OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Cát Trinh có đáp án

29/11/2020 1.11 MB 402 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201129/916723145855_20201129_221235.pdf?r=9253
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Cát Trinh có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi lên đội tuyển sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS CÁT TRINH

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1

1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?

2. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Nói người mẹ quyết định giới tính của thai nhi là đúng hay sai? Vì sao?

Câu 2

1. Bằng các kiến thức đã học hãy giải thích tại sao sự di truyền của một cặp tính trạng lại tuân theo quy luật phân li?

2. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Hãy cho biết mỗi tế bào đang ở kì nào của quá trình phân chia tế bào nào? Nêu dấu hiệu để nhận biết?

Câu 3

Ở một loài thực vật, các tính trạng quả đỏ, lá chẻ là trội hoàn toàn so với các tính trạng quả vàng, lá nguyên. Hai cặp tính trạng này do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định. Người ta thực hiện các phép lai sau:

- Phép lai 1: Cho cây quả đỏ, lá nguyên giao phấn với cây quả vàng, lá chẻ thu được F1 có 120 cây quả đỏ, lá chẻ; 118 cây quả đỏ, lá nguyên; 122 cây quả vàng, lá chẻ; 120 cây quả vàng, lá nguyên.

- Phép lai 2: Cho cây quả đỏ, lá chẻ giao phấn với cây quả đỏ, lá chẻ thu được F1 gồm 360 cây quả đỏ, lá chẻ và 120 cây quả vàng, lá chẻ.

Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên?

Câu 4

1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy xác định các biến dị tổ hợp có thể được tạo ra trong trường hợp sau: P: AaBbDD   x AaBbDd.

Từ đó hãy nêu khái niệm, cơ chế phát sinh và ý nghĩa của biến dị tổ hợp?

2. Hiện tượng di truyền nào hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp? Vì sao?

Câu 5

Ở lợn, khi quan sát một tế bào sinh dục đực đang ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, người ta đếm được 76 crômatit.

a. Tế bào đó nguyên phân 5 lần liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu crômatit mới?

b. Giả thiết, có 1000 tế bào sinh tinh trùng giảm phân bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 1/1000, còn của trứng là 20%, mỗi tinh trùng chỉ thụ tinh với một trứng. Xác định số noãn bào 1 cần thiết cho quá trình thụ tinh  và số NST bị tiêu hủy trong quá trình sinh trứng?

c. Các hợp tử được tạo thành đã nguyên phân liên tiếp nhiều đợt với số lần bằng nhau, môi trường đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 1064 nhiễm sắc thể đơn mới. Xác định số tế bào con sinh ra và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

NST giới tính

NST thường

- Mang gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng liên kết giới tính.

- Chỉ có 1 cặp

- Tồn tại thành cặp tương đồng ở giới này nhưng không tương đồng ở giới kia.

- Chỉ có ở các loài đơn tính, khác nhau giữa cá thể đực và cái

- Mang gen quy định tính trạng thường, không liên kết giới tính.

- Có n – 1 cặp.

- Luôn tồn tại thành tường cặp tương đồng.

 

- Phổ biến ở tất cả các loài, giống nhau giữa cá thể đực và cái.

 

- Trong cấu trúc dân số, tỷ lệ năm : nữ xấp xỉ 1 : 1 là vì:

+ Qua giảm phân, mẹ chỉ tạo ra một loại trứng mang NST giới tính X. Còn bố tạo ra hai loại tinh trùng: 1 loại mang NST giới tính X, 1 loại mang NST giới tính Y.

+ Hai loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỷ lệ ngang nhau và tham gia vào thụ tinh với xác suất ngang nhau.

+ Các hợp tử mang cặp NST XX và mang cặp XY có sức sống ngang nhau. Và số lượng người được thống kê lớn.

=> Sơ đồ minh họa:   P:  Bố  (XY)        x          Mẹ (XX)

                                  GP:     1 X; 1 Y                       1 X

                                  F1: 1 XX  (con gái)  :    1 XY (con trai)

- Nói người mẹ quyết định giới tính của thai nhi là không chính xác vì :

còn phụ thuộc loại tinh trùng nào của người bố được thụ tinh với trứng và nhiều yếu tố khác nữa.

Câu 2:

1.

- Mỗi tính trạng do một gen quy định.

- Gen nằm trên NST và tồn tại thành từng cặp (theo cặp NST tương đồng)

- Trong quá trình giảm phân, mỗi cặp NST tương đồng phân li đồng đều về hai tế bào con kéo theo sự phân li của cặp gen quy định tính trạng về hai giao tử

=> Do đó mỗi giao tử chỉ chứa 1 gen (1NST) trong cặp.

- Trong thụ tinh, các giao tử đực và cái kết hợp ngẫu nhiên tạo ra hợp tử, qua đó cặp NST tương đồng được tổ hợp lại, kéo theo sự tổ hợp của cặp gen tương ứng quy định tính trạng.

2.

- Tế bào 1 đang ở kỳ sau của giảm phân II

Tế bào 2 đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Hai NST đơn đã tách nhau ra và phân li về hai cực của tế bào.

+ Trong tế bào 1 không còn tồn tại cặp NST tương đồng (M, n, c, D khác nhau) chứng tỏ các cặp NST tương đồng đã bị phân li về hai tế bào khác nhau trước đó (đã qua giảm phân I).

+ Trong tế bào 2, vẫn còn tồn tại cặp NST tương đồng (Aa và Bb) và trạng thái phân li là hai NST đơn ở hai phía => nguyên phân

Câu 3:

- Quy ước:

+ Gen a quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng.

+ Gen B quy định lá chẻ, gen b quy định lá nguyên.

- Do hai gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên hai cặp NST khác nhau nên các phép lai tuân theo quy luật phân ly độc lập.

- Xét phép lai 1: Ta có tỷ lệ từng cặp tính trạng thu được ở F1 như sau:

\(\frac{{Quado}}{{Quavang}} = \frac{{120 + 118}}{{122 + 120}} \approx \frac{1}{1}\)

=> P: Quả đỏ có KG Aa x Quả vàng có kiểu gen aa

\(\frac{{La che}}{{La nguyen}} = \frac{{120 + 122}}{{118 + 120}} \approx \frac{1}{1}\)

=> P: Lá chẻ có kiểu gen Bb x lá nguyên có kiểu gen bb

=> Sơ đồ lai:

P: Quả đỏ, lá nguyên   x   Quả vàng, lá chẻ

            Aabb                              aaBb

GP:     Ab; ab                             aB; ab

F1: 1 AaBb : 1 Aabb  : 1 aaBb  : 1 aabb

(1 quả đỏ, lá chẻ: 1 quả đỏ, lá nguyên: 1 quả vàng, lá chẻ: 1 quả vàng, lá nguyên)

- Xét phép lai 2: Ta có tỷ lệ các tính trạng thu được ở F1 như sau:

\(\frac{{Quado}}{{Quavang}} = \frac{{360}}{{120}} \approx \frac{3}{1}\)

=> P: Aa x Aa

+ 100% lá chẻ

=> Có ít nhất 1 P có kiểu gen BB =>Cơ thể còn lại có kiểu gen BB hoặc Bb

=> Sơ đồ lai:

+ P: Quả đỏ, lá chẻ      x       Quả đỏ, lá chẻ

            AaBB                              AaBB

GP:     AB; aB                             AB; aB

F1: 1 AABB : 2 AaBB  : 1 aaBB

(3 quả đỏ, lá chẻ: 1 quả vàng lá chẻ)

+ P: Quả đỏ, lá chẻ      x       Quả đỏ, lá chẻ

            AaBB                              AaBb

GP:     AB; aB                             AB; Ab; aB; ab

F1: 1 AABB : 1 AABb: 2 AaBB  : 2 AaBb: 1 aaBB : 1 aaBb

(3 quả đỏ, lá chẻ: 1 quả vàng lá chẻ)

Câu 4

1.

- Các kiểu biến dị tổ hợp có thể sẽ xuất hiện gồm có:

+ A-bbD-

+ aaB-D-

+ aabbD-

- Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại các tính trạng đã có ở đời trước tạo ra các tổ hợp kiểu gen quy định kiểu hình mới ở đời con.

- Cơ chế phát sinh:

+ Sự phân li độc lập của các cặp gen (nằm trên các cặp NST khác nhau) quy định các cặp tính trạng trong quá trính phát sinh giao tử.

+ Sự tiếp hợp và trao dổi chéo của các NST kép tương đồng trong kỳ đầu giảm phân I.

+ Sự tổ hợp tự do của các loại giao tử trong thụ tinh.

- Ý nghĩa:

+ Tạo ra sự đa dạng và phong phú của các loài giao phối, giúp sinh vật thích nghi tốt hơn trong điều hiện môi trường biến động.

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

2.

- Hiện tượng di truyền hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp là di truyền liên kết.

- Nguyên nhân:

+ Các gen quy định các tính trạng cùng nằm trên 1 NST.

+ Trong quá trình phát sinh giao tử và thụ, các gen đó phân li và tổ hợp cùng nhau nên các tính trạng được quy định cũng có xu hướng biểu hiện cùng nhau.

Câu 5

- Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = \(\frac{{76}}{2}\)  = 38 (NST đơn).

a. Số NST cần cung cấp = 38. (25 – 1) = 1178 (NST đơn).

b. – Số tinh trùng được sinh ra = 1000. 4 = 4000 (tinh trùng).

- Số tinh trùng được thụ tinh = Số hợp tử được tạo thành = \(\frac{{1}}{1000}\) . 4000 = 4 (hợp tử) = số trứng được thụ tinh.

- Số tế bào sinh trứng (noãn bào 1) cần sử dụng là 4: 20% = 20 (tế bào)

- Số NST bị tiêu hủy trong quá trình sinh trứng

20. 3. 19 = 1140 (NST đơn).

c. Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.

Ta có: 4. (2k – 1). 38 = 1064 => 2k = 8 => k = 3.

=> số tế bào con sinh ra là 4. 23 – 32 (tế bào) và mỗi hợp tử nguyên phân 3 lần.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Cát Trinh có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF