Cân Rô – béc – van      B. Lực kế                          

C. Nhiệt kế                        D. Thước

Hướng dẫn giải:

Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực ⇒ Đáp án B

Bài 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ………

A. lực nâng                        B. lực kéo                         

C. lực uốn                          D. lực đẩy

Hướng dẫn giải:

Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy

⇒ Đáp án D

Bài 6: Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì

A. không chịu tác dụng của lực nào.                          

B. chỉ chịu lực nâng của sàn.

C. chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.

D. chỉ chịu lực hút của Trái Đất.

Hướng dẫn giải:

Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.

⇒ Đáp án C

Bài 7: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.

B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.

C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.

D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Hướng dẫn giải:

- Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe: hai lực này cùng chiều ⇒ không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó: hai lực đặt vào hai vật khác nhau ⇒ không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó: hai lực đặt vào hai vật khác nhau ⇒ không phải là hai lực cân bằng.

⇒ Đáp án D

Bài 8: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Đọc một trang sách       B. Xách một xô nước       

C. Nâng một tấm gỗ          D. Đẩy một chiếc xe

Hướng dẫn giải:

Đọc một trang sách là hoạt động không cần dùng đến lực

Bài 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Hướng dẫn giải:

Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng

⇒ Đáp án D sai

Bài 10: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau?

A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.

B. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.

C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.

D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất tác dụng vào bàn

Hướng dẫn giải:

Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng ⇒ Đáp án C.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Lý thuyết và bài tập chuyên đề Lực. Hai lực cân bằng môn Vật lý 6 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF