OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 9 Học kì 2 năm học 2018-2019

05/04/2019 849.95 KB 1181 lượt xem 47 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190405/813164383302_20190405_101719.pdf?r=7243
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin gửi đến các em học sinh tài liệu Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 9 Học kì 2 năm học 2018-2019 được Học247 sưu tầm và biên tập dưới đây, nhằm giúp các em ôn tập lại các kiến thức cần nắm của chương trình Vật lý 9 một cách hiệu quả , đồng thời có những kết quả tốt trong học tập. Mời các em cùng theo dõi!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ LỚP 9

 HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2018-2019

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1:    Sự Nhiễm Điện Do Cọ Xát – Hai Loại Điện Tích  

  • Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác gọi là các vật đã bị nhiễm điện hay các vật mang điện tích.

- Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

-Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.

Câu 2Có mấy loại điện tích?

      + Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).

+ Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

Câu 3:  Sơ lược cấu tạo nguyên tử.

Mọi vật được cấu tạo từ cắc nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động.

Tổng điện tích âm của các eelectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận

Câu 4: Tác dụng từ của dòng điện.

Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì sau một thời gian, thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng. Hiện tượng đồng tách từ dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.

Dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện, người ta có thể mạ kim loại, đúc điện, luyện kim, …

Câu 5:  Tác dụng sinh lý của dòng điện.

Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện.

Trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh, châm cứu dùng điện (điện châm).

Câu 6:  Có mấy loại điện tích.

 -Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm .

 -Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau .

 -Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương ( + ) ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm ( - ).

Câu 7:    Sơ lược về cấu tạo nguyên tử :

- Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.

- Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên tử .

- Tổng điện tích âm của các Electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân .Do đó ,bình thường nguyên tử trung hòa về điện .

- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ,từ vật này sang vật khác .

      - Một vật nhiễm điện Âm nếu nhận thêm electron ( thừa electron ); nhiễm điện dương nếu mất bớt electron ( thiếu electron ).

Câu 8:  Dòng điện – Nguồn điện .

- Dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng .

- Mỗi nguồn điện đều có hai cực : cực dương ( + ) và cực âm ( - ).

- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn .

Câu 9:   Chất dẫn điện và chất cách điện :

 - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện .

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua .Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện .

Câu 10:   Dòng điện trong kim loại – Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện .

- Trong kim loại có các Electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại .Chúng được gọi là các Electron tự do .Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quang những vị trí cố định .

- Dòng điện trong kim loại là dòng các Electron tự do dịch chuyển có hướng .

Trong mạch điện kín có dòng điện chạy qua ,các Electron tự do trong kim loại bị cực âm đẩy và cực dương hút .

Câu 12:  Sơ đồ mạch điện: Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mô tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu .

- Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng .

Câu 13:   Sơ đồ mạch điện Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây  dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện .

    Chiều dịch chuyển có hướng của các Electron tự do trong dây dẫn kim loại ngược với chiều dòng điện theo quy ước .

- Dòng điện cung cấp bởi Pin và Awcsquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều .

Câu 12:  Đoạn mạch mắc nối tiếp.

- Dòng điện có cường độ như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.

I1 = I2 = I3.

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên từng phần đoạn mạch.

U13 = U12 + U23

Câu 14:   Đoạn mạch song song:

- Dòng điện mạch chính có cường độ bằng tổng cường độ dòng điện qua các đoạn mạch rẽ.

        I = I1 + I2.

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

U = U1 = U2

Câu 15: Mức độ nguy hiểm của dòng điện. Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người

- Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua người làm co cơ rất mạnh, không thể duỗi tay ra khỏi dây điện khi chạm phải.

- Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.

- Dòng điện có cường độ trên 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

TRẮC NGHIỆM

1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị điện dùng để:

           A. Biến đổi điện năng thành cơ năng.

           B. Biến đổi cơ năng thành điện năng.

           C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.

           D. Biến đổi quang năng thành điện năng.

2. Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm:

            A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.                      

            B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.     

            C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

            D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

3. Nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là:

            A. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi từ vật này sang vật khác.

            B. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể truyền từ vật này sang vật khác.

            C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

            D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

4. Khi truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách

            A. tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện.                               

            B. giảm điện trở của dây dẫn.                                      

            C. giảm công suất của nguồn điện.   

            D. tăng tiết diện của dây dẫn.

5. Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

            A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ lạnh.                      

            B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng.                      

            C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.                      

            D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

6. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì

            A. từ tr­ường trong lòng cuộn dây luôn tăng.

            B. số đ­ường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.

            C. từ trư­ờng trong lòng cuộn dây không biến đổi.

            D. số đư­ờng sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

7. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 6,6V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế:

A. 1,5V                       B. 3V                          C. 4,5V                       D. 9V.

8. Ta không thể xác định được thấu kính là hội tụ hay phân kì dựa vào kết luận là:

            A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.

            B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa

            C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

            D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

9. Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu?

            A. 30cm.                     B. 40cm.                      C. 50cm.                      D. 60cm.

10. Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện?

            A. Tác dụng nhiệt.                                          C. Tác dụng quang.

            B. Tác dụng từ.                                               D. Tác dụng sinh lí.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 9 Học kì 2 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF