OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Chu Văn An

16/12/2023 330.74 KB 73 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231216/52065847711_20231216_101223.pdf?r=6792
ADMICRO/
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới, HOC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Chu Văn An dưới đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em thi tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS CHU VĂN ĂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2023-2024

MÔN THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CD

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

1. Đề thi

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Cho các nội dung sau:

1) Kiểm tra giả thuyết

2) Quan sát, đặt câu hỏi

3) Viết, trình bày báo cáo

4) Phân tích kết quả

5) Xây dựng giả thuyết

Các nội dung trên được sắp xếp lại theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên là

A.5 – 2 – 3 – 4 – 1.

B.5 – 1 – 2 – 4 – 3.

C.2 – 5 – 1 – 4 – 3.

D.2 – 3 – 5 – 1 – 4.

Câu 2: Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định là kĩ năng nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Kĩ năng quan sát.

B. Kĩ năng phân loại.

C. Kĩ năng dự đoán.

D. Kĩ năng liên hệ.

Câu 3: Trong phòng thực hành, có thể đo thời gian một xe có tấm chắn sáng đi được một quãng đường xác định bằng dụng cụ nào sau đây?

A.Đồng hồ đo thời gian hiện số.

B.Cân điện tử.

C.Cổng quang điện.

D.Cả A và C.

Câu 4: Nguyên tử có cấu tạo gồm

A.proton và neutron.

B.vỏ nguyên tử và các hạt neutron.

C. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

D.electron và neutron.

Câu 5: Nguyên tử sodium có 11 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử sodium là

A. +11.

B. -11.

C. 11+.

D. 11-.

Câu 6: Cho biết sơ đồ của nguyên tử carbon như sau:

Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử carbon lần lượt là

A. 3 và 4 electron.

B. 2 và 6 electron.

C. 2 và 4 electron.

D. 3 và 6 electron.

Câu 7: Nguyên tử phosphorus có 15 proton, 15 electron và 16 neutron. Khối lượng của nguyên tử phosphorus là

A. 15 amu.

B. 16 amu.

C. 31 amu.

D. 46 amu.

Câu 8:Đơn vị đo tốc độ thường dùng là

A. m/s.

B. km/h.

C. m.s

D. Cả A và B.

Câu 9: Ghép tốc độ phù hợp với các đối tượng chuyển động sau:

Tốc độ

Vật chuyển động

a. 1,2 cm/s

1. Vận động viên

b. 12 km/h

2. Ốc sên

c. 200 m/s

3. Máy bay

 

A. 1 – a; 2 – b; 3 – c.

B. 1 – c; 2 – b; 3 – a.

C. 1 – b; 2 – a; 3 – c.

D. 1 – a; 2 – c; 3 – b.

Câu 10: Đổi tốc độ sau ra đơn vị tương ứng: 36 km/h = … m/s = … cm/s

A. 36 km/h = 10 m/s = 10 cm/s.

B. 36 km/h = 10 m/s = 1 cm/s.

C. 36 km/h = 1 m/s = 10 cm/s.

D. 36 km/h = 1 m/s = 1 cm/s.

Câu 11: Biển báo dưới đây cho biết điều gì?

A. Tốc độ tối đa đi trên đoạn đường này là 50 km/h.

B. Tốc độ tối thiểu đi trên đoạn đường này là 50 km/h.

C. Trên đoạn đường này cần phải giữ tốc độ của phương tiện không đổi trong khoảng 50 km/h.

D. Tốc độ tối đa đi trên đoạn đường này là 50 m/s.

Câu 12: Đồ thị quãng đường- thời gian của một xe máy dưới đây cho biết xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn​​

A.Xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn​​ (1).

B. Xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn​​ (2).

C. Xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn​​ (3).

D. Không có giai đoạn nào xe máy dừng lại nghỉ.

Câu 13:Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường- thời gian của một người đi bộ.

Tốc độ của người đó là

A. 1,5 m/s.

B. 9 m/s.

C. 3 m/s.

D. 6 m/s.

Câu 14: Dưới đây là đồ thị quãng đường- thời gian của một vật chuyển động.

Em hãy cho biết quãng đường vật đi được sau 3 s là bao nhiêu?

A. 3 m.

B. 6 m.

C. 9 m.

D. 0 m.

Câu 15: Trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nên …(1)… tốc độ và …(2)… khoảng cách an toàn với xe phía trước.

A. (1) tăng, (2) giảm.

B. (1) giảm, (2) tăng.

C. (1) giữ nguyên, (2) giảm.

D. (1) giữ nguyên, (2) tăng.

Câu 16:Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe phải:

A.điều khiển tốc độ của xe không vượt quá tốc độ tối đa cho phép.

B.giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.

C.chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, có sương mù, địa hình quanh co, tầm nhìn hạn chế…

D. Cả 3 phương án trên.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm): Nguyên tử X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 11. Trong hạt nhân nguyên tử X, hạt không mang điện nhiều hơn hạt mang điện tích dương là 1 hạt.

a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.

b) Tính khối lượng nguyên tử X.

c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp.

Bài 2:(1 điểm)Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?

Bài 3:(1 điểm)Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:

Tính tốc độ trung bình của bạn học sinh?

Bài 4: (2 điểm)Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

2. Đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 4,0 điểm)

Mỗi câu chọn đúng được 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

D

D

C

A

C

C

D

C

B

A

B

A

C

B

D

 

 

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6,0 điểm)

Bài 1:

a) Nguyên tử X có:

+ Số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân = 11 (hạt).

+ Hạt nhân nguyên tử chứa hai loại hạt là proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện). Theo bài ra ta có:

Số neutron = số proton + 1 = 11 + 1 = 12 (hạt).

b) Do khối lượng của electron nhỏ hơn nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.

Khối lượng nguyên tử X là: 11 × 1 + 12 × 1 = 23 (amu).

c) Nguyên tử X có 3 lớp electron. Trong đó:

+ Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.

+ Lớp thứ hai có 8 electron.

+ Còn lại 11 – 2 – 8 = 1 electron ở lớp thứ ba.

Bài 2:

Trong 5 phút đầu cô Mai đi được: s = 1500 m, t = 5 phút = 300 s

Tốc độ của cô Mai là: 

Sau khi đi được 1500 m cô Mai dừng lại 10 phút (do đồ thị đoạn này là đường thẳng song song với trục thời gian).

Sau khi dừng lại cô Mai tiếp tục đi đến siêu thị với tốc độ không đổi nên thời gian để đi hết quãng đường còn lại là: 

Thời gian cô Mai đi từ nhà đến siêu thị là: +10+5=20(phút)

 

Bài 3:

Thời gian trung bình bạn học sinh chạy trong ba lần đo là:

 

 

Bài 4:

- Vai trò của hô hấp tế bào đối với cơ thể sống:

+ Giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.

+ Tạo ra nhiệt năng giúp cơ thể duy trì được thân nhiệt ổn định.

- Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị dừng lại thì cơ thể sẽ không có năng lượng cho các hoạt động sống và như vậy, cơ thể sẽ chết.

Trên đây là nội dung Đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Chu Văn AnĐể xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF