OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Hồng Bàng có đáp án

29/11/2020 1021.25 KB 303 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201129/541851299902_20201129_213330.pdf?r=1208
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Hồng Bàng có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em ôn tập kiến thức góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi đội tuyển HSG sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1:

So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN và prôtêin.

Câu 2:

Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất, cho ví dụ đối với vật nuôi và cây trồng.

Câu 3:

Ở một loài động vật, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720, trong đó \(\frac{1}{{12}}\)là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y.

Xác định số cá thể đực và cá thể cái đ­ược hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỷ lệ hợp tử  XX phát triển thành cơ thể là \(\frac{7}{{10}}\), tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.

Câu 4:

Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.

a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?

b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?

c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu?

Câu 5:

Ở một loài côn trùng, cho P: Thân xám, cánh dài  X  Thân đen, cánh ngắn; F1: 100% xám, dài

Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử 1 cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp 1:   F2 → 2 xám, dài : 1 xám, ngắn : 1 đen, ngắn.

+ Trường hợp 2:   F2 → 3 xám, dài : 3 xám, ngắn : 1 đen, dài :  1 đen, ngắn.

Biện luận và viết sơ đồ lai đối với từng trường hợp? Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

* Các điểm giống nhau:

- Về cấu tạo:

+ Đều thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.

+ Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân hợp lại.

+ Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại đã tạo thành mạch.

+ Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân quy định.

- Về chức năng: cả ADN và prôtêin đều có vai trò trong quá trình truyền đạt tính trạng và thông tin di truyền của cơ thể

* Các điểm khác nhau:

 

ADN

ARN

Cấu tạo

Có cấu tạo hai mạch song song và xoắn lại.

Có cấu tạo bởi một hay nhiều chuỗi axit amin.

Đơn phân là các nuclêôtit

Đơn phân là các axit amin.

Có kích thước và khối lượng lớn hơn prôtêin

Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN

Thành phần hóa học cấu tạo gồm C, H, O, N, P

Thành phần chủ yếu cấu tạo gồm C, H, O, N.

Chức năng

Chứa gen quy định cấu trúc của prôtêin

Prôtêin được tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng

 

Câu 2:

* Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình th­ường có hại cho bản thân sinh vật vì:

- Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên.

- Gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

* Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiển sản xuất, ví dụ đối với vật nuôi và cây trồng:

- Chúng có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con ng­ười.

- Ví dụ ở vật nuôi: Đột biến tự nhiên Cừu chân ngắn ở Anh, làm cho chúng không thể nhảy qua hàng rào để vào phá vư­ờn.

- Ví dụ ở cây trồng: Đột biến làm mất tính cảm ứng quang chu kỳ phát sinh ở giống lúa Tám thơm giúp trồng đư­ợc 2 vụ/năm ở nhiều địa phư­ơng kể cả vùng trung du và miền núi.

Câu 3:

- Tổng số NST đơn trong các hợp tử là 720; trong đó \(\frac{1}{{12}}\)là NST giới tính 
=> số NST giới tính là \(\frac{720}{{12}}\)= 60 
- Gọi số hợp tử cái là a; hợp tử đực là b 
=> 2a + 2b = 60  (1)

- Ta có:
+ Số NST giới tính X là a + 2b 
+ Số NST giới tính Y là a 
=> a + 2b = 2a     (2)
+ Giải hệ 2 phương trình (1), (2) ta được:
=> a = 20; b = 10 

- Theo bài ra:
+ Tỉ lệ sống sót của hợp tử đực là \(\frac{7}{{10}}\) => Số cá thể đực là 10.\(\frac{7}{{10}}\)= 7 cá thể.
+ Tỉ lệ sống sót của hợp tử cái là 40% => Số cá thể cái là 20.40% = 8 cá thể.

Câu 4

a) Gen =\(\frac{4080}{{3,4}}\) x 2 = 2400 nuclêôtit

Giao tử chứa gen A:  2A + 3G = 3120

                                   2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720.

Giao tử chứa gen a:    2A + 3G = 3240

                                  2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840

b) Có 2 loại giao tử: Aa và 0.

Giao tử Aa có:  A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit

                         G = X = 720 + 840  = 1560 nuclêôtit

Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0  nuclêôtit

c) Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử:

   - Aaa có: A = T = 1200 nuclêôtit                      G = X = 2400  nuclêôtit

  - a0 có: A = T = 360  nuclêôtit                         G = X = 840  nuclêôtit

Câu 5

- P (tương phản) ® F1: 100% xám, dài ® Xám, dài là trội hoàn toàn; P: thuần chủng; F1: dị hợp tử 2 cặp gen.    

- Quy định gen:  A: xám , a: đen; B: dài, b: ngắn. 

Trường hợp 1:

- F2 xuất hiện tỷ lệ: 2 : 1 : 1 = 4 tổ hợp = 2 loại giao tử     2 loại giao tử.

F1 (dị hợp tử 2 cặp) chỉ cho 2 loại giao tử, chứng tỏ đã xảy ra liên kết hoàn toàn.

             P:       \(\frac{{AB}}{{AB}}\)      x    \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

           GP:     AB              ab

            F1:      100% \(\frac{{AB}}{{ab}}\)(Xám, dài)

- Xét màu sắc:  F1 x  X → F2: 3 xám : 1 đen → Aa  x  Aa

- Xét về cánh:   F1 x X → F2: 1 dài : 1 ngắn → Bb  x  bb

- Suy ra:  F1 là: \(\frac{{AB}}{{ab}}\) và  X là:  \(\frac{{Ab}}{{ab}}\)

             P:      \(\frac{{AB}}{{ab}}\)       x      \(\frac{{Ab}}{{ab}}\)  

                     GP:   AB = ab       Ab = ab

 F1:  1\(\frac{{AB}}{{Ab}}\) : 1\(\frac{{AB}}{{ab}}\) : 1\(\frac{{Ab}}{{ab}}\) : 1 \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

      (2 xám dài : 1 xám ngắn : 1 đen ngắn)

Trường hợp 2:

- F2 xuất hiện tỷ lệ 3 : 3 : 1 : 1 = 8 tổ hợp = 4 loại giao tử   x  2 loại giao tử.

F1 (dị hợp tử 2 cặp) chỉ cho 4 loại giao tử bằng nhau, chứng tỏ đã xảy ra hiện tượng phân ly độc lập.

P:       AABB   x     aabb

GP:        AB               ab

F1:      100% AaBb (Xám dài)

- Xét màu xắc:  F1 x X → F2: 3 xám : 1 đen → Aa  x  Aa

- Xét về cánh:   F1 x X → F2: 1 dài : 1 ngắn → Bb  x  bb

- Suy ra: F1 là AaBb và X là Aabb

              P:             AaBb        x       Aabb

GP:   AB, Ab, aB, ab Ab, ab

  F1: Vẽ khung Pen net và cho kết quả đúng

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Hồng Bàng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF