OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Giải thích lời dạy của Bác Hồ Mùa xuân là tết trồng cây...

17/01/2018 777.04 KB 5426 lượt xem 14 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180117/7973205297_20180117_120811.pdf?r=7085
ADMICRO/
Banner-Video

Trên đây là hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy, lập dàn ý và viết bài văn giải thích lời khuyên của Bác Hồ qua hai dòng thơ Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Tư liệu trên đây được thể hiện một cách chi tiết, ngắn gọn và dễ hiểu nhất dành cho các em. Hi vọng qua tư liệu này, các em sẽ có được những sự tham khảo hữu ích để rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn bài và viết văn lập luận chứng minh được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Chúc các em thành công, học tập tốt!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời góp phần làm nên mùa xuân của đất nước

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người có nhiều lời khuyên thấm thía với nhân dân.
  • Câu: “Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là lời Bác phát động Tết trồng cây năm 1960.

b. Thân bài

  • Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua dòng thơ?
    • Giải thích câu nói của Bác
      • Từ “xuân” ở câu thứ nhất: chỉ mùa bắt đầu của một năm.
      • Từ “xuân” ở câu thứ hai: sức sống, vẻ tươi đẹp.
      • Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ làm cho đất nước tươi đẹp hơn. Bác đã phát động Tết trồng cây.
    • Dẫn chứng
      • Bản thân Bác đã rất gương mẫu trong việc trồng cây: nơi Bác ở có nhiều cây do chính tay Bác trồng; Bác trồng nhiều cây kỉ niệm: những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, đồi cây Vật Lại ở Đông Anh đã tỏa bóng mát sum sê.
      • Việc trồng cây đã trở thành phong trào, phong tục đẹp từ khi Bác phát động vào đầu thập kỉ sáu mươi của thế kỉ XX.
      • Lời dạy của Bác mang ý nghĩa thuần phong mĩ tục và thời đại
  • Vì sao ta phải tham gia phong trào trồng cây?
    • Trồng cây tạo ra quang cảnh đẹp hơn: những công viên cây xanh, nơi nghỉ ngơi thư giãn của mọi người sau những ngày làm việc vất vả.
    • Cây xanh tạo cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn vẻ đẹp của nơi ở.
    • Trồng cây làm cho môi trường sống tốt đẹp hơn:
      • Môi trường sống hiện nay bị ô nhiễm. Tích cực trồng cây sẽ làm trong sạch môi trường.
      • Cây xanh có tác dụng: điều hòa không khí, chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn.
    • Trồng cây mang lại lợi ích phát triển kinh tế:
      • Rừng cao su, thông,…
      • Vườn cây, hoa quả…
    • Trồng cây giúp ngăn chặn lũ lụt
  • Làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?
    • Tích cực trồng cây, giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
    • Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống
    • Bảo vệ rừng, chống phá hoại rừng xanh

c. Kết bài

  • Nhấn mạnh ý nghĩa của Tết trồng cây.
  • Suy nghĩ về lời dạy của Bác.

Bài văn mẫu

Đề bài:

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

 Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

Gợi ý làm bài

         Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:

“Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

         Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .

         Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu giải thích hai dòng thơ của Bác Hồ Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân để làm rõ dụng ý của Bác: việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời góp phần làm nên mùa xuân của đất nước sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF