OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập chủ đề Nhân tố tiến hóa Sinh học 12

20/12/2019 676.13 KB 3073 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191220/98786239375_20191220_113646.pdf?r=3895
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Lý thuyết ôn tập chủ đề Nhân tố tiến hóa Sinh học 12 tài liệu này bao gồm các kiến thức trọng tâm về các nhân tố tiến hóa nằm trong chương trình Sinh học 12 bên cạnh đó tài liệu còn đưa ra các bài tập nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài tập về tiến hóa. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em đạt được nhiều thành tích cao trong kỳ thi sắp tới.  

 

 
 

LÝ THUYẾT ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NHÂN TỐ TIẾN HÓA SINH HỌC 12

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

  • Tiến hóa là quá trình làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
  • Những nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới làm cho quần thể tiến hóa thì được gọi là nhân tố tiến hóa.

a. Đột biến (ĐB): Tần số thấp (10-6 đến 10-4), hầu hết đều là đột biến gen lặn và có hại.

  • Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá và chọn giống. đột biến làm thay đổi tần số với tốc độ rất chậm và vô hướng.
  • Đột biến gen (đột biến gen) tạo ra các alen mới. Từ các alen mới, qua giao phối sẽ tạo ra các kiểu gen mới.
  • Giá trị  thích  nghi của đột biến  gen  tùy thuộc  vào  môi trường sống  và tổ hợp  gen.  (môi trường sống thay đổi thì giá trị thích nghi thay đổi)

b. Di - nhập gen: Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Sự di cư làm giảm tính đa dạng của quần thể; sự nhập cư làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. Sự di cư của các cá thể, sự phát tán của giao tử đều dẫn tới di-nhập gen.

c. Chọn lọc tự nhiên (CLTN):

  • CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gen.
  • Thực chất của CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
  • CLTN làm biến đổi tần số các alen theo một hướng xác định (quy định chiều hướng tiến hoá).
  • CLTN chống alen trội có hiệu quả nhanh hơn đối với chống lại alen lặn. CLTN tác động lên sinh vật đơn bội có hiệu quả nhanh hơn lên sinh vật lưỡng bội.
  • CLTN không tác động lên từng gen riêng rẽ mà tác động lên cả kiểu gen (trong kiểu gen, nếu có 100 gen có lợi nhưng có 1 gen có hại thì tất cả các gen trong kiểu gen đó đều bị CLTN loại bỏ).

d. Các yếu tố ngẫu nhiên:

  • Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen.
  • Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm tính đa dạng của quần thể. CLTN và yếu tố ngẫu nhiên là 2 nhân tố quan
  • trọng đối với tiến hóa.
  • Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng; một alen nào đó dù là có lợi vẫn có thể bị loại bỏ ra khỏi quần thể.

e. Giao phối không ngẫu nhiên (tự thụ phấn, tự giao phối, giao phối gần, giao phối có lựa chọn):

  • Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
  • Làm tăng dần tỷ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm dần tỷ lệ kiểu gen dị hợp à làm cho đột biến lặn nhanh chóng được biểu hiện thành KH.

Một số lưu ý:

  • Những nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định là: Đột biến; Di-nhập gen; Các yếu tố ngẫu nhiên.
  • Những nhân tố có thể làm tăng đa dạng di truyền quần thể là: đột biến, nhập gen.
  • Những nhân tố có thể làm giảm đa dạng di truyền của quần thể là: Giao phối không ngẫu nhiên,

Các yếu tố ngẫu nhiên, CLTN.

  • Những nhân tố có thể tạo ra kiểu gen mới cho quần thể là: Giao phối không ngẫu nhiên, đột biến, nhập gen.
  • Trong các nhân tố tiến hoá thì chỉ có ClTN mới làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định (CLTN là nhân tố tiến hoá có hướng).
  • Các yếu tố ngẫu nhiên, CLTN, giao phối không ngẫu nhiên, di gen là những nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể.
  • Chọn lọc tự nhiên (CLTN) tác động trực tiếp lên kiểu hình qua nhiều thế hệ dẫn tới chọn lọc kiểu gen. CLTN chống lại alen trội (kiểu hình trội có hại) sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn (KH lặn có hại).
  • Trong các nhân tố tiến hoá thì chỉ có đột biến, giao phối mới tạo ra kiểu gen thích nghi. Nhập gen sẽ mang đến cho quần thể các kiểu gen mới.
  • Đột biến, nhập gen là hai nhân tố làm phát sinh các alen mới (kiểu gen mới) trong quần thể.
  • Khi đột biến mới được phát sinh, nếu xảy ra giao phối không ngẫu nhiên thì sẽ nhanh chóng làm xuất hiện tổ hợp gen đột biến ở dạng đồng hợp làm xuất hiện kiểu hình đột biến.
  • Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
  • Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách đột ngột.
  • Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen.
  • Đột biến có hại có thể sẽ không bị loại bỏ ra khỏi quần thể nếu đột biến đó biểu hiện thành tính trạng ở giai đoạn sau tuổi sinh sản (gây chết ở giai đoạn già).
  • Khi kiểu hình trội có hại thì CLTN sẽ làm tăng tần số alen lặn, giảm tần số alen trội. Tuy nhiên, tỉ lệ KG sẽ thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của tần số.

II. CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Xét các trường hợp tác

động của các nhân tố tiến hoá sau đây:

(1) Sự giao phối không ngẫu nhiên.

(2) Đột biến làm cho A thành a.

(3) CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.

(4) CLTN chống lại kiểu gen dị hợp.

(5) Di - nhập gen.

(6) CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.

Những trường hợp nào làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi qua các thể hệ theo xu hướng giống nhau?

A. (2) và (5).                         B. (3) và (6).              C. (1), (4).                  D. (3), (4) và (6).

Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.

D. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.

Câu 3: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền

là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là:

A. 1/5.                        B. 1/9.                         C. 1/8.                         D. 1/7.

Câu 4: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.

(2) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số

alen của quần thể theo hướng xác định.

(3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của

các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu

hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

(6) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn alen đó ra khỏi quần thể.

A. 3.                B. 5.                C. 4.                D. 2.

Câu 5: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là

đúng?

(1) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

(2) Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.

(3) Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.

(4) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến

trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

A. 1.                B. 2.                C. 3.                D. 4.

Câu 6: Giả sử A nằm trên NST quy định hoa màu đỏ. Do tác nhân đột biến làm phát sinh một đột

biến lặn a quy định hoa trắng. Ở trường hợp nào sau đây, kiểu hình hoa trắng sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.

A. Các cá thể trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên.

B. Các cá thể trong quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

C. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.

D. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.

Hướng dẫn giải bài tập Nhân tố tiến hóa Sinh học 12

Câu 1: Chọn đáp án C.

Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hoá sau đây:

(1) Sự giao phối không ngẫu nhiên: làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng

hợp.

(2) Đột biến làm cho A thành a: là giảm dần tỉ lệ kiểu gen AA và Aa, tăng tỉ lệ kiểu gen aa.

(3) CLTN chống lại kiểu  gen đồng hợp lặn:  là tăng dần tỉ lệ kiểu  gen  AA  và  Aa, giảm tỉ lệ

kiểu gen aa.

(4) CLLTN chống lại kiểu gen dị hợp: làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng

hợp.

(5) Di - nhập gen: làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi không theo hướng xác định.

(6) CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn: làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ

kiểu gen đồng hợp.

à Những trường hợp làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi qua các thể hệ theo xu hướng giống nhau là

(1) và (4).

Câu 2: Chọn đáp án B.

Câu 3: Chọn đáp án C.

  • Khi aa bị đào thải hoàn toàn (bị chết ở giai đoạn phôi) thì tần số alen a ở thế hệ Fn  được tính theo công thức \({q_n} = \frac{{{q_0}}}{{1 + n.{q_0}}}\).

Trong đó:  \({q_0}\)là tần số alen a ở thế hệ xuất phát; n là số thế hệ.

  • Thế hệ xuất phát có tần số alen a = 0,2
  • Ở thế hệ F3, tần số alen \(a = \frac{{0,2}}{{1 + 3.0,2}} = \frac{1}{8}\)

Câu 4: Chọn đáp án C.

  • Có 4 phát biểu đúng là (1), (2), (8), (6).
  • (4) sai. Vì CLTN không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình.
  • (6) sai.  Vì CLTN không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn. Nguyên nhân là vì ở trạng thái dị hợp, alen lặn không biểu hiện thành kiểu hình nên không bị CLTN loại bỏ.

Câu 5: Chọn đáp án A.

  • Chỉ có (3) đúng.
  • (1), (2) sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi.
  • (4) sai vì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến có lợi (không phải các đột biến trung tính).

Câu 6: Chọn đáp án C.

Vì khi các cá thể trong quần thể tự thụ phấn sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn aa làm kiểu

hình lặn (hoa trắng) sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.

 {-- Nội dung đề và đáp án từ câu 7-12 của phần bài tập Lý thuyết ôn tập chủ đề Nhân tố tiến hóa Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Lý thuyết ôn tập chủ đề Nhân tố tiến hóa Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF