OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập chuyên đề Đo thể tích chất lỏng môn Vật lý 6 có đáp án

14/05/2020 292.13 KB 606 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200514/279365729029_20200514_171429.pdf?r=8252
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Chuyên đề Lý thuyết và bài tập chuyên đề Đo thể tích chất lỏng môn Vật lý 6 có đáp án. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Đo thể tích chất lỏng là gì?

Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị.

2. Đơn vị đo thể tích

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)

Ngoài ra còn dùng:

   Đềximét khối (dm3)

   Xentimét khối (cm3) = 1 cc

   Milimét khối (mm3)

   Mililít (ml)

   1l = 1 dm3; 1 ml = 1 cm3 = 1 cc

   1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3 = 1000000000 mm3 = 1000000 ml = 1000000 cc

3. Đo thể tích chất lỏng

- Để đo thể tích chất lỏng ta dùng các bình có các vạch chia (gọi là bình chia độ), ca đong hay can…

- Trên mỗi bình chia độ đều có:

      + Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.

      + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia (có thể có hoặc không ĐCNN).

Lưu ý: Trên một cái can có ghi 5l thì ta hiểu can đo đựng được chất lỏng có thể tích tối đa là 5l hay còn gọi là dung tích của can là 5l

4. Cách đo thể tích

Muốn đo thể tích chất lỏng cho chính xác ta tuân theo các bước sau:

- Ước lượng thể tích cần đo.

- Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

- Đặt bình chia độ thẳng đứng.

- Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình

- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên bình hay can.

- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:

      + Xác định đơn vị đo của bình.

      + Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

      + ĐCNN = (số lớn – số bé)/n (có đơn vị như đơn vị ghi trên bình)

Ví dụ: Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 250 và cm3. Giữa số 50 và số 100 có 10 khoảng chia thì: GHĐ = 250 cm3 và ĐCNN = (100 – 50)/10 = 5 cm3

2. Ước lượng và chọn bình chia độ cho thích hợp

- Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán thể tích cần đo khoảng bao nhiêu.

- Chọn bình chia độ:

      + Chọn bình chia độ có GHĐ sao cho lớn hơn thể tích ước lượng và có ĐCNN có giá trị càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác.

      + Nếu thể tích cần đo mà nhỏ thì ta chọn bình có tiết diện đáy nhỏ.

3. Cách đặt bình và đọc kết quả

- Đặt bình chia độ thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang.

- Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng theo công thức:

         V = N + (n’.ĐCNN)

Trong đó: N là giá trị nhỏ ghi trên bình mà ở gần mực chất lỏng

                n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

III. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Bài 1: Giới hạn đo của bình chia độ là:

A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.                                  B. giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.                       D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.

Hướng dẫn giải:

Giới hạn đo của bình chia độ là giá trị lớn nhất ghi trên bình.

⇒ Đáp án A

Bài 2: Đơn vị đo thể tích thường dùng là:

A. mét (m)                                                                    B. kilôgam (kg)                

C. Mét khối (m3) và lít (l)                                            D. mét vuông (m2)

Hướng dẫn giải:

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)

⇒ Đáp án C

Bài 3: Khi đo thể tích chất lỏng cần:

A. Đặt bình chia độ nằm ngang.

B. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình.

D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao mực chất lỏng trong bình.

Hướng dẫn giải:

Khi đo thể tích chất lỏng cần đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình ⇒ Đáp án B

Bài 4: Điền vào chỗ trống: 150 ml = …….. m3 = …….

A. 0,00015 m3; 0,15          B. 0,00015 m3; 0,015       

C. 0,000015 m3; 0,15        D. 0,0015 m3; 0,015

Hướng dẫn giải:

150 ml = 0,00015 m3 = 0,15

Bài 5: Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3. Hãy chỉ ra kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây?

A. V1 = 22,3 cm3                    B. V2 = 22,50 cm3                

C. V3 = 22,5 cm3                    D. V4 = 22 cm3

Hướng dẫn giải:

Thể tích đo được phải là bội số của 0,5 cm3 và phần thập phân phải lấy một chữ số

⇒ Đáp án C

Bài 6: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200 ml. Con số đó cho biết:

A. Thể tích của hộp sữa là 200 ml.                              B. Thể tích sữa trong hộp là 200 ml

C. Khối lượng của hộp sữa                                          D. Khối lượng sữa trong hộp

Hướng dẫn giải:

Hộp sữa tươi có ghi 200 ml cho biết thể tích sữa trong hộp là 200 ml ⇒ Đáp án B

Bài 7: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, bình chia độ nào là phù hợp nhất?

A. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml.                    B. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml.

C. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml.                  D. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml.

Hướng dẫn giải:

Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít chọn bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml là phù hợp nhất.

⇒ Đáp án C

Bài 8: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?

A. Khách hàng cần mua 1,4 lít                                    B. Khách hàng cần mua 3,5 lít

C. Khách hàng cần mua 2,7 lít                                    D. Khách hàng cần mua 3,2 lít

Hướng dẫn giải:

Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng cần mua 3,5 lít

⇒ Đáp án B

Bài 9: Cho một bình sữa như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là:

A. GHĐ 150 ml, ĐCNN 30 ml                                    B. GHĐ 150 ml, ĐCNN 15 ml

C. GHĐ 150 ml, ĐCNN 20 ml                                    D. GHĐ 150 ml, ĐCNN 10 ml

Hướng dẫn giải:

GHĐ của bình là 150 ml

Giữa số 30 và 60 có 3 khoảng chia nên ĐCNN của bình là:

\(\frac{{60 - 30}}{3} = 10ml\)

⇒ Đáp án D

Bài 10: Thể tích mực chất lỏng trong bình là:

A. 38 cm3                           B. 39 cm3                                  

C. 36 cm3                           D. 35 cm3

Hướng dẫn giải:

n = 5 ; ĐCNN = (40-30)/5 = 2 cm3

N = 30 ; n’ = 4

Vậy thể tích mực chất lỏng trong bình là:

V = N + (n’.ĐCNN) = 30 + (4.2) = 38 cm3 

⇒ Đáp án A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Lý thuyết và bài tập chuyên đề Đo thể tích chất lỏng môn Vật lý 6 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF