OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Trần Quốc Toản có đáp án

29/11/2020 1.02 MB 499 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201129/912648019853_20201129_143152.pdf?r=6400
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Trần Quốc Toản có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em ôn tập kiến thức góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi đội tuyển HSG sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 90 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1:

Hình vẽ bên mô tả tế bào của một loài đang ở trong một giai đoạn của chu kì phân bào.

a. Tế bào bên đang ở kì nào của quá trình nguyên phân hay giảm phân? Hãy giải thích.

b. Xác định số lượng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?

c. Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào trên?

d. Nêu ý nghĩa của hiện tượng đã và đang xảy ra đối với các cặp nhiễm sắc thể kép trong hình vẽ.

Câu 2:

Gen A có 20% Ađênin và có 3120 liên kết hiđrô. Gen A đột biến điểm thành alen a. Khi cặp gen Aa nhân đôi ba lần liên tiếp đã phá vỡ 43694 liên kết hiđrô. Trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp 33614 nuclêôtit tự do.

a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen A.

b. Xác định dạng đột biến trên? Giải thích?

Câu 3:

1. Dựa vào đặc trưng sinh thái cơ bản nào để phân biệt các hệ sinh thái với nhau?

2. Vì sao nói gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên hoang dã chính là góp phần giữ cân bằng sinh thái?

Câu 4:

Nguyên phân là gì ? Nêu những diễn biến cơ bản trong quá trình nguyên phân.

Câu 5:

Hình bên mô tả một lưới thức ăn ở biển Nam cực.

1. Viết chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn trên.

2. Trong lưới thức ăn bên, những loài nào là sinh vật tiêu thụ cấp 4?

3. Một loài vi khuẩn gây bệnh làm giảm số lượng cá thể của quần thể Hải cẩu. Sự giảm số lượng này có thể gây nên các ảnh hưởng (tăng, giảm) như thế nào đối với số lượng cá thể của

các quần thể Nhuyễn thể, Cá voi sát thủ và Chim cánh cụt? Giải thích?   

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Các nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I.

(Hoặc HS lập luận các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng đã có sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể)

b. 2n = 4.

c. Sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân

- Kì trung gian trước giảm phân I: mỗi nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép

- Giảm phân I:

+ Kì đầu: Các nhiễn sắc thể xoắn, co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc, có thể xẩy ra hiện tượng bắt chéo nhiễm sắc thể.

+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tập trung và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.

+ Kì cuối: Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội (kép).

- Giảm phân II:

+ Kì đầu: Các nhiễn sắc thể xoắn, co lại.

+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: từng nhiễm sắc thể đơn trong nhiễm sắc thể kép tách nhau ra, phân li về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối: Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.

d. Ý nghĩa:

+ Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc để rà soát   vật chất di truyền trước khi phân li, đảm bảo sự phân chia vật chất di truyền đồng đều cho 2 tế bào con.

+ Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể xảy ra hiện tượng trao đổi chéo từng đoạn nhiễm sắc thể. Đây là cơ sở của hiện tượng hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp → tạo sự đa dạng đối với loài sinh sản hữu tính.

Câu 2:

- Gọi tổng số nuclêôtit của gen A là NA, số liên kết hiđrô là HA; tổng số nuclêôtit của gen a là Na, số liên kết hiđrô là Ha.

a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen A

 Ta có AA = 0,2NA, GA = 0,3NA (1).

 HA = 2AA + 3GA = 0,2NA × 2 + 0,3NA × 3 = 3120 → NA = 2400.

 Thay vào (1) ta có: AA = TA = 480;  GA = XA = 720.

b. Xác định dạng đột biến:

- Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen a:

 Theo bài ra ta có: HA(23 - 1) + Ha(23 – 1) = 43694 (2).

                              NA(23 - 1) + Na(23 - 1)  = 33614 (3).

Thay số vào (2) và (3) → Ha = 3122 và Na = 2402.

- So với gen A, gen a tăng 2 liên kết hiđrô và tăng 2 nuclêôtit, vậy đột biến trên thuộc dạng đột biến thêm một cặp A = T.

Câu 3:

1.

- Dựa vào khái niệm hệ sinh thái thấy rằng: Hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã gọi là sinh cảnh. Trong quần xã các loài có mối quan hệ sinh thái gắn bó với nhau như một thể thống nhất thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn. Từ đó suy ra các đặc trưng để phân biệt các hệ sinh thái là:

- Sinh cảnh.

- Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

2.

Gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên hoang dã chính là góp phần giữ cân bằng sinh thái vì:

- Muốn đảm bảo giữ cân bằng sinh thái cần duy trì sự ổn định sự đa dạng sinh học, duy trì sự đa dạng của chuỗi và lưới thức ăn. Muốn vậy cần phải giữ vững sự đa dạng sinh học thông qua việc gìn giữ và bảo vệ thiên nhiên hoang dã, muốn làm được những việc đó cần:

- Bảo vệ các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng.

- Tránh ô nhiễm môi trường sống của sinh vật và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Câu 4

Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào.

Nguyên phân diễn biến qua 4 kì.

Khì đầu : - các nhiễm sắc thể bắt đầu co ngắn và đóng xoắn.

- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thôi phân bào ở tâm động.

Kì giữa : các NST kép đóng xoắn cực đại.

Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Khì sau :

Từng NST chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.

Kì cuối: các NST đơn giản xoắn, ở dạng sợi mảnhdần thành nhiễm sắc chất.

Câu 5:

1.

Chuỗi thức ăn dài nhất: Thực vật phù du → Động vật phù du  →  Nhuyễn thể  →  Cá  →  Chim cánh cụt  →  Hải cẩu  →  Cá voi sát thủ.

2.

Các loài sinh vật là sinh vật tiêu thụ cấp 4 trong lưới thức ăn trên gồm: Hải cẩu, Chim cánh cụt, Voi biển, Cá voi sát thủ.

3.

Ảnh hưởng đến các quần thể:

* Nhuyễn thể:

- Quần thể Nhuyễn thể có thể tăng số lượng cá thể do Hải cẩu là động vật ăn chúng bị giảm số lượng.

- Quần thể Nhuyễn thể có thể bị giảm số lượng cá thể do Hải cẩu giảm thì có thể số lượng cá thể của quần thể Cá là sinh vật ăn Nhuyễn thể sẽ tăng lên.

* Cá voi sát thủ:

- Quần thể Cá voi sát thủ có thể giảm số lượng cá thể do một trong các nguồn thức ăn của chúng là hải cẩu bị giảm số lượng.

- Quần thể Cá voi sát thủ có thể tăng số lượng cá thể trong trường hợp nguồn thức ăn của nó là quần thể Chim cánh cụt và Voi biển tăng do quần thể Cá tăng.

* Chim cánh cụt:

Quần thể Chim cánh cụt có nhiều khả năng tăng số lượng cá thể do: Hải cẩu vừa là vật ăn thịt, vừa là đối thủ cạnh tranh nguồn cá của Chim cánh cụt. Do vậy khi số lượng cá thể của quần thể Hải cẩu giảm thì quần thể Chim cánh cụt sẽ tăng.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Trần Quốc Toản có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF