OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi tự luận phần Địa lí các vùng kinh tế Địa lý 12

31/03/2020 1.76 MB 397 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200331/74709975373_20200331_082432.pdf?r=4434
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Hướng dẫn trả lời các câu hỏi tự luận phần Địa lí các vùng kinh tế Địa lý 12 tài liệu gồm các câu hỏi tự luận khái quát kiến thức về địa lí các vùng kinh tế trong chương trình Địa lí 12 sẽ giúp các em vừa ôn tập vừa củng cố các kỹ năng làm bài. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập tốt để chuản bị cho các kỳ thi sắp tới. 

 

 
 

 PHẦN ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Câu 1: Tóm tắt những thế mạnh và hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng.

Thế mạnh:

Vị trí địa lý: Trung tâm Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Tài nguyên thiên nhiên:

  • Nổi bật nhất là đất: màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
  • Nước: phong phú, quan trọng nhất là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đường bờ biển dài 400km, phát triển ngư nghiệp, giao thông và du lịch biển

Dân cư- lao động:dồi dào, giàu kinh nghiệm, trình độ cao.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: Thuộc vào loại tốt của cả nước , đang tiếp tục được hoàn thiện.

Hạn chế:

  • Dân cư quá đông: mật độ trung bình cao gần gấp 5 lần mức chung cả nước.
  • Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
  • Một số loại tài nguyên bị suy thoái; thiếu nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất công nghiệp.

Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra theo xu hướng nào? Nêu những định hướng chính. Vì sao vùng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành?

Biểu hiện của chuyển dịch: Sau gần 20 năm đổi mới (1986-2005)

  • Tỷ trọng ngành nông – lâm –ngư nghiệp giảm nhanh từ gần 50%  xuống còn 25%
  • Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng chậm từ 21,5%  lên gần 30% (thấp hơn cả nước)
  • Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh từ gần 30% lên đến 45% .
  • Diễn biến theo chiều tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch chậm.

Những định hướng:

Trong toàn bộ

 nền kinh tế

Trong nội bộ từng ngành kinh tế

Công nghiệp

Nông nghiệp

Dịch vụ

+ Tiếp tục giảm tỷ trọng KV I.

+ Tăng nhanh tỷ trọng hai khu vực còn lại.

+ Đảm bảo: tăng trưởng nhanh đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường.

+ Phát triển các ngành trọng điểm dựa trên nguyên liệu tại chỗ và lợi thế về nguồn lao động

+ Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

+ Tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả

+ Phát triển du lịch.

+Đầu tư cho ngành tài chính, giáo dục- đào tạo.

3-Lý do phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:

  • Vì ĐBSH có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển KT-XH của cả nước.
  • Vì dân số quá đông, cơ cấu kinh tế cũ không đáp ứng được nhu cầu SX và đời sống.
  • Nhằm đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH kinh tế-xã hội của vùng.
  • Nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của vùng, cải thiện đời sống nhân dân.

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Câu 1: Tóm tắt những thế mạnh và hạn chế chủ yếu về tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long.

Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên:

  • Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước (gần 4 triệu ha, gấp 3 diện tích ĐBSH)
  • Đất đai màu mỡ, đặc biệt là 1,2 triệu ha đất phù sa ngọt ven sông.
  • Khí hậu có nhiệt, ẩm dồi dào; thời tiết ổn định, ít thiên tai.
  • Sông ngòi, kênh rạch dày đặc: giá trị về tưới nước, giao thông, nuôi trồng thủy sản.
  • Sinh vật phong phú, đa dạng (rừng ngập mặn,rừng tràm; ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, các sân chim...)
  • Khoáng sản: Than bùn (bán đảo Cà Mau), đá vôi (Kiên Giang), dầu khí ở thềm lục đị

Khó khăn, trở ngại:

  • Nổi bật nhất là đất: diện tích đất nhiễm phèn, mặn chiếm hơn ½ diện tích..
  • Nước: Thiếu nước trong mùa khô → tăng diện tích đất nhiễm phèn, mặn..
  • Khoáng sản nghèo, ít thuận lợi cho phát triển công nghiệp

Câu 2: Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên của ĐBSCL, cần sử dụng những biện pháp nào? Tại sao phải chú trọng đến việc sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên của ĐBSCL?

1-Để  sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên của ĐBSCL, cần :

a- Chú trọng xây dựng các công trình thủy lợi:

  • Đưa nước ngọt đến các vùng nhiễm phèn, mặn để thau chua, rửa mặn cho đất.
  • Đồng thời tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.

b-Bảo vệ rừng:

  • Duy trì và phát triển diện tích rừng trong các dự án khai thác đồng bằng.
  • Vùng rừng ngập mặn: kết hợp nuôi thủy sản với bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo đất.​

c-Chuyển đổi cơ cấu kinh tế:

  • Phá thế độc canh cây lúa.
  • Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản kết hợp với công nghiệp chế biến.
  • Xây dựng thế kinh tế liên hoàn: mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền để khai thác vùng biển
  • Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ mang lại (khác với Đồng bằng sông Hồng là phải chống lũ).

2-Phải chú trọng đến việc sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên của ĐBSCLvì:

  • Đây là vùng chuyên canh lương thực-thực phẩm lớn nhất nước ta và khả năng tăng thêm sản lượng còn rất lớn.

Nhằm biến các tiềm năng tự nhiên thành hiện thực, khắc phục các hạn chế của đồng bằng

Nhằm phát triển kinh tế vùng theo hướng bền vững: phát triển kinh tế nhanh + nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân + bảo vệ tài nguyên, môi trường.

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Câu 1: Tóm tắt những thế mạnh và hạn chế chủ yếu về tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ.

 

Thế mạnh

Hạn chế

Vị trí địa lý:

“cầu nối”giữa các vùng phía Bắc với các vùng phía Nam.

Nằm trên dường di chuyển của bão ở biển Đông

Thiên nhiên:

+ Có một số khoáng sản có giá trị( chỉ đứng sau TD,MN Bắc Bộ):sắt (1VN),thiếc, crômit.

+ Diện tích rừng còn khá nhiều ( chỉ đứng sau Tây Nguyên): 2,4 triệu ha.

+ Vùng gò đồi có diện tích khá lớn.

+ Ven biển có khả năng phát triển ngư nghiệp

+Tài nguyên du lịch khá đa dạng, có các di sản thế giới (thiên nhiên, văn hóa).

+Nhiều thiên tai: bão, gió phơn, hạn hán, cát bay, lũ...

+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất kém màu mỡ.

Dân cư - lao động:

+Dân số khá đông (hơn 10 triệu)

+ Mức sống thấp.

+Hậu quả nặng nề của chiến tranh

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật:

+ Có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua vùng(đường 1A, HCM, đường sắt Xuyên Việt).

+ Nghèo nàn, thiếu đồng bộ

Câu 2: Cơ cấu nông –lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ được hình thành như thế nào? Vì sao vùng BTB lại chú trong phát triển cơ cấu này?

  • Cơ cấu nông –lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ:

Được hình thành trên cơ sở khai thác tổng hợp các miền địa hình: núi ở phía Tây, gò đồi ở giữa và đồng bằng duyên hải, biển ở phía Đông.

  • Nông nghiệp:

Miền gò đồi

Miền đồng bằng duyên hải

Ven biển

+Nuôi trâu, bò (số lượng đàn bò nhiều nhất nước)

+Trồng cây công nghiệp dài ngày:cao su, hồ tiêu, cà phê.

+ Chăn nuôi lợn, gia cầm

+Trồng cây công nghiệp ngắn ngày(lạc, mía)

+ Trồng lúa nước (nhiều nhất ở đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh).

+ Trồng rừng ngập mặn.

+ Trồng cói

  • Lâm nghiệp:
  • Rừng khá giàu : độ che phủ gần 50%, nhiều lâm sản , động vật quý.
  • Rừng sản xuất :34%, khoảng 50% là rừng phòng hộ.
  • Phát triển rừng trồng; nuôi và bảo vệ tốt vốn rừng sẽ có tác dụng lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai của vùng.
  • Ngư nghiệp:
  • Tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển ngư nghiệp.
  • Chủ yếu là đánh bắt gần bờ. Nuôi trồng đang phát triển khá mạnh.
  • Tổng sản lượng (đánh bắt + nuôi trồng) gần 250 ngàn tấn (2005)
  • Lý do vùng BTB chú trong phát triển cơ cấu nông –lâm - ngư nghiệp:
  • Góp phần phát triển bền vững, tạo ra cơ cấu ngành cho vùng.
  • Khai thác tối đa các tiềm năng tự nhiên theo hướng liên hoàn.
  • Góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của vùng.
  • Nâng cao mức sống cho nhân dân ở các miền địa hình khác nhau.

Câu 3: Tại sao phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

  • Phát triển các tuyến Bắc – Nam (đường 1A, HCM, đường sắt Xuyên Việt) sẽ tăng vai trò “cầu nối” của vùng với cả nước.
  • Phát triển các tuyến Đông – Tây (đường số 7,8,9) : phát triển kinh tế-xã hội các địa phương phía Tây, khai thác tốt hơn tiềm năng và tạo ra sự phân công lao đông theo lãnh thổ.
  • Phát triển các cảng biển, sân bay tạo thế mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư cho vùng.

Câu 4: Nêu tình hình và phương hướng phát triển công nghiệp của vùng?

  • Tình hình phát triển:
  • Cơ sở phát triển : nguồn khoáng sản và nguyên liệu nông , lâm , thủy sản.

                                nguồn lao động khá đông , giá nhân công thấp.

  • Hiện trạng :
    • Tỷ trọng công nghiệp chiếm 2,4% công nghiệp cả nước (chỉ đứng trên Tây Nguyên).
    • Cơ cấu công nghiệp chưa định hình, hiện chiếm tỷ trọng lớn là các ngành: chế biến lương thực-thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí.
    • Thiếu nhiên liệu và năng lượng tại chỗ.
    • Các trung tâm CN : Thanh Hóa, Vinh , Huế (thuộc loại quy mô nhỏ)
  • Định hướng phát triển:

Ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng bằng cách:

  • Xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Cả, sông Chu, sông Rào Quán.
  • Sử dụng nguồn điện của lưới điện quốc gia.

Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật để thu hút đầu tư.

BT: Dựa vào Atlat Địa lý VN, nêu hiện trạng ngành năng lượng của vùng BTB?

Gợi ý trả lời:

  • Hiện tại trong vùng có :

Đường dây tải điện 500KV........................................................................................................

Đường dây tải điện 200KV .......................................................................................................

....................................................................................................................................................

Điện được đưa vào sử dụng thông qua các trạm biến áp:

Trạm 500KV ........................................., trạm 200KV ..............................................................

      Nguồn điện trong vùng hiện có là do....................................................................................

  • Tương lai:

Đang xây dựng............................................................................................................................

VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Câu 1 : Hãy so sánh những điểm khác nhau về thế mạnh và hạn chế  của Duyên hải Nam Trung Bộ với Bắc Trung Bộ.

  1. So sánh về thế mạnh:

Về vị trí địa lý: Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chịu ảnh hưởng mạnh của Đông Nam Bộ, đồng thời có nhiều tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Về điều kiện tự nhiên:

  • Địa hình: đường bờ biển khúc khuỷu hơn, vùng biển sâu, có nhiều đảo và quần đảo hơn Bắc Trung Bộ (BTB) → lợi thế để xây dựng cảng, nuôi thủy sản
  • Khí hậu: mang đặc điểm khí hậu Đông Trường Sơn, nằm trong miền khí hậu phía Nam, ít chịu ảnh hưởng gío mùa đông bắc, mùa khô rõ nét hơn. Cường độ hoạt động của bão và gió phơn yếu hơn BTB.

Tài nguyên :

  • Các ngư trường có quy mô lớn hơn và trữ lượng hải sản cũng nhiều hơn.
  • Khoáng sản nổi bật là vật liệu xây dựng, dầu khí.
  • Diện tích rừng tuy ít hơn nhưng có đến 97% là rừng gỗ.

Về các nhân tố kinh tế - xã hội:

  • Mật độ đô thị cao hơn BTB, khả năng thu hút đầu tư cao hơn nhờ cơ sở hạ tầng tốt hơn.
  • Hậu quả của chiến tranh ít nặng nề hơn BTB.

So sánh về hạn chế:

  • Các ĐBDH nhỏ hẹp hơn, lại chịu tác động mạnh của hạn hán, lũ lụt.
  • Chủng lọai khoáng sản đơn điệu hơn.

Câu 2 : Việc phát triển kinh tế biển  của Duyên hải Nam Trung Bộ  so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn như thế nào?

Với ngư nghiệp:

  • Vùng biển sâu hơn, thềm lục địa hẹp → có điều kiện phát triển nghề khơi.
  • Tác động của bão ít hơn → số ngày ra khơi có thể nhiều hơn.
  • Các ngư trường giàu hải sản, đặc biệt  ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận gắn với ngư trường Bà Rịa-Vũng Tàu (Đông Nam Bộ), ngoài ra còn có ngư trường Hoàng Sa- Trường Sa  à sản lượng đánh bắt lớn, giá trị hải sản cao.
  • Đường bờ biển nhiều vũng, vịnh  à  nuôi trồng(đặc biệt nuôi tôm), xây dựng cảng cá.
  • Sản lượng thuỷ sản DH NTB cao gấp 3 lần sản lượng thuỷ sản BTB.

Với dịch vụ hàng hải: Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu: Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong...

Với du lịch biển: Nhiều bãi tắm đẹp (Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang,Mũi Né...) kết hợp du lịch đảo, lặn biển...

Với khai thác khoáng sản biển:

  • Đã khai thác dầu mỏ ở ngoài khơi tỉnh Bình Thuận.
  • Các địa phương sản xuất muối nổi tiếng: Cà Ná, Sa Huỳnh.

Câu 3 : Việc phát triển CÔNG NGHIỆPcủa Duyên hải Nam Trung Bộ  dựa trên những nguồn tài nguyên nào? Hiện trạng phát triển công nghiệp của vùng?

Có 3 nguồn tài nguyên tại chỗ để Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển công nghiệp:

  • Khoáng sản: các mỏ cát làm thuỷ tinh (Khánh Hoà),vàng (Bồng Miêu), dầu khí ở thềm lục địa các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.(phần này có thể dựa vào Átlát )
  • Tiềm năng thuỷ điện : có khả năng xây dựng các nhà máy công suất vừa và nhỏ.
  • Nguồn nguyên liệu từ thuỷ sản, lâm sản khá dồi dào.

Hiện trạng phát triển và phân bố:

  • Hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.Giải quyết nguồn năng lượng bằng:
    • Xây dựng một số nhà máy thuỷ điện:Sông Hinh, Hàm Thuận- Đa Mi...
    • Sử dụng lưới điện quốp gia qua đường dây 500kV
  • Đã hình thành được các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
  • Các ngành nổi bật là: cơ khí, chế biến nông –lâm-thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng , vật liệu xây dựng...(Ba ý này có thể dựa vào Átlát  để trình bày)
  • Có Thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và việc hình thành các Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở đang thu hút được đầu tư nước ngoài.
  • Tỷ trọng công nghiệp của vùng năm 2005 chiếm 4,7% của cả nước ( đứng 4/7 vùng)

BÀI TẬP:

  1. Dựa vào Át lát Địa lý VN, trình bày về kinh tế biển tỉnh Khánh Hoà.
  2. Dựa vào bảng số liệu sau:

Sản lượng thuỷ sản phân theo địa phương năm 2005

                                                                                    (Đơn vị :1000 tấn)

 

Cả nước

Bắc Trung Bộ

DH. Nam Trung Bộ

Khai thác

1987,9

182,2

574,9

Nuôi trồng

1477,9

65,5

48,9

Xác định tỷ trọng tổng sản lượng thuỷ sản, tỷ trọng thuỷ sản khai thác, tỷ trọng thuỷ sản nuôi trồng của từng vùng so với cả nước. So sánh tình hình sản xuất thuỷ sản của 2 vùng.

VÙNG TRUNG DU MIÈN NÚI BẮC BỘ

{-- Nội dung vùng Trung du miền núi Bắc Bộ của tài liệu câu hỏi tự luận phần Địa lí các vùng kinh tế Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

TÂY NGUYÊN

{-- Nội dung vùng Tây Nguyên của tài liệu câu hỏi tự luận phần Địa lí các vùng kinh tế Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

{-- Nội dung vùng Đông Nam Bộ của tài liệu câu hỏi tự luận phần Địa lí các vùng kinh tế Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Hướng dẫn trả lời các câu hỏi tự luận phần Địa lí các vùng kinh tế Địa lý 12Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
ADMICRO
NONE
OFF