OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Tân Định có đáp án

28/11/2020 1.02 MB 241 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201128/327281452783_20201128_230253.pdf?r=9496
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển HSG sắp tới, HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Tân Định có đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS TÂN ĐỊNH

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 90 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1:

Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa hai cây (P) thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 100% cây hoa đỏ, lá nguyên. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 4000 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó có 250 cây hoa trắng, lá xẻ thùy. Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen alen quy định, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân xảy ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.

a) Biện luận và xác định kiểu gen của P.

b) Cho tất cả các cây hoa đỏ, lá xẻ thùy ở F2 giao phấn ngẫu nhiên. Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F3.

Câu 2:

1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản của quá trình nguyên phân và giảm phân?

 2. Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 42 NST thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định bộ NST 2n của cá thể động vật nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra.

Câu 3:

a) Thế nào là giống ( hay dòng) thuần chủng?

b) Giả sử một cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, hãy cho biết:

-  Hiện tượng di truyền nào xảy ra?giải thích?

-Viết kiểu gen của các dòng thuần chủng có thể được tạo ra về cả 2 cặp gen trên?

Câu 4: Ở một loài thực vật, lai bố mẹ thuần chủng: hạt vàng, vỏ trơn với hạt xanh, vỏ nhăn được F1  toàn hạt vàng, vỏ trơn. Tiếp tục lai F1 với nhau được F2 có 75% hạt vàng, vỏ trơn, 25% hạt xanh, vỏ nhăn .

a) Biện luận xác định kiểu gen của cặp bố mẹ trong phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.

b) Cho các cây có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn ở F2 tạp giao với nhau. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời F3 ?

c) Cho các cây có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn ở F2 tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời F3?

Câu 5: Ở một cá thể động vật có 3 tế bào sinh dục sơ khai cùng tiến hành nguyên phân một số đợt bằng nhau, sau đó tất cả các tế bào con do 3 tế bào này sinh ra đều bước vào giảm phân hình thành giao tử. Cả hai quá trình phân bào này đòi hỏi môi trường cung cấp 1512 NST đơn, trong đó số NST đơn cung cấp cho quá trình giảm phân nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho quá trình nguyên phân là 24. Hãy xác định:

      a. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào?

      b. Số NST kép trong kỳ sau I của giảm phân ở mỗi tế bào?

      c. Số NST đơn trong kỳ sau II của giảm phân ở mỗi tế bào?

      d. Số giao tử được tạo thành sau giảm phân?

ĐÁP ÁN

Câu 1

a) - P thuần chủng, F1 100% hoa đỏ, lá nguyên, F2 có 4 kiểu hình=> hoa đỏ, lá nguyên là những tính trạng trội hoàn toàn so với hoa trắng, lá xẻ thùy.

- F2 có tỉ lệ cây hoa trắng, lá xẻ thùy: 250/4000 = 1/16 => F1 giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau => Các cặp gen quy định các tính trạng di truyền độc lập.

- Quy ước:     A - hoa đỏ; a - hoa trắng;   B - lá nguyên; b - lá xẻ thùy

F1 có kiểu gen AaBb, vậy Pt/c có kiểu gen: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB

b) - Tỉ lệ các loại kiểu gen của các cây hoa đỏ, lá xẻ thùy ở F2: 1/3AAbb : 2/3 Aabb.

- Khi giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ các loại giao tử sinh ra là 2/3Ab : 1/3ab.

- Vậy kiểu hình hoa trắng, lá xẻ thùy ở đời F3 là: 1/3ab x 1/3ab = 1/9 => hoa đỏ, lá xẻ thùy = 1 – 1/9 = 8/9.Tỉ lệ kiểu hình F3: Hoa đỏ, lá xẻ thùy : hoa trắng, lá xẻ thùy = 8 : 1.

Câu 2

1.

Nguyên phân

Giảm phân

- Xảy ra ở hầu hết các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai

- Xảy ra ở TB sinh dục thời kì  chín.

 

- Chỉ có 1 lần phân bào.

- 2 lần phân bào.

- Biến đổi NST:

  + Kì trước: Không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong các NST kép.

+ Kì giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau : Có sự phân li các crômatit trong từng NST kép về 2 cực của TB.

+ Kì cuối các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội đơn.

+ Kì trước I: Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa

các crômatit trong cùng 1 cặp NST kép tương

đồng.

+ Kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2

hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào.

+ Kì sau I: Các NST kép trong cặp NST tương

đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. 

+ Kì cuối I các NST nằm gọn trong nhân

mới với số lượng đơn bội kép

- Kết quả: Từ 1 TB mẹ 2n hình thành 2 TB con giống hệt nhau và có bộ NST 2n giống TB mẹ.

- Từ 1 TB mẹ 2n tạo ra 4 TB con có bộ NST n.

 

2.

* TH1: Trong tế bào có 1 NST X ---> số tế bào con là 8 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 3 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (23-1) = 6 NST

- Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XY ---> số NST của bộ 2n là: 6 + 2 = 8

- Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XO ---> số NST của bộ 2n là: 6 + 1 = 7

* TH2: Trong tế bào có 2 NST X ---> số tế bào con là 4 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 2 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (22-1) = 14 NST ---> số NST trong bộ 2n là: 14+2 = 16.

Câu 3

a)- Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền ổn định, thế hệ sau giống thế  hệ trước.

b) -  Hiện tượng phân tính,xảy ra do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các  gen nằm trên các NST khác nhau.

  -Kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra: AABB, AAbb, aaBB, aabb

Câu 4

a.

- Biện luận :  + Ở phép lai trên cho ra F1 toàn hạt vàng, vỏ trơn, đến F2  tỉ lệ : 3 hạt vàng : 1 hạt xanh; 3 vỏ trơn : 1 vỏ nhăn, suy ra hạt vàng trội (kí hiệu A) so với hạt xanh (kí hiệu a); vỏ trơn trội (kí hiệu B) so với vỏ nhăn (kí hiệu b)

+  Tỉ lệ KH ở F2  là 3 : 1 khác so với tích của 2 tỉ lệ :  (3 : 1) X (3 : 1) suy ra 2 cặp gen liên kết trên một cặp nhiễm sắc thể.

Từ những lập luận ở trên → KG ở P là:

                  Pt/c : \(\frac{{AB}}{{{\text{AB}}}}\)(hạt vàng, vỏ trơn) và \(\frac{{ab}}{{{\text{ab}}}}\)(hạt xanh, vỏ nhăn)

- Sơ đồ lai: Pt/c : \(\frac{{AB}}{{{\text{AB}}}}\)(hạt vàng, vỏ trơn) và \(\frac{{ab}}{{{\text{ab}}}}\)(hạt xanh, vỏ nhăn)

        GP:        AB  x  ab       →  F1 :      \(\frac{{AB}}{{{\text{ab}}}}\)  (hạt vàng, vỏ trơn)

                 F2  :      1/4 \(\frac{{AB}}{{{\text{AB}}}}\)  :      1/2 \(\frac{{AB}}{{{\text{ab}}}}\) :     1/4 \(\frac{{ab}}{{{\text{ab}}}}\)

           75% hạt vàng, vỏ trơn : 25% hạt xanh, vỏ nhăn  = 3 : 1

b. Các cây hạt vàng, vỏ trơn ở F2 có 2 kiểu gen theo tỉ lệ:

                                          1/3 AB/AB : 2/3 AB/ab

- Khi cho các cây hạt vàng, vỏ trơn ở F2 tạp giao với nhau ta có các phép lai sau:

1.          1/3 AB/AB        x    1/3 AB/AB  " 1/9 AB/AB

2.          2.1/3 AB/AB     x    2/3AB/ab  " 2/9 AB/AB : 2/9 AB/ab

3.           2/3 AB/ab         x    2/3 AB/ab " 1/9 AB/AB : 2/9 AB/ab : 1/9 ab/ab

- Tỉ lệ kiểu gen: 4/9 AB/AB : 4/9 AB/ab : 1/9 ab/ab

- Tỉ lệ kiểu hình: 8/9 hạt vàng, vỏ trơn : 1/9 hạt xanh, vỏ nhăn

c. Các cây hạt vàng, vỏ trơn ở F2 có 2 kiểu gen theo tỉ lệ:

                                          1/3 AB/AB : 2/3 AB/ab

- Khi cho các cây hạt vàng, vỏ trơn ở F2 tự thụ phấn ta có các phép lai sau:

1.          1/3 (AB/AB        x     AB/AB)  " 1/3 AB/AB

2.          2/3 (AB/ab         x      AB/ab) " 1/6 AB/AB : 2/6 AB/ab : 1/6 ab/ab

- Tỉ lệ kiểu gen: 3/6 AB/AB : 2/6 AB/ab : 1/6 ab/ab

- Tỉ lệ kiểu hình: 5/6 hạt vàng, vỏ trơn : 1/6 hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 5

a. Gọi x là số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân.

    Gọi y là số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân

        Theo đề: x + y = 1512  (1)  và  x – y = 24  (2)                                         

        Cộng (1)(2): 2x = 1536  => x = 768  (3)  và  y = 744 (4).                 

        Gọi k là số đợt nguyên phân của mỗi tế bào  => số tế bào con sau nguyên phân  của mỗi tế bào là 2k

Bộ NST của loài là: 24 : 3 = 8(5)                 Theo bài ta có:  x = 3.2n. 2k   (4) Và: y = 3.2n (2k-1)                Mà: x – y = 24  <=>   3.2n.2k – 3.2n (2k-1) = 24                                                         =>  2n = 24:3 = 8 (5)                       

Từ (3), (4)(5) ta có:  3.8.2k = 768  => 2k = 32  => k = 5

Vậy số đợt nguyên phân của mỗi tế bào là 5

b. Số NST kép trong kỳ sau I của giảm phân ở mỗi tế bào là 8

c. Số NST đơn trong kỳ sau II của giảm phân ở mỗi tế bào là 8

d.

+ Nếu là tế bào sinh dục đực  => số giao tử đực: 32 x 4 x 3 = 384.

+ Nếu là tế bào sinh dục cái  => số giao tử cái:  32 x 3 = 96

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Tân Định có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF