OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Lời nhắn gửi của tác giả trong Mùa xuân nho nhỏ và Nói với con

10/01/2018 860.57 KB 24298 lượt xem 58 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180110/52951317673_20180110_150242.pdf?r=298
ADMICRO/
Banner-Video

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 9 tư liệu văn mẫu: Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Qua đó, tài liệu giúp các em cảm nhận và hiểu được thông điệp mà Y Phương thông qua bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Sau đây, mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Cảm nhận về những điều tác giả muốn nhắn gửi trong 2 đoạn trích rong bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải và Nói với con - Y Phương

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
    • Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
    • Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh.
  • Giới thiệu bài thơ “Nói với con” của Y Phương
    • Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc.
    • “Nói với con” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Y Phương.

→  Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ là những lời nhắn nhủ, gửi gắm tâm tư, tình cảm riêng của mỗi nhà thơ.

b. Thân bài

  • Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”
    • Tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân.
    • Bên cạnh đó, tác giả còn muốn làm một “nốt trầm” trong bản hoà ca êm ái. Tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng là “nốt trầm xao xuyến”, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời
    • Những ước muốn tưởng như giản dị lại có một ý nghĩa lớn lao
    • Thông qua việc chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta”, nguyện ước riêng đã trở thành nguyện ước chung. Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả chúng ta.
    • Nhà thơ muốn hiến dâng “Một mùa xuân nho nhỏ” nhưng thực chất là hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước.
    • Thanh Hải đã chọn cho mình cách cống hiến riêng, không phô trương, ồn ào mà âm thầm, lặng lẽ dâng cho đời.
    •  Điệp ngữ “dù là” giống như một lời khẳng định, nhấn mạnh, một lời hứa.

→ Ước nguyện tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng vô cùng lớn lao, ý nghĩa.

  • Đoạn thơ trong bài “Nói với con”
    • Người cha muốn con yêu những đức tính cao đẹp của người đồng mình. Họ mộc mạc, chân chất nhưng giàu ý chí, niềm tin, mong xây dựng quê hương tốt đẹp hơn.
    • Lời nhắc nhở đối với con:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

→ Tình yêu thương, niềm tin tưởng của cha, người cha mong con biết sống sao cho tốt, cho xứng đáng với tình cảm của cha.

⇒ Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha đã truyền cho con vẻ đẹp sức mạnh của truyền thống quê hương, mong con sống có tình nghĩa, biết chấp nhận gian khó, vươn lên bằng ý chí của mình, vững vàng trên đường đời.

  • Nét tương đồng và khác biệt
    • Nét tương đồng
      • Cả hai đoạn thơ đều là lời nhắn nhủ của tác giả về lẽ sống cao đẹp trong cuộc đời.
    • Khác biệt
      • Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”: Thanh Hải muốn nhắn nhủ tới mọi người phương châm sống “Sống là để cống hiến”, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé nhất để thành cái lớn lao, cao cả.
      • Đoạn thơ trong bài “Nói với con” là lời nhắn nhủ của Y Phương với con về lòng tự hào với quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

c. Kết bài

  • Đánh giá chung về hai đoạn thơ
    • Hai đoạn thơ bên cạnh điểm tương đồng còn có nét riêng độc đáo, thể hiện phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ.
    • Qua đây thấy được tài năng, tấm lòng của hai tác giả.

Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nhận về những điều tác giả muốn nhắn gửi trong 2 đoạn trích sau :

”… Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

(Nói với con – Y Phương).

Gợi ý làm bài

       Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh. Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc. “Nói với con” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Y Phương. Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ là những lời nhắn nhủ, gửi gắm tâm tư, tình cảm riêng của mỗi nhà thơ.

       Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”

”… Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Rung cảm thiết tha trước mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện chân thành:

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Cả hai đoạn thơ đều là lời nhắn nhủ của tác giả về lẽ sống cao đẹp trong cuộc đời. Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải muốn nhắn nhủ tới mọi người phương châm sống “Sống là để cống hiến”, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé nhất để thành cái lớn lao, cao cả. Đoạn thơ trong bài “Nói với con” là lời nhắn nhủ của Y Phương với con về lòng tự hào với quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Tóm lại, âm điệu thơ tha thiết, ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình. Đoạn thơ thể hiện niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Đồng thời giúp ta cảm nhận được điều tốt đẹp, được tình cảm gắn bó thuỷ chung của dân tộc miền núi. Từ đó gợi trong mỗi chúng ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương xứ sở và ý chí vươn lên để tiến bộ, sống làm chủ cuộc đời, làm chủ bản thân.

       “Mùa xuân nho nhỏ” là một bức tranh mùa xuân thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa là tiếng hát nhẹ nhàng tha thiết, sâu lắng về khát vọng cống hiến cho đất nước của nhà thơ Thanh Hải. Và đó cũng chính là một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa. Bài thơ “Nói với con” thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống,thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc.

Hai đoạn thơ bên cạnh điểm tương đồng còn có nét riêng độc đáo, thể hiện phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ. Qua đây thấy được tài năng, tấm lòng của hai tác giả. 

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nêu cảm nhận về những điều tác giả muốn nhắn gửi trong 2 đoạn trích ở hai bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và "Nói với con" của Y Phương sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF