OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT chuyên - ĐHSP Hà Nội

30/11/2020 800.77 KB 200 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201130/21734287364_20201130_100607.pdf?r=2464
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin giới thiệu đến các em Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 của trường THPT chuyên - ĐHSP Hà Nội có đáp năm 2020. Tài liệu này đã được HOC247 biên tổng hợp và chọn lọc từ các trường THPT. Mời các em tham khảo đề thi dưới đây nhé. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập.

 

 
 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI

ĐỀ THI HK1

MÔN NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“...Một lần, Khổng Tử cùng học trò đi đến biên giới giữa nước Trần và nước Thái thì lương thực vừa cạn hết. Mấy thầy trò còn phải ăn cháo loãng. Những ngày sau, ngay cả cháo cũng không còn, phải ăn rau dại cầm hơi. Khổng Tử ngày một gầy đi. Tử Lộ và Nhan Hồi, hai học trò yêu của Khổng Tử thì trong lòng như lửa đốt.

Một hôm, Nhan Hồi đang ôm bụng đói mà rẽ đường, băng lối, vượt đồng không mông quạnh tìm thức ăn thì may thay thấy được một mái nhà tranh. Ông lão chủ nhà nghe chuyện mấy thầy trò khổ cực làm vậy, mới vội vàng vào nhà xúc gạo đưa cho Nhan Hồi.

Về nhà, thấy Khổng Tử đang ngủ, Nhan Hồi chẳng dám kinh động thầy, lặng lẽ xuống bếp nhóm lửa, nấu cơm. Mùi cơm chín bay khắp nhà. Khổng Tử tỉnh giấc nhìn quanh, bất giác bắt gặp Nhan Hồi đang nhón tay bốc một nắm cơm trong nồi ăn. Ông thở dài rồi than thở: “Trò yêu của ta lẽ nào lại ăn vụng thầy, vụng bạn thế sao? Còn đâu lễ nghĩa, đạo lý? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông, đổ biển cả rồi!”.

Rồi Khổng Tử vờ như không thấy, quay mặt vào tường ngủ tiếp. Một lát sau, Nhan Hồi kính cẩn bước vào nhà trong, nhẹ nhàng lay thầy dậy: “Thưa Phu tử, cơm đã dọn xong, mời Phu tử xuống dùng bữa!”. Khổng Tử ngồi dậy, nói với học trò: “Các trò ạ, ta vừa mơ thấy cha mẹ mình. Chi bằng ta xới một bát cơm để dâng tế họ trước là hơn”. Đoạn, Khổng Tử bê bát cơm chuẩn bị mang đi cúng.

Nhưng Nhan Hồi vội vàng ngăn thầy lại rồi thưa: “Thưa Phu tử, nồi cơm này đã không còn sạch sẽ. Lúc nãy, khi nấu cơm, con sơ ý để bụi bẩn rơi vào nồi. Con định xới chỗ cơm bẩn ấy bỏ đi. Nhưng nghĩ bụng chút gạo này phải nhọc nhằn lắm mới kiếm được, thật quý giá biết bao, bỏ phí thì đúng là tội lớn. Con xới riêng phần cơm bẩn ấy ra rồi tự mình ăn trước, đã đắc tội với thầy và các sư huynh đệ. Bây giờ, con chỉ xin ăn rau. Còn nồi cơm đã không còn sạch sẽ, quyết không thể mang dâng tế được!”.

Nhan Hồi kể lại sự tình, Khổng Tử nghe mà ứa nước mắt, rồi thuật lại chuyện mình đã hiểu lầm người học trò yêu ra sao với mọi người. Khổng Tử cũng gật gù tâm đắc khi có được một học trò đức độ, lễ nghĩa như Nhan Hồi.”

Nhưng sau này, Nhan Hồi yểu mệnh, qua đời khi mới vừa 40 tuổi. Cái chết của Nhan Hồi khiến Khổng Tử đau xót, thống khổ. Ông không cầm nổi đau thương, ngửa mặt khóc to lên rằng: “Trời đã diệt ta rồi! Trời đã diệt ta rồi!”.

(https://www.dkn.tv/van-hoa/hoc-tro-hanh-xu-vo-le-khong-tu-da-xu-tri-ra-sao.html)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

2. Vì sao Khổng Tử lại kể với học trò giấc mơ thấy cha mẹ mình và bê bát cơm chuẩn bị mang đi cúng? Lời thưa của Nhan Hồi khi ngăn thầy bê bát cơm đi cúng cho thấy vẻ đẹp gì ở người học trò này?

3. Thái độ của Khổng Tử thay đổi như thế nào sau khi nghe lời thưa của Nhan Hồi?

4. Anh/chị rút ra được bài học gì từ văn bản trên? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nêu suy nghĩ của anh/chị về bài học đó?

II. LÀM VĂN (7.0 Điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

1. Đề 1. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm cám”. (sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

2. Đề 2. Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ “Tỏ lòng” (“Thuật hoài”) của Phạm Ngũ Lão. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

………………… Hết………………….

 

 

 

 

GIẢI CHI TIẾT


I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2:

- Bởi Khổng Tử muốn tạo điều kiện để học trò nói ra hành động của mình, cho học trò cơ hội để giải thích, tránh hiểu sai. Khổng Tử đã rất khéo léo mang vấn đề ra hỏi, vì thế mà sự việc được rõ ràng.

- Nhan Hồi là học trò trọng lễ nghĩa, đạo lý, biết kính trên nhường dưới. Nhan Hồi là một trong những học trò mà Khổng Tử yêu quý nhất.

Câu 3:

- Ban đầu, khi nhìn thấy hành động bốc nắm cơm trong nồi ăn của Nhan Hồi, Khổng Tử rất thất vọng về hành động của người học trò

- Sau khi nghe lời thưa của Nhan Hồi, Khổng Tử vô cùng xúc động, tự trách bản thân suýt chút nữa đã trở thành kẻ “hồ đồ” trách nhầm học trò của mình.

Câu 4: Bài học rút ra:

- Học sinh có thể rút ra những bài học sau: tôn sư trọng đạo, những điều mắt thấy tai nghe chưa chắc đã là sự thực. Để nhìn nhận, đánh giá đúng về sự việc thì hãy tìm hiểu và đứng ở góc độ của đối tượng, đặt bản thân vào vị trí của đối tượng thì mới có thể đánh giá khách quan, chính xác. Khi nhìn nhận, đánh giá một con người cũng vậy. Phải rất thận trọng, phải khách quan, toàn diện, cụ thể, không nên kết luận chỉ qua hành vi bên ngoài.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Cảm nhận về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”

a. Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

b. Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

- Giới thiệu truyện cổ tích “Tấm Cám”

- Dẫn dắt vấn đề

Thân bài:

1. Thân phận, con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm

a) Hoàn cảnh, thân phận: mồ côi, ở với dì ghẻ

=> Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, đối xử bất công, tệ bạc

b) Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám

- Mâu thuẫn có ở hai giai đoạn: mâu thuẫn gia đình (từ đầu đến Tấm đi hội) và mâu thuẫn xã hội dữ dội một mất một còn (từ khi Tấm chết cho đến hết)

=> Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là nhân vật đại diện cho cái ác. Mâu thuẫn giữa Tấm và Cảm không đơn thuần chỉ là mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình mà còn là mâu thuẫn, xung đột giữa cái thiện và cái ác.

c) Con đường tìm đến hạnh phúc:

- Giai đoạn đầu: Tấm thụ động, yếu đuối, khi bị áp bức, đối xử bất công, Tấm chỉ biết ôm mặt khóc

- Sự xuất hiện của nhân vật Bụt: nhờ Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. => Thể hiện quan niệm triết lí của nhân dân “ở hiền gặp lành”, thể hiện khát vọng, ước mơ của nhân dân về hạnh phúc, lẽ công bằng trong cuộc sống.

=> Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng Tấm vẫn tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói riêng, truyện cổ tích thế giới nói chung.

2. Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm

- Tấm trở thành hoàng hậu, bị mẹ con Cám hãm hại

-  Những lần hóa thân của Tấm:

+ Chim vàng anh

+ Cây xoan đào

+  Khung cửi

+ Cây thị, quả thị

- Ý nghĩa của quá trình hóa thân:

+ Khẳng định sự bất diệt của cái thiện. Cái thiện không chết đi một cách oan ức, không bị khuất phục trước cái ác.

+ Sự hóa thân của Tấm thể hiện tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện luôn chiến thắng.

+ Những sự vật mà Tấm hóa thân đều là những sự bậy bình dị, quen thuộc với người dân lao động. Đó cũng chính là những hình đẹp đẽ của làng quê Việt Nam xưa.

ð Tấm không còn thụ động, yếu đuối, không còn sự xuất hiện của nhân vật Bụt. Một cô Tấm mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động giành và giữ hạnh phúc cho mình.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Xây dựng những mẫu thuẫn có sự tăng tiến để thể hiện sự phát triển trong hành động nhân vật

- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập để khắc họa nhân vật

- Sử dụng các yếu thần kì.

Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật Tấm.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT chuyên - ĐHSP Hà Nội. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF