OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Tĩnh Gia có đáp án

29/11/2020 1.01 MB 1536 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201129/438524102583_20201129_140845.pdf?r=8419
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Tĩnh Gia có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi lên đội tuyển sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS TĨNH GIA

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 90 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1:

So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?

b) Có phải mọi phản xạ không điều kiện đều có ngay sau khi sinh ra và đều tồn tại suốt đời không? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2:

a) Hãy cho biết ở dạ dày, biến đổi hóa học hay biến đổi lí học mạnh hơn?

 Hãy phân tích để chứng minh điều đó?

b) Một người bị triệu chứng thiếu axít trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non ảnh hưởng như thế nào?

Câu 3:

Thực hiện thí nghiệm về trao đổi khí của một học sinh, người ta thu được kết quả sau: Thể tích thở ra bình thường là 500ml, hít vào gắng sức là 2500ml, thở ra gắng sức là 1000ml. Tổng dung tích phổi của học sinh đó là 5000ml.

a. Xác định lượng khí cặn và dung tích sống của học sinh đó.

b. Trong lượng khí hít vào và thở ra bình thường người ta thấy có 20,96% lượng khí O2 được hít vào và 16,4% lượng khí O2 thải ra. Tính thể tích lượng khí O2 được hít vào và thở ra. Tại sao lượng khí O2 thải ra lại giảm so với lúc hít vào?

c. Ý nghĩa của việc hô hấp sâu.

Câu 4:

1. Sơ đồ bên mô tả quy trình nhân bản vô tính ở cừu. Nghiên cứu sơ đồ đó, hãy cho biết:

a. P và Q thuộc kiểu phân bào nào?

b. Để tạo ra cừu M có xảy ra quá trình thụ tinh không? Giải thích.

2. Ở hai tế bào sinh dục của Người, xét 2 cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng ký hiệu là AaBb tiến hành quá trình giảm phân hình thành giao tử.

Hãy cho biết, về mặt lý thuyết quá trình này tạo ra tối thiểu và tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau, biết rằng sự phân li nhiễm sắc thể diễn ra hoàn toàn bình thường trong quá trình giảm phân.

Câu 5:

1. Trong một phép lai giữa 2 cơ thể bố mẹ (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

3 (A - B -) : 3 (aaB -) : 1 (A-bb) : 1 (aabb).

a. Tìm kiểu gen của P.

b. Viết tỉ lệ các loại kiểu gen của F1.

2. Xét phép lai P: AaBb x Aabb thu được F1. Nếu mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến thì khi nào ở F1 số loại và tỉ lệ kiểu gen bằng số loại và tỉ lệ kiểu hình? Số loại và tỉ lệ đó là bao nhiêu?

3. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho 2 phép lai sau:

- Phép lai 1: (P) AaBb x AaBb

- Phép lai 2: (P) De//dE x De//dE. Các gen D và E liên kết hoàn toàn.

Cả 2 phép lai trên đều thu được F1. So sánh kiểu gen và kiểu hình của F1 ở 2 phép lai trên.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

* Những điểm giống nhau: trả lời đủ ý, cho 1,0 điểm.Gồm các ý:

- Đều là phản ứng của cơ thể nhằm trả lời lại kích thích của môi trường

- Đều được hình thành trên cơ sở xung thần kinh dẫn truyền trong các cung phản xạ

- Các bộ phận tham gia vào mỗi loại cung phản xạ đều bao gồm: cơ quan thụ cảm, trung ương thần kinh và cơ quan phản ứng

- Đều mang ý nghĩa thích nghi giữa cơ thể với môi trường.

* Những điểm khác nhau

         Phản xạ không điều kiện

            Phản xạ có điều kiện

- Mang tính chất bẩm sinh và loài.

- Di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Bền vững, ổn định và tồn tại suốt đời

 

- Mỗi kích thích hợp gây ra một phản xạ tương ứng

- Có trung khu thần kinh là các bộ phận nằm dưới bán cầu não (tủy sống, trụ não)

- Phải trải qua quá trình tập luyện và mang tính chất cá thể.

- Không di truyền

- Tạm thời, có thể bị biến đổi hay mất đi nếu không được củng cố

- Một kích thích có thể gây ra nhiều phản xạ khác nhau. Ngược lại nhiều kích thích khác nhau có thể gây ra phản xạ giống nhau

- Có trung khu thần kinh nằm ở lớp vỏ (lớp chất xám) của bán cầu não

 

b.

- Không phải mọi phản xạ không điều kiện đều có ngay sau khi sinh ra và đều tồn tại suốt đời.

- Ví dụ:

+ Hoạt động tạo giao tử ở người là phản xạ không điều kiện nhưng chỉ có ở tuổi dậy thì trở đi và kết thúc trước khi về già.

+ Phản xạ không điều kiện mút môi khi có vật chạm vào môi chỉ tồn tại chủ yếu ở giai đoạn sơ sinh.

Câu 2:

Vế a:

Phân tích đúng, cho 1,0 điểm. Gồm các ý:

Trong 2 hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày, thì sự biến đổi lí học mạnh hơn, chứng minh :

1) Ở dạ dày biến đổi lí học mạnh hơn:

Cấu tạo của dạ dày rất phù hợp với hoạt động biến đổi lí học: Thành dạ dày có cấu tạo gồm 4 lớp: lớp màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Cấu tạo lớp cơ rất dày, gồm 3 loại cơ là cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo đan kết chằng chịt. Khi cơ dạ dày co rút tạo ra lực rất khỏe để nhào trộn làm nhỏ và nghiền nát thức ăn.(cho 0,5 điểm)

2) Ở dạ dày biến đổi hóa học yếu:

Tác dụng hóa học ở dạ dày được thực hiện do dịch vị tiết ra từ các tuyến vị; nhưng lượng enzim trong dịch vị không nhiều và có tác dụng yếu. Enzim duy nhất trong dịch vị là pepsin được sự hỗ trợ của HCl chỉ tác dụng biến đổi không hoàn toàn một phần prôtêin, chuyển từ prôtêin mạch dài nhiều axit amin thành các prôtêin mạch ngắn có từ

3 đến 10 axit amin. Các loại thức ăn khác không được biến đổi ở dạ dày.(cho 0,5 điểm)

Vế b:

Một người bị triệu chứng thiếu a xít trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non diễn ra như sau:

Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

Câu 3:

a.

- Dung tích sống của học sinh đó là: 500 + 2500 + 1000 = 4000ml

- Lượng khí cặn là: 5000 – 4000 = 1000ml

b.

- Lượng ôxi hít vào: 500 x 20,96% = 104,8ml

- Lượng ôxi thải ra: 500 x 16,4% = 82ml

- Lượng khí ôxi thải ra giảm vì: tại phế nang, ôxi được khuếch tán vào máu và được hồng cầu vận chuyển đến các tế bào để hô hấp.  

c.

Ý nghĩa của việc hô hấp sâu: hô hấp sâu sẽ làm tăng lượng khí hữu ích cho hoạt động hô hấp. Vì thế, cần phải rèn luyện để có thể hô hấp sâu và giảm nhịp thở.

Câu 4

a. P thể hiện quá trình giảm phân, Q thể hiện quá trình nguyên phân.

b. Không xảy ra thụ tinh trong quá trình tạo cừu M vì không xảy ra sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng; nhân tế bào tuyến vú của cừu X có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).

* Nếu là quá trình phát sinh giao tử đực:

- Quá trình tạo tối đa 4 loại giao tử và tối thiểu 2 loại giao tử:

- Giải thích:

+ Một tế bào AaBb tiến hành giảm phân sẽ tạo ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại: Hoặc 2 tinh trùng AB và 2 tinh trùng ab, hoặc 2 tinh trùng Ab và 2 tinh trùng aB phụ thuộc vào cách xếp hàng NST khác nhau ở kỳ giữa của giảm phân I.

+ Hai tế bào, AaBb nếu có cùng cách xếp hàng NST trong kỳ giữa giảm phân I sẽ tạo ra 8 tinh trùng thuộc 2 loại khác nhau, còn nếu cách xếp hàng khác nhau sẽ tạo tối đa 4 loại tinh trùng khác nhau.

* Nếu là quá trình phát sinh giao tử cái:

- Quá trình tạo tối đa 2 loại giao tử và tối thiểu 1 loại giao tử:

- Giải thích:

+ Mỗi tế bào sinh trứng chỉ tạo ra 1 trứng, kèm theo 3 thể cực (thể định hướng). Vì vậy số loại trứng tối thiểu là 1 loại, nếu cách xếp hàng giống nhau và việc lựa chọn tế bào nào phát triển thành trứng là như nhau.

+ Số loại trứng tối đa là 2 nếu cách chọn tế bào nào phát triển thành trứng là khác nhau.

Câu 5:

1.

a.

- Xét riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng

+ Tính trạng thứ 1: 1A- :1aa → kiểu gen của P Aa x aa

+ Tính trạng thứ 2 : 3B- :1bb → Kiểu gen của P Bb x Bb

- Từ đó suy ra một bên P mang 2 cặp gen dị hợp, một bên còn lại mang 1 cặp gen đồng hợp lặn và 1 cặp gen dị hợp.

- Tỉ lệ kiểu hình aabb = 1/8 suy ra bên P mang 2 cặp gen dị hợp cho giao tử ab = 1/4, → Hai cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST tương đồng và di truyền phân li độc lập

- Kiểu gen của P. AaBb x aaBb.

b. Tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1: 1AaBB: 2AaBb: 1Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb.

2.

- Khi tính trạng do gen A quy định là trội không hoàn toàn, tính trạng do gen B quy định có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn thì F1 có số loại và tỉ lệ kiểu gen bằng số loại và tỉ lệ kiểu hình.

- Số loại là 6 và tỉ lệ đó là: (1:2:1)(1:1) =1: 2: 1: 1: 2: 1

3.

- Giống nhau:

+ Tỉ lệ kiểu hình ở mỗi tính trạng đều là 3: 1.

+ Tỉ lệ kiểu gen ở mỗi cặp gen đều là 1: 2: 1.

- Khác nhau:

+ Ở phép lai 1 có 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1 còn ở phép lai 2có 3 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1

+ Ở phép lai 1 có 9 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1: 2: 4: 2: 1: 2: 1 còn ở phép lai 2 có 3 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Tĩnh Gia có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF