OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Hùng Vương có đáp án

29/11/2020 988.04 KB 343 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201129/302386128225_20201129_215831.pdf?r=2272
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Hùng Vương có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1:

Ở lúa, hạt tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt dài. Hãy viết xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình cho các trường hợp sau đây:

a. P:  Hạt tròn   x   Hạt tròn

b. P:  Hạt tròn   x   Hạt dài

Câu 2:

Cho giao phấn giữa 2 giống đậu hạt trơn với nhau, F1 thu được: 270 cây đậu có hạt trơn : 90 cây đậu có hạt nhăn.

a. Biện luận để xác định tính trội lặn và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.

b. Nếu cho cây đậu hạt trơn F1 lai phân tích, kết quả thu được sẽ như thế nào?

Câu 3:

Một cặp vợ chồng đều có tóc quăn, sinh con ra có đứa tóc quăn, có đứa tóc thẳng.

a. Hãy xác định tính trội lặn và kiểu gen của những người trong gia đình trên.

b. Đứa con tóc thẳng trong gia đình trên cần kết hôn với người có kiểu gen như thế nào để sinh con ra 100% đều có tóc quăn? Viết sơ đồ lai minh họa.

Câu 4:

1. Nguyên phân là gì? Vì sao gọi là nguyên phân?

2. Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kỳ đầu, kỳ giữa và kỳ sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?

Câu 5:

1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy xác định các biến dị tổ hợp có thể được tạo ra trong trường hợp sau: P: AaBbDD   x AaBbDd.

Từ đó hãy nêu khái niệm, cơ chế phát sinh và ý nghĩa của biến dị tổ hợp?

2. Hiện tượng di truyền nào hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Quy ước:  A – Hạt tròn; a – Hạt dài

→ Hạt tròn có KG:  AA hoặc Aa

Hạt dài có KG: aa

a. P: Hạt tròn  x  Hạt tròn có 3 trường hợp:

     + TH1 :    P: AA ( Hạt tròn)  x  AA( Hạt tròn)

     + TH2 :    P: AA ( Hạt tròn)  x  Aa( Hạt tròn)

+ TH3 :P: Aa ( Hạt tròn)xAa( Hạt tròn)

b. P: Hạt tròn  x  Hạt dài có 2 trường hợp:

     + TH1 :    P: AA ( Hạt tròn)  x  aa( Hạt dài)

+ TH2 :P: Aa ( Hạt tròn)xaa( Hạt dài)

Câu 2:

a. P: Hạt trơn x hạt trơn → hạt trơn + hạt nhăn → Hạt trơn( A) trội hoàn toàn so với hạt nhăn( a)

F1 thu được Trơn : nhăn = 270 : 90 = 3 : 1 → Đây là tỉ lệ của quy luật phân li.

F1 thu được cây hạt nhăn có KG aa = a( ♀)  x a( ♂) → Cả 2 cây hạt trơn( A-) ở P đều phải tạo ra giao tử a → KG của P: Aa( Hạt trơn) x Aa( Hạt trơn)

Sơ đồ lai:                           P:      Aa( Hạt trơn)      x      Aa( Hạt trơn)

                                          G:     A, a                              A, a

                                          F1:  KG:   1AA    :     2Aa      :   1aa

                                                 KH:   3 Hạt trơn   :    1 Thân nhăn

b. Cho cây hạt trơn F1 lai phân tích, có 2 trường hợp:

+ TH­1:    F1:    Hạt trơn      x           Hạt nhăn

                           AA                             aa

              G:           A                               a

              FB:                   Aa( 100% Hạt trơn)

+ TH2:   F1:    Hạt trơn      x           Hạt nhăn

                           Aa                             aa

              G:        A , a                            a

              FB:  KG:      1Aa       :          1aa

                     KH:  1 Hạt trơn  : 1 Hạt nhăn

Câu 3:

a. P: Tóc quăn x Tóc quăn → tóc quăn + tóc thẳng → Tóc quăn( A) ˃˃ tóc thẳng( a)

F1 thu được tóc thẳng có KG aa = a( ♀)  x a( ♂) → Cả bố và mẹ tóc quăn( A-) đều phải tạo ra giao tử a → KG của P: Aa( Tóc quăn) x Aa( Tóc quăn)

Sơ đồ lai:                           P:      Aa( Tóc quăn)      x      Aa( Tóc quăn)

                                          G:     A, a                              A, a

                                          F1:  KG:   1AA    :     2Aa      :   1aa

                                                 KH:   3 Tóc quăn   :    1 Tóc thẳng

b. Đứa con tóc thẳng( có KG aa) muốn sinh con ra 100% tóc quăn( A-) thì phải kết hôn với người có KG AA( Tóc quăn)

Sơ đồ lai:      F1:    Tóc quăn      x           Tóc thẳng

                                 AA                             aa

                     G:           A                               a

                     F­2:                   Aa (100% Tóc quăn)

Câu 4

1.

- Nguyên phân là hình thức phân bào có thoi phân bào, xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) và tế bào sinh dục sơ khai.

Qua quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống như bộ NST của tế bào mẹ.

- Gọi là nguyên phân vì:

+ Trước khi tế bào phân chia, ở kỳ trung gian, các NST đơn đã tự nhân đôi thành NST kép.

+ Trong quá trình phân chia, ở kỳ sau, mỗi NST kép phân li thành hai NST đơn và được sợi thoi phân bào kéo về hai cực

=> Kết thúc phân bào, mỗi tế bào con sẽ nhận được một bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ ban đầu.

2.

- Kỳ đầu của giảm phân I có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai NST kép tương đồng dẫn tới hoán vị gen.

Trong nguyên phân hầu như không có hiện tượng này.

- Kỳ giữa giảm phân I các NST tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Trong nguyên phân, các NST kép chỉ sắp thành 1 hàng.

- Kỳ sau của giảm phân I, mỗi NST kép trong cặp tương đồng tách nhau ra và phân li về hai cực của tế bào. Khi đó mỗi cực của tế bào có 1 nửa số NST kép trong bộ lưỡng bội 2n.

Còn trong quá trình nguyên phân, mỗi NST kép sẽ phân li thành hai NST đơn và di chuyển về hai cực, cho nên ở mỗi cực có 2n NST đơn.

(HS nêu được bản chất vấn đề nhưng diễn đạt theo cách khác vấn được điểm tối đa)

Câu 5

1.

- Các kiểu biến dị tổ hợp có thể sẽ xuất hiện gồm có:

+ A-bbD-

+ aaB-D-

+ aabbD-

- Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại các tính trạng đã có ở đời trước tạo ra các tổ hợp kiểu gen quy định kiểu hình mới ở đời con.

- Cơ chế phát sinh:

+ Sự phân li độc lập của các cặp gen (nằm trên các cặp NST khác nhau) quy định các cặp tính trạng trong quá trính phát sinh giao tử.

+ Sự tiếp hợp và trao dổi chéo của các NST kép tương đồng trong kỳ đầu giảm phân I.

+ Sự tổ hợp tự do của các loại giao tử trong thụ tinh.

- Ý nghĩa:

+ Tạo ra sự đa dạng và phong phú của các loài giao phối, giúp sinh vật thích nghi tốt hơn trong điều hiện môi trường biến động.

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

2.

- Hiện tượng di truyền hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp là di truyền liên kết.

- Nguyên nhân:

+ Các gen quy định các tính trạng cùng nằm trên 1 NST.

+ Trong quá trình phát sinh giao tử và thụ, các gen đó phân li và tổ hợp cùng nhau nên các tính trạng được quy định cũng có xu hướng biểu hiện cùng nhau.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Hùng Vương có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF