Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi HK2 lớp 10 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Đề thi HK2 môn Hoá 10 CTST năm 2022 - 2023 Trường THPT Nguyễn Khuyến có đáp án. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo đề thi dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: HÓA HỌC 10 - CTST Thời gian làm bài: 60 phút ( không kể thời gian phát đề ) |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1. Số oxi hoá của nitrogen trong hợp chất KNO3 là
A. +3.
B. +5.
C. +7.
D. +2.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Số oxi hoá của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0.
(b) Số oxi hoá của kim loại kiềm trong hợp chất là +1.
(c) Số oxi hoá của oxygen trong OF2 là -2.
(d) Trong hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hoá là +1.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Cho các phản ứng hoá học sau:
(a) HCl + KOH → KCl + H2O.
(b) 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
(d) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Số phản ứng oxi hoá – khử là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 4. Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử (trong điều kiện phản ứng phù hợp) trong hợp chất nào sau đây?
A. SO2.
B. H2SO4.
C. H2S.
D. Na2SO3.
Câu 5. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
CuSO4(aq) + Zn(s) → ZnSO4(aq) + Cu(s) \( {\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = - 231,04kJ\)
Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt.
B. tỏa nhiệt.
C. không có sự thay đổi năng lượng.
D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 6. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
\({{\rm{H}}_2}\left( {\rm{g}} \right) + {{\rm{F}}_2}\left( {\rm{g}} \right) \to 2HF\left( {\rm{g}} \right)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = - 546,00kJ\)
Giá trị \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\) của phản ứng \(\frac{1}{2}{{\rm{H}}_2}\left( {\rm{g}} \right) + \frac{1}{2}{{\rm{F}}_2}\left( {\rm{g}} \right) \to HF\left( {\rm{g}} \right)\) là
A. – 546 kJ.
B. + 546 kJ.
C. – 273 kJ.
D. + 273 kJ.
Câu 7. Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do
A. xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.
B. xảy ra phản ứng thu nhiệt.
C. xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.
D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.
Câu 8. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi gọi là
A. nhiệt tạo thành chuẩn của phản ứng.
B. biến thiên enthalpy của phản ứng.
C. enthalpy của phản ứng.
D. năng lượng của phản ứng.
Câu 9. Xét phản ứng đốt cháy methane:
CH4(g) + 2O2(g) ⟶ CO2(g) + 2H2O(l) \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\) = – 890,3 kJ
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là – 393,5 và – 285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là
A. – 74,8 kJ.
B. 74,8 kJ.
C. – 211,6 kJ.
D. 211,6 kJ.
Câu 10. Cho phản ứng sau:
CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là
\(\begin{array}{*{20}{l}} {{\rm{A}}{\rm{.}}\,{{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}({\rm{g}})} \right) + {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\left( {{\rm{C}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}(\;{\rm{g}})} \right) - {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl}}(\;{\rm{g}})} \right) - {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\left( {{\rm{HCl}}(\;{\rm{g}})} \right)}\\ {{\rm{B}}{\rm{.}}\,{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl}}(\;{\rm{g}})} \right) + {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\left( {{\rm{HCl}}(\;{\rm{g}})} \right) - {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}({\rm{g}})} \right) - {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\left( {{\rm{C}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}(\;{\rm{g}})} \right)}\\ {{\rm{C}}{\rm{.}}\,{\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0 = {{\rm{E}}_{\rm{b}}}\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}} \right)\;{\rm{ + }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}({\rm{C}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}){\rm{ - }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}{\;_{({\rm{H - H}})}}\;{\rm{ - }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl}}} \right){\rm{ - }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}\;\left( {{\rm{HCl}}} \right)}\\ {{\rm{D}}{\rm{.}}\,{\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0 = {{\rm{E}}_{\rm{b}}}\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl}}} \right) + {{\rm{E}}_{\rm{b}}}\;\left( {{\rm{HCl}}} \right)\;{\rm{ - }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}({\rm{C}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}){\rm{ - }}{{\rm{E}}_{\rm{b}}}\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}} \right)} \end{array}\)
Câu 11. Tốc độ trung bình của phản ứng là
A. tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.
B. tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.
C. biến thiên nồng độ của phản ứng.
D. biến thiên khối lượng của phản ứng.
Câu 12. Cho phản ứng hoá học:
Zn(s) + 2HCl(aq) → ZnCl2(aq) + H2(g)
Sau 40 giây, nồng độ của HCl giảm từ 0,6M về 0,4M. Tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ HCl trong 40 giây là
A. 1,5 × 10-3 M/s.
B. 1,0 × 10-3 M/s.
C. 2,5 × 10-3 M/s.
D. 2,0 × 10-3 M/s.
Câu 13. Cho phản ứng đơn giản sau:
CHCl3(g) + Cl2(g) → CCl4(g) + HCl(g)
Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng viết theo định luật tác dụng khối lượng là
\(\begin{array}{l} {\rm{A}}{\rm{. v = k}}{\rm{.}}{{\rm{C}}_{{\rm{CHC}}{{\rm{l}}_{\rm{3}}}}}{\rm{.}}{{\rm{C}}_{{\rm{C}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}}}\\ {\rm{B}}{\rm{. v = k}}{\rm{.}}{{\rm{C}}_{{\rm{CC}}{{\rm{l}}_{\rm{4}}}}}{\rm{.}}{{\rm{C}}_{{\rm{HCl}}}}\\ {\rm{C}}{\rm{. v = }}{{\rm{C}}_{{\rm{CHC}}{{\rm{l}}_{\rm{3}}}}}{\rm{.}}{{\rm{C}}_{{\rm{C}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}}}\\ {\rm{D}}{\rm{. v = }}{{\rm{C}}_{{\rm{CC}}{{\rm{l}}_{\rm{4}}}}}{\rm{.}}{{\rm{C}}_{{\rm{HCl}}}} \end{array}\)
Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
B. Tốc độ phản ứng có thể nhận giá trị dương hoặc âm.
C. Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.
D. Tốc độ phản ứng đốt cháy cồn (alcohol) lớn hơn tốc độ của phản ứng gỉ sắt.
Câu 15. Dùng bình chứa oxygen thay cho dùng không khí để đốt cháy acetylene. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình biến đổi này là
A. áp suất.
B. nhiệt độ.
C. nồng độ.
D. chất xúc tác.
Câu 16. Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC?
A. 8.
B. 16.
C. 32.
D. 64.
Câu 17. Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng:
A. Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
B. Tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
C. Tăng nhiệt độ của phản ứng.
D. Giảm nhiệt độ của phản ứng.
Câu 18. Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate với xúc tác manganes dioxide. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:
(1) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.
(2) Nung ở nhiệt độ cao.
(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
(4) Nghiền nhỏ potassium chlorate.
Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19. Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn là
A. Nhóm VA.
B. Nhóm VIA.
C. Nhóm VIIA.
D. Nhóm IVA.
Câu 20. Nguyên tử chlorine không có khả năng thể hiện số oxi hoá
A. +3.
B. 0.
C. +1.
D. +2.
Câu 21. Chất nào dưới đây có sự thăng hoa khi đun nóng?
A. Cl2.
B. I2.
C. Br2 .
D. F2.
Câu 22. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Hydrofluoric acid là acid yếu.
(c) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(d) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F–, Cl–, Br–, I–.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 23. Cho phản ứng tổng quát sau:
X2(g) + 2KBr(aq) → 2KX(aq) + Br2(aq)
X có thể là chất nào sau đây?
A. Cl2.
B. I2.
C. F2.
D. O2.
Câu 24. Chọn phương trình phản ứng đúng?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
B. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2.
C. 3Fe + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2.
D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.
...
PHẦN II: TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 1 (1 điểm): Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron (chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình oxi hoá, quá trình khử).
a) Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O
b) KI + H2SO4 → I2 + H2S + K2SO4 + H2O
Câu 2 (1 điểm): Cho nhiệt độ sôi của các halogen như sau:
Halogen |
F2 |
Cl2 |
Br2 |
I2 |
Nhiệt độ sôi (oC) |
-188 |
-35 |
59 |
184 |
Giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi từ fluorine đến iodine.
Câu 3 (1 điểm): Cho 1,49 gam hỗn hợp X gồm: MgCO3 và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 0,4958 lít khí B ở đkc. Xác định % khối lượng của các chất trong X.
HƯỚNG DẪN GIẢI
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
1 - B |
2 - B |
3 - C |
4 - C |
5 - B |
6 - C |
7 - B |
8 - B |
9 - A |
10 - C |
11 - B |
12 - C |
13 - A |
14 - B |
15 - C |
16 - A |
17 - A |
18 - B |
19 - C |
20 - D |
21 - B |
22 - C |
23 - A |
24 - A |
25 - D |
26 - B |
27 - C |
28 - C |
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1:
a. \(\overset{\text{0}}{\mathop{\text{C}{{\text{l}}_{\text{2}}}}}\,\text{+KOH}\xrightarrow{{{\text{t}}^{\text{0}}}}\text{K}\overset{\text{-1}}{\mathop{\text{Cl}}}\,\text{+K}\overset{\text{+5}}{\mathop{\text{Cl}}}\,{{\text{O}}_{\text{3}}}\text{+}{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}\)
Cl2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá.
Ta có các quá trình:
Quá trình oxi hoá: \(\overset{\text{0}}{\mathop{\text{C}{{\text{l}}_{\text{2}}}}}\,\to \text{2}\overset{\text{+5}}{\mathop{\text{Cl}}}\,\text{+10e}\)
Quá trình khử: \({{\overset{\text{0}}{\mathop{\text{Cl}}}\,}_{\text{2}}}\text{+2e}\to \text{2}\overset{\text{-1}}{\mathop{\text{Cl}}}\,\)
Phương trình được cân bằng:
3Cl2 + 6KOH \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 5KCl + KClO3 + 3H2O
b. \(\text{K}\overset{-1}{\mathop{\text{I}}}\,\text{+}{{\text{H}}_{\text{2}}}\overset{+6}{\mathop{\text{S}}}\,{{\text{O}}_{\text{4}}}\ \to \overset{\text{0}}{\mathop{\text{I}}}\,{{}_{\text{2}}}\ \text{+}{{\text{H}}_{\text{2}}}\overset{-2}{\mathop{\text{S}}}\,\text{+}{{\text{K}}_{\text{2}}}\overset{+6}{\mathop{\text{S}}}\,{{\text{O}}_{\text{4}}}\ \text{+}{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}\)
Chất khử: KI.
Chất oxi hoá: H2SO4.
Quá trình oxi hoá: \(2\overset{-1}{\mathop{\text{I}}}\,\to \overset{\text{0}}{\mathop{\text{I}}}\,{{}_{\text{2}}}+2\)
Quá trình khử: \(\overset{+6}{\mathop{\text{S}}}\,+8e\to \overset{-2}{\mathop{\text{S}}}\,\)
Phương trình được cân bằng:
8KI + 5H2SO4 → 4I2 + H2S + 4K2SO4 + 4H2O
...
---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi trắc nghiệm và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK2 môn Hoá 10 CTST năm 2022 - 2023 Trường THPT Nguyễn Khuyến có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm