OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Trần Nhân Tông có đáp án

30/11/2020 1.19 MB 410 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201130/622411981727_20201130_083736.pdf?r=7327
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập kiến thức và chuẩn bị cho kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Trần Nhân Tông có đáp án được biên tập, tổng hợp. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 9 chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THCS TRẦN NHÂN TÔNG

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1 (2,0 điểm)

1. Giải thích tính đa dạng và phong phú của sinh vật dựa theo quy luật phân li độc lập của Menđen.

2. Nêu ý nghĩa của phép lai phân tích trong nghiên cứu di truyền và chọn giống.

3. Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với một cây chưa biết kiểu gen (cây M) thì thu được F2 gồm 2370 cây thân cao, hoa đỏ và 789 cây thân thấp, hoa đỏ.

Xác định kiểu gen của cây F1 và cây M. Biết mỗi gen quy định một tính trạng.

Câu 2 (1,5 điểm)

1. Theo lí thuyết, số loại giao tử được tạo ra từ 1 tế bào sinh giao tử của một loài động vật có kiểu gen Aa\(\frac{{BD}}{{bd}}\)XEY là bao nhiêu? Viết kiểu gen của các loại giao tử đó. Biết quá trình giảm phân của tế bào trên diễn ra bình thường và không xảy ra hoán vị gen.

2. Hãy cho biết các yếu tổ ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính ở động vật? Ý nghĩa của việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính trong chăn nuôi.

Câu 3 (1,5 điểm)

Cho một gen có chiều dài 5100Ao và có tích tỉ lệ loại ađênin với một loại nuclêôtít khác không bổ sung là 5,25%. Trên mạch 1 của gen có 450 nuclêôtít loại timin và hiệu số loại ađênin với loại xitôzin là 450 nuclêôtít.

Xác định tỉ lệ và số lượng từng loại nuclêôtít của gen và trên mỗi mạch của gen.

Câu 4 (2,0 điểm)

1.Tại sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật, nhưng trong chọn, tạo giống người ta vẫn sử dụng phương pháp gây đột biến gen?         

2. Dưới đây là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này mắc hội chứng gì? Giải thích cơ chế phát sinh hội chứng này.

3. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Cặp nhiễm sắc thể thứ nhất chứa cặp gen Aa, cặp nhiễm sắc thể thứ hai chứa cặp gen Bb, cặp nhiễm sắc thể thứ ba chứa cặp gen Dd. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể dị bội (2n-1) tương ứng với 3 cặp nhiễm sắc thể trên.     

Theo lí thuyết, các thể dị bội (2n-1) này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

Câu 5 (1,5 điểm)

1. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định (không có gen tương ứng trên Y). Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, bên phía vợ có ông ngoại của vợ bị bệnh máu khó đông, những người khác trong gia đình đều có kiểu hình bình thường.

a) Theo lí thuyết, xác suất cặp vợ chồng trên sinh một con trai bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?

b) Nếu cặp vợ chồng trên đã sinh được một đứa con mắc bệnh máu khó đông thì theo lí thuyết, xác xuất sinh đứa con thứ hai có kiểu hình bình thường là bao nhiêu?

2. Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa trường hợp sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng ở người.

Câu 6 (1,5 điểm)

1. Những cây sống ở sa mạc thường có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường sống?       

2. Dưới đây là sơ đồ lưới thức ăn trong đầm:

 Dựa vào mối quan hệ sinh thái giữa các loài sinh vật ở lưới thức ăn trên, hãy cho biết nếu cá măng bị khai thác cạn kiệt thì có ảnh hưởng tới số lượng cá mè không? Giải thích.

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

1. Giải thích tính đa dạng và phong phú của sinh vật dựa theo quy luật phân li độc lập của Menđen.

- Theo quy luật phân li độc lập của Men đen, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen, sẽ tạo nhiều biến dị tổ hợp làm cho quần thể đa dạng.

- Mỗi cá thể sinh vật đều có số lượng gen rất lớn và quần thể có rất nhiều cá thể dị hợp về các gen khác nhau, nên khi các cá thể giao phối ngẫu nhiên, sẽ tạo ra rất nhiều tổ hợp gen làm cho quần thể đa dạng về thành phần kiểu gen cũng như kiểu hình.

2. Nêu ý nghĩa của phép lai phân tích trong nghiên cứu di truyền và chọn giống.

- Trong nghiên cứu di truyền:  Dùng để phát hiện ra quy luật di truyền như: phân li độc lập, liên kết.

- Trong chọn giống: Được dùng để kiểm tra độ thuần chủng của giống

3.

- Vì mỗi gen quy định một tính trạng và Pt/c tương phản nên suy ra các tính trạng ở F1 (thân cao, hoa đỏ) là các tính trạng trội, thân thấp hoa trắng là các tính trạng lặn.

- Quy ước :

+ Gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp.

+ Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng.

=>  F1 dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb).

- Vì F2 có tỉ lệ thân cao/ thân thấp = 2370/798 \(≈\) 3/1 => cây lai với F1 có kiểu gen Aa (thân cao).

- Vì F2 có 100% hoa đỏ, mà F1 có kiểu gen Bb => cây lai với F1 có kiểu gen BB (hoa đỏ)

- Vậy :

+ Nếu các gen di truyền độc lập thì kiểu gen của F1 là AaBb và kiểu gen của cây (M) lai với F1 là AaBB.

+ Nếu các gen di truyền liên kết thì kiểu gen của F1\(\frac{{AB}}{{ab}}\) và kiểu gen của cây lai với F1\(\frac{{AB}}{{aB}}\).

Câu 2.

1.

- Nếu tế bào trên là tế bào sinh tinh, giảm phân cho 2 loại tinh trùng:

ABDXE và abdYhoặc AbdXE và aBDY hoặc aBDXE và AbdY hoặc abdXE và ABDY

- Nếu tế bào trên là tế bào sinh trứng, giảm phân cho 1 loại trứng:

ABDXE hoặc abdY hoặc AbdXE hoặc aBDY hoặc aBDXE hoặc AbdY hoặc abdXE hoặc ABDY

2.

- Ngoài giới tính do NST quyết định thì các điều kiện bên ngoài, hoocmôn sinh dục cũng ảnh hưởng tới phân hoá giới tính.

  + Tác động của hoocmôn sinh dục: vào giai đoạn sớm của quá trình phát triển của cơ thể có thể làm biến đổi giới tính  ( không làm thay đổi cặp NST giới tính )

  VD: Cá vàng cái → cá vàng đực khi có sự tác động của metyltestôtêrôn khi còn non

- Điều kiện bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ tác động lên quá trình nở của trứng, của cơ thể non hay thời gian thụ tinh …

  VD: Rùa: to < 28oC trứng → đực, to > 32oC trứng → cái

-Ý nghĩa:

+ Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái phù hợp với mục đích sản xuất.

VD tạo ra tằm đực cho nhiều tơ hơn.

+ Phân biệt sớm được giới tính vật nuôi.

Câu 3.

- Tổng số nuclêôtít của gen N= (5100x2)/3,4 = 3000 (nuclêôtít)

- Theo bài ra ta có A1 – X1 = 450(nuclêôtít)               (1)

                             T1 = 450 (nuclêôtít)                        (2)

- Từ (1) và (2) ta có: 

            A = T = A1 + T1 = 900 + X1 > 900 ⇔ 30%  (3)

- Theo bài ra ta có:      A. G = 5,25%                          (4)

- Theo NTBS ta có       A + G = 50%                         (5)

- Tử  (4) và (5) ⇒ A = 35%, G= 15%

Hoặc A= 15%, G= 35% (loại, vì theo (3) A> 30%  )

- Tính số lượng và tỉ lệ loại nuclêôtít của gen:

+ Tỉ lệ A = T = 35%, G= X= 15%

+Số lượng A= T = 35% x 3000 = 1050 (nuclêôtít)

+Số lượng G= X= 1500- 1050 = 450 (nuclêôtít)

-Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtít trên mỗi mạch của gen:

Theo NTBS ta có:

T1 = A2 = 450(nuclêôtít)                          T1 = A2 = 30%

T2 = A1 = 1050 – 450 = 600(nuclêôtít)     T2 = A1 = 40%

G2 = X1 = 600- 450 = 150(nuclêôtít)        G2 = X1= 10%

G1 = X2 = 450 – 150 = 300(nuclêôtít)       G1 = X2 = 20%

Câu 4.

1.

- Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.

- Trong chọn giống người ta vẫn sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo  để tạo ra các đột biến gen, vì:

+ Tuy đa số đột biến gen có hại, nhưng vẫn có một số đột biến gen có lợi được dùng làm nguyên liệu cho chọn giống cây trồng và vi sinh vật, đặc biệt đột biến có giá trị về năng suất, phẩm chất, khả năng chống chịu (hạn, mặn, rét ...) trên các đối tượng cây trồng.

+ Bản thân các đột biến cũng chỉ có giá trị tương đối, vì ở môi trường này có thể có hại, sang môi trường khác có thể có lợi hoặc ở tổ hợp gen này không có lợi nhưng khi đi vào tổ hợp khác trở thành có lợi. Vì vậy, các đột biến được tạo ra còn được dùng làm nguyên liệu cho quá trình lai giống để tạo ra những tổ hợp gen có kiểu hình đáp ứng được mục tiêu sản xuất.

2.

- Người mang bộ nhiễm sắc thể này có chứa 3 nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể số 21 và người này mắc hội chứng Đao.

- Giải thích cơ chế phát sinh hội chứng Đao:

+ Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, ở một bên cơ thể bố hoặc mẹ giảm phân không bình thường ở cặp NST số 21 tạo ra một giao tử chứa 2 NST ở  NST số 21 (n+1) và một giao tử không chứa NST nào ở  NST số 21 (n-1),

+ Trong quá trình thụ tinh, sự kết hợp giữa  một giao tử chứa 2 NST ở  NST số 21 và một giao tử bình thường chứa 1 NST ở NST số 21, tạo thành hợp tử chứa 3 NST ở cặp NST số 21, từ đó gây ra hội chứng Đao.

3.

-Có 3 dạng (2n-1) với số loại kiểu gen là:

+ Dạng 1: Lệch bội ở cặp NST số 1: Số kiểu gen tối đa là: (A, a).(BB,  Bb, bb).(DD, Dd, dd) = 2×3×3 =18.

+ Dạng 2: Lệch bội ở cặp NST số 2: Số kiểu gen tối đa là: (AA, Aa, aa).(B, b).(DD, Dd, dd) = 3×2×3 =18

+ Dạng 3: Lệch bội ở cặp NST số 3: Số kiểu gen tối đa là: (AA, Aa, aa).(BB,  Bb, bb).(D, d) = 3×2×3 =18

Vậy, theo lý thuyết các thể dị bội (2n -1)  này có kiểu gen tối đa tối đa:  18 + 18+ 18 =54

Câu 5.

1.

a)

- Quy ước: M quy định kiểu hình bình thường, m quy định bệnh máu khó đông. Hai alen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.

- Mẹ của vợ có kiểu hình bình thường, nhưng ông ngoại của vợ bị bệnh máu khó đông (XmY), cho nên kiểu gen của  mẹ của vợ phải là XMXm.

- Theo lí thuyết, vợ có kiểu gen XMXM hoặc XMXm với tỉ lệ mỗi kiểu gen là \(\frac{1}{2}\).

- Chồng cô ta có kiểu hình bình thường sẽ có kiểu gen: XMY

- Sơ đồ lai: P:                 XMY        ×       \(\frac{1}{2}\)XMX    

                  GP:           \(\frac{1}{2}\)XM \(\frac{1}{2}\)Y              \(\frac{1}{4}\) XM\(\frac{1}{4}\)Xm

                  F1:          \(\frac{1}{8}\)XMXM, \(\frac{1}{8}\)XMXm, \(\frac{1}{8}\)XMY, \(\frac{1}{8}\)XmY    

-Vậy, theo lí thuyết, xác suất sinh một con trai bị bệnh máu khó đông là \(\frac{1}{8}\) = 12,5%

b)

- Nếu cặp vợ chồng trên đã sinh được một đứa con mắc bệnh máu khó đông  thì kiểu gen của người vợ chắc chắn  phải là XMXm

- Sơ đồ lai: P:                   XMY        ×       XMX    

                  GP:           \(\frac{1}{2}\)XM \(\frac{1}{2}\)Y              \(\frac{1}{2}\) XM\(\frac{1}{2}\)Xm

                  F1:          \(\frac{1}{4}\)XMXM, \(\frac{1}{4}\)XMXm, \(\frac{1}{4}\)XMY, \(\frac{1}{4}\)XmY    

- Vậy, theo lí thuyết, xác xuất sinh đứa con thứ hai có kiểu hình bình thường là \(\frac{3}{4}\) = 75

2.

Sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi  khác trứng

- 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử.

- Từ 1 hợp tử hình thành nên 2 phôi và 2 phôi bào phát triển thành 2 cơ thể riêng rẽ.

- Đều tạo ra từ 1 hợp tử nên kiểu gen giống nhau, luôn cùng giới.

- 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng tạo thành 2 hợp tử.

- Mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi. Sau đó mỗi phôi phát triển thành 1 cơ thể.

- Tạo ra từ 2 hoặc nhiều trứng khác nhau rụng cùng 1 lúc nên kiểu gen khác nhau. Có thể cùng giới hoặc khác giới.

 

Câu 6

a.

- Rễ thường ăn sâu, lan rông => đảm bảo hút nước cho cây.

- Thân mọng nước=> Dự trữ nước cho cây.

- Phiến lá hẹp, nhiều cây lá có lớp lông cách nhiệt gân lá phát triển. Nhiều loài cây, lá tiêu giảm và biến thành gai => Giảm sự thoát hơi nước.

b.

- Nếu cá măng bị khai thác cạn kiệt sẽ ảnh hưởng lớn tới số lượng cá mè, số lượng cá mè có thể sẽ giảm.

- Giaỉ thích:

+ Qua sơ đồ lưới thức ăn trên ta thấy thức ăn chủ yếu của rái cá là cá măng và cá mè, mối quan hệ giữa cá mương và cá mè trắng là mối quan hệ cạnh tranh (vì cùng căn tảo nổi)

+ Nếu cá măng bị khai thác cạn kiệt thì có thể số lượng cá mương sẽ tăng, do đó sẽ cạnh tranh thức ăn với cá mè. Vì vậy, số lượng cá mè có thể giảm.

+ Mặt khác khi số lượng cá măng giảm thì thức ăn của rái cá lúc này chủ yếu là cá mè, cho nên số lượng cá mè có thể sẽ bị giảm.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Trần Nhân Tông có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF