OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Bình Hưng Hòa có đáp án

29/11/2020 1011.47 KB 208 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201129/92155329158_20201129_145635.pdf?r=1
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập kiến thức và chuẩn bị cho kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Bình Hưng Hòa có đáp án được biên tập, tổng hợp. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 9 chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THCS BÌNH HƯNG HÒA

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 90 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1 (1,5 điểm):

a)  Sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động là gì?

b)  Tại sao khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thì nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường?

Câu 2 (2,0điểm): Hãy giải thích tại sao:

- Máu có màu đỏ.

- Thành của các tâm thất dày hơn thành của các tâm nhĩ.

- Thành của tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải.

- Thành của động mạch dày hơn thành của tĩnh mạch.

- Thành của mao mạch rất mỏng?

Câu 3 (1,5 điểm):

Ở một người có 15 cử động hô hấp trong 1 phút. Hỏi trong 1 giờ người đó có bao nhiêu lần hít vào và bao nhiêu lần thở ra? Khí lưu thông của người này khi thở ra bình thường là 500ml còn khi người đó thở ra gắng sức thì lượng khí gấp đôi lúc thở ra bình thường. Dung tích sống của người này là 3500ml. Tổng dung tích phổi của người đó là bao nhiêu ml? Lượng khí bổ sung của người đó khi hít vào gắng sức là bao nhiêu ml? Biết rằng lượng khí cặn của người đó là 1,2 lít.

Câu 4 (3,0 điểm):

a) Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột \(\xrightarrow{1}\)đường mantôzơ\(\xrightarrow{2}\)đường glucôzơ. Hãy cho biết:

- Chặng 1 có thể được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của loại enzim nào?

- Chặng 2 được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của enzim có trong những dịch tiêu hoá nào?

b) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa biến đổi lí học và biến đổi hoá học thức ăn trong ống tiêu hoá.

c) Vì sao khi ăn, ta phải nhai kĩ, nuốt chậm; đồng thời không nên vừa nhai - nuốt, vừa cười nói, đùa nghịch?

Câu 5 (2,0 điểm):

a) Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân có hại ta cần phải thực hiện những thói quen sống khoa học nào?

b) Vì sao cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.

Miễn dịch chủ động

Miễn dịch thụ động

- Là việc tiêm vào cơ thể các vi khuẩn đã được làm yếu hoặc đã chết để tạo ra kháng thể dự trữ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh khi cần thiết.

- Là việc tiêm chủng để phòng bệnh

- Là miễn dịch được tạo thành sau vài giờ khi tiêm thuốc và chỉ có tác dụng trong khoảng vài tuần.

- Là việc tiêm huyết thanh để chữa bệnh

 

b.

Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, sự lưu thông máu trong mạch tăng lên để vận chuyển kịp thời bạch cầu nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Lúc đó mạch máu dãn ra, máu tới cơ quan và tới da nhiều hơn, nên nhiệt trong cơ thể toả ra nhiều vì vậy nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường. Mức độ viêm nhiễm càng nhiều, thì nhiệt độ cơ thể  tăng càng cao.

Câu 2:

- Máu có màu đỏ là do hồng cầu có chứa hêmôglôbin (Hb) có đặc tính khi kết hợp với O2 có màu đỏ tươi, khi kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm.

- Thành của các tâm thất dày hơn thành của các tâm nhĩ là vì:

+ Tâm thất có nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy để đẩy máu lưu thông tới khắp các hệ cơ quan trong cơ thể.

+ Tâm nhĩ có nhiệm vụ thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất.

- Thành của tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải là vì:

+ Tâm thất trái có nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy để đẩy máu lưu thông tới các hệ cơ quan trong vòng tuần hoàn lớn.

+ Tâm thất phải có nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy để đẩy máu lưu thông qua phổi trong vòng tuần hoàn nhỏ.

- Thành của động mạch dày hơn thành của tĩnh mạch là vì:

+ Thành của động mạch có lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn thành của tĩnh mạch để phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với áp lực lớn và vận tốc cao.

+ Thành của tĩnh mạch có lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn so với thành của động mạch, phù hợp với chức năng dẫn máu từ các cơ quan về tim với áp lực nhỏ và vận tốc trung bình.

- Thành của mao mạch rất mỏng là vì: mao mạch rất nhỏ, thành chỉ gồm 1

lớp tế bào biểu bì dẹt để tạo thuận lợi cho việc thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào thông qua nước mô.

Câu 3:

* Đổi 1 giờ = 60 phút.

- Một cử động hô hấp có 1 lần hít vào và một lần thở ra → Trong 1 phút sẽ có 15 lần hít vào và 15 lần thở ra.

- Vậy trong 1 giờ sẽ có 15 x 60 = 900 lần hít vào và 15 x 60 = 900 lần thở ra.

* Đổi 1,2 lít = 1200 ml

Tổng dung tích phổi của người đó = Dung tích sống + Khí cặn = 3500 + 1200 = 4700 (ml).

* Dung tích sống = Khí lưu thông + Khí bổ sung + Khí dự trữ  (thở ra gắng sức)

→ Khí bổ sung =  Dung tích sống – (Khí lưu thông + Khí dự trữ)                                                          

                         =  3500 – (500 + 500 x 2) = 2000 (ml)

Câu 4

a)

- Chặng 1:

+ Được thực hiện trong khoang miệng và ruột non (ngoài ra có thể xảy ra trong dạ dày khi thức ăn chưa thấm dịch vị).

+ Enzim tham gia là enzim amilaza.

- Chặng 2:

+ Được thực hiện trong ruột non.

+ Enzim phân giải tinh bột và đường mantôzơ có trong dịch tuỵ và dịch ruột.

b) Những điểm khác nhau giữa biến đổi lí học và biến đổi hoá học thức ăn trong ống tiêu hoá:

Biến đổi lí học

Biến đổi hoá học

- Được diễn ra mạnh nhất trong khoang miệng, giảm dần từ dạ dày tới ruột non.

- Được thực hiện bởi răng, lưỡi, các cơ nhai, các lớp cơ ở thành dạ dày và thành ruột non.

- Thức ăn được nghiền nát, làm nhuyễn và thấm đẫm dịch tiêu hoá.

- Được diễn ra yếu ở khoang miệng và dạ dày, mạnh mẽ và triệt để nhất ở ruột non.

- Được thực hiện bởi các enzim tiêu hoá có trong nước bọt, dịch vị, dịch tuỵ và dịch mật.

- Các đại phân tử trong thức ăn được phân cắt nhỏ dần thành các phân tử chất dinh dưỡng.

 

- Khi ăn ta phải nhai kĩ, nuốt chậm là vì:

+ Để thức ăn được làm mềm, làm nhuyền, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt → Tạo điều kiện cho sự biến đổi hoá hoá học thức ăn ở ruột non diễn nhanh và triệt để hơn.

+ Tránh bị nghẹn.

- Khi ăn, ta không nên vừa nhai - nuốt, vừa cười nói, đùa nghịch là vì:

+ Có thể bị nghẹn hoặc làm cho thức ăn rơi vào đường hô hấp dẫn tới bị sặc, thậm chí gây tắc đường dẫn khí → nguy hiểm đến tính mạng.

+ Có thể làm cho thức ăn văng ra ngoài gây mất vệ sinh.

Câu 5:

a. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:

+ Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

+ Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, có cấu tạo gồm: phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

+ Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng, mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

b) Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân có hại ta cần phải thực hiện các thói quen sống khoa học sau:

+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

+ Khẩu phần ăn uống hợp lí:

  • Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
  • Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
  • Uống đủ nước.

+ Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.

c)

  Ở người, khi ý thức hình thành  thì phía dưới cơ vòng trơn của ống đái còn có loại cơ vân, lúc này đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành và phát triển, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Bình Hưng Hòa có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF