OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022

02/12/2021 611.78 KB 1605 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211202/42357986532_20211202_095130.pdf?r=5259
ADMICRO/
Banner-Video

Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022 được HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả kiến thức lý thuyết và bài tập ôn tập để chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bên dưới.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM 2021-2022

1. Lý thuyết ôn tập

1.1. Sự hình thành của xã hội phong kiến Châu Âu. Điểm khác biệt của nhà nước châu Âu và phương Đông.

- Thế kỉ V, các bộ tộc Giec man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây

- Các tướng lĩnh quân sự và quí tộc chiếm ruộng đất của chủ nô, trở nên quyền thế và giàu có, gọi là lãnh chúa

- Nô lệ và nông dân thành nông nô

⇒ Hình thành xã hội phong kiến châu Âu

Tính chất nhà nước châu Âu là nhà nước phong kiến phân quyền còn phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền

1.2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.

- Thế kỉ X -VIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á như: Mô giô pa hít, Campuchia, Đại Việt, Pagan...

- Thế kỉ XIII, người Thái lập nên vương quốc Su khô thay và Lạn Xạng

- Thế kỉ XVIII các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu suy yếu

- Thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của phương Tây

- Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong tổ chức ASEAN

1.3. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

- Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ, ở Hoa Lư (Ninh Bình)

- Nhờ nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, lần lược tiến đánh các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy, được nhân dân tôn là Vạn Thắng Vương

- Năm 967 đất nước thống nhất, yên bình

- Em đã học được từ Đinh Bộ Lĩnh lòng yêu nước, trí thông minh, anh dũng, tuổi nhỏ nhưng có ý chí lớn, muốn làm nhiều việc giúp ích cho đất nướ

1.4. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt vào thế kỉ XI

- Quân Tống tấn công phòng tuyến, ta phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng

- Quách Quỳ chuyển sang phòng ngự. Quân Tống chán nản, mệt mỏi, hao mòn dần

- Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh vào trại giặc, chúng thua to.

- Lý Thường Kiệt chủ động "giảng hòa"

- Đây là trận đánh tuyệt vời, Lý Thường Kiệt là niềm tự hào dân tộc, độc lập được giữ vững

- Lý Thường Kiệt chủ động "giảng hòa" với Tống vì ông không muốn chiến tranh tiếp diễn, chỉ tăng nỗi thống khổ cho nhân dân, 2 nước sẽ gánh chịu hy sinh về người và của thật vô ích. Ông muốn thể hiện thiện chí hòa bình và lòng nhân đạo, từ đó nhà Tống từ bỏ hẳn ý định xâm lược nước ta.

1.5. Tình hình văn hóa và giáo dục thời Lý.

- 1070 xây dựng Văn miếu

- 1075 mở khoa thi đầu tiên

- 1076 mở Quốc tử giám

- Thi cử chưa nề nếp

  • Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
  • Đạo Phật phát triển rộng khắp
  • Hội xuân có hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đua thuyền...
  • Kiến trúc độc đáo, qui mô tương đối lớn: chùa Một Cột, tháp Báo Thiên...
  • Điêu khắc tinh vi, thanh thoát: tượng Phật, hình rồng

⇒ Thời Lý ra đời nền văn hóa Thăng Long

Các sự kiện năm 1070, 1075,1076 cho thấy giáo dục nước ta thời Lý bước đầu phát triển

1.6. Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên là gì? Tác giả bài Hịch tướng sĩ là ai? Tác dụng của bài thơ này đến các tướng sĩ thời Trần ra sao?

  • Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập
  • Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc
  • Xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam
  • Củng cố khối đoàn kết toàn dân
  • Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác ở châu Á

Tác giả bài Hịch tướng sĩ là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo). Tác dụng của bài thơ này là các chiến sĩ đã căm thù giặc và thích trên cánh tay 2 chữ "Sát Thát".

2. Luyện tập

Câu 1: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là

A. Địa chủ và nông dân

B. Chủ nô và nô lệ

C.Lãnh chúa và nông nô

D.Tư sản và nông dân

Câu 2: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A.Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

B.Thợ thủ công, nô lệ, nông dân.

C.Nông dân, thợ thủ công.

D.Nô lệ và nông dân.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?

A.Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.

B.Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ.

C.Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.

D.Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.

Câu 4: Vương quốc Phơ-răng sau này phát triển thành nước nào?

A.Anh.

B.Pháp.

C.Tây Ban Nha.

D.I-ta-li-a

Câu 5: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

ATăng lữ, quí tộc.

B.Thương nhân, quí tộc.

C.Công nhân, quí tộc.

D.Tướng lĩnh quân sự, quí tộc.

Câu 6: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

A.Vua quan, quý tộc.

B.Tướng lĩnh quân đội.

C.Thương nhân, quý tộc.

D.Quý tộc, tăng lữ.

Câu 7: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?

A.Không muốn lao động bằng nông nghiệp.

B.Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.

C.Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.

D.Lao động và sinh hoạt trong xí nghiệp tư bản dễ sống hơn

Câu 8: Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?

A.Thợ thủ công nhỏ lẻ.

B.Quí tộc, nông dân.

C.Thương nhân giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.

D.Địa chủ giàu có.

Câu 9: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu.

A.Quân Nam Hán xâm lược lần 2.

B.Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

C.Do mâu thuẫn nội bộ.

D.Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực.

Câu 10: Đinh Bộ Lĩnh đã có công

A.Bảo vệ đất nước

B.Xây dựng đất nước

C.Thống nhất đất nước

D.Xây dựng chính quyền

Câu 11: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?

A.Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

B.Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

C.Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.

D.Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.

Câu 12: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?

A.Cử người sang giảng hòa với nhà Nam Hán

B.Tiếp tục dẹp loạn 12 sứ quân

C.Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa

D.Lên ngôi vua và dời đô về Hoa Lư

Câu 13: Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào?

A.Năm 966.                          

B. Năm 967.               

C. Năm 968.             

D. Năm 969.

Câu 14: Dưới thời của Đinh Bộ Lĩnh, đất nước ta đến năm nào được bình yên trở lại

A.Đầu năm 967

B.Đầu năm 965

C.Cuối năm 965

D.Cuối năm 967

Câu 15: Nhận xét nào không đúng khi nói về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô?

A.Thể hiện ý thức độc lập tự chủ

B.Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai

C.Đặt cơ sở cho sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau

D.Tổ chức bộ máy nhà nước đã cơ bản được tổ chức chặt chẽ, hoàn thiện

Câu 16: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?

A.Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B.Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

C.Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D.Được nhà Tống giúp đỡ.

Câu 17: Hành động nào sau đây của Ngô Quyền không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ?

A.Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô

B.Bãi bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương

C.Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp

D.Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán

Câu 18: Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XIX chế độ phong kiến phương Đông có điểm gì nổi bật?

A.Phát triển thịnh đạt

B.Được xác lập hoàn chỉnh

C.Phát triển không ổn định

D.Khủng hoảng, suy vong

Câu 19: Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ phong kiến châu Âu là

A.Nông dân không nộp tô thuế cho địa chủ.

B.Giai cấp tư sản đòi cải cách.

C.Thành thị xuất hiện, kinh tế công thương nghiệp phát triển.

D.Kinh tế trong các lãnh địa phát triển.

Câu 20: Xã hội phong kiến phương Đông được xác lập dựa trên quan hệ bóc lột giữa

A.Chủ nô và nô lệ

B.Địa chủ và nông dân lính canh

C.Địa chủ và nô tì

D.Địa chủ và nông dân tự canh

Câu 21: Ở phương Đông và phương Tây, địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng

A.Địa tô.

B.Lao dịch

C.Các loại thuế.

D.Sưu dịch.

Câu 22: Hình thái kinh tế - xã hội tiếp sau xã hội cổ đại là:

A.Xã hội phong kiến

B.Xã hội chiếm nô

C.Xã hội tư bản

D.Xã hội nguyên thủy

Câu 23: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Tây là

A.Chủ nô và nô lệ.

B.Địa chủ và lãnh chúa.

C.Địa chủ và nông dân lính canh.

D.Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 24: Những đặc điểm của nền kinh tế phong kiến ở phương Đông là

A. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp bị đóng kín trong các công xã nông thôn.

B. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đóng kín trong các lãnh địa.

C. Ruộng đất do lãnh chúa nắm giữ và giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế.

D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển ngay từ đầu.

Câu 25: Đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông là

A. Hình thành sớm (như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á) nhưng phát triển chậm chạp, bị các nước tư bản phương Tây xâm lược.

B. Hình thành muộn nhưng phát triển tương đối nhanh,

C. Thời gian tồn tại của chế độ phong kiến ngắn

D. Không bị tư bản phương Tây can thiệp.

Câu 26: Vì sao chế độ phong kiến tồn tại ở phương Đông dai dẳng hơn so với phương Tây?

A.Do nền kinh tế hàng hóa không phát triển mạnh ở phương Đông

B.Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

C.Do phương Đông chịu sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân muộn

D.Do chế độ phong kiến ở phương Đông ưu việt hơn so với phương Tây

Câu 27: Tại sao nói đặc điểm chính trị của các quốc gia phong kiến phương Tây đi từ phân quyền đến tập quyền?

A.Vai trò của nhà vua được thay đổi từ chỗ chỉ là lãnh chúa lớn đến ông vua chuyên chế

B.Lãnh thổ từ chỗ thống nhất đã bị phân tán thành nhiều lãnh thổ nhỏ.

C.Các lãnh chúa phong kiến nắm trong tay thực quyền, nhà vua chỉ là tượng trưng.

D.Do sự tồn tại của chế độ phong quân bồi thần

Câu 28: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

A.Đánh du kích

B.Phòng thủ

C.Đánh lâu dài

D."Tiến công trước để tự vệ"

Câu 29: Cuộc chiến đấu để đánh chiếm thành Ung Châu diễn ra bao nhiêu ngày?

A.42 ngày.

B.52 ngày.

C.41 ngày.

D.62 ngày.

Câu 30: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

A.Đánh hai nước Liêu - Hạ.

B.Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ.

C.Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.

D.Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.

Câu 31: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:

A.Đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống

B.Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.

C.Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

D.Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 32: Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ

A.Để giữ yên vùng biên giới phía Bắc của nhà Tống.

B.Để vơ vét của cải của Đại Việt, bù đắp ngân khố cạn kiệt

C.Để giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong vương triều.

D.Tạo bàn đạp để tiến công Cham-pa.

Câu 33: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?

A.Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.

B.Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.

C.Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.

D.Gây hấn ở biên giới Việt Trung.

Câu 34: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy?

A.Quách Quỳ, Triệu Tiết

B.Hòa Mâu, Ô Mã Nhi

C.Liễu Thăng, Triệu Tiết

D.Hầu Nhân Bảo, Vương Thông

Câu 35: Nhà Tống ngăn cản nhân dân hai nước Việt - Tống buôn bán, đi lại ở vùng biên giới phía Bắc để

A.Làm cho nền kinh tế Đại Việt kiệt quệ, đình đốn.

B.Giữ bí mật, làm cho nhà Lý không biết được sự chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

C.Gây áp lực buộc triều đình nhà Lý phải nhượng bộ.

D.Gây mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình, tạo thuận lợi cho nhà Tống xâm lược Đại Việt.

Câu 36: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

A.Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long

B.Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh

C.Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước

D.Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua

Câu 37 Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

A.Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.

B.Ban thưởng cho quân lính.

C.Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

D.Cả 3 ý trên.

Câu 38: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau?

A.Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.

B.Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.

C.Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm.

D.Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.

Câu 39: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?

A.Nhân đạo

B.Nhân văn

C.Chủ động

D.Bị động

Câu 40: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm gì?

A.Là nơi gặp gỡ của quan lại.

B.Vui chơi giải trí.

C.Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.

D.Đón tiếp sứ thần nước ngoài.

Câu 41: Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, hàng năm vào mùa xuân các vua Lý thường làm gì?

A.Lễ tế trời đất

B.Lễ cày tịch điền

C.Lễ ban cấp ruộng đất cho nông dân

 

D.Lễ đại triều

Câu 42: Lễ tịch điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua

A.Lê Đại Hành

B.Vua Minh Mạng

C.Vua Tự Đức

D.Vua Trần Nhân Tông

Câu 43: Các vua nhà Lý thường về địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích gì?

A.Thăm hỏi nông dân.

B.Chia ruộng đất cho nông dân.

C.Khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp.

D.Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang.

Câu 44: Sở hữu ruộng đất tối cao thời nhà Lý thuộc về lực lượng nào?

A.Nhà vua

B.Làng xã

C.Địa chủ

D.Chùa chiền

Câu 45: Trường đại học đầu tiên của Việt Nam thành lập năm nào?

A.1076

B. 1075 

C. 1074 

D. 1073

Câu 46: Dưới thời Lý, giai cấp địa chủ bao gồm những thành phần nào?

A.Một số hoàng tử, công chúa.

B.Một số quan lại nhà nước.

C.Một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.

D.Một số hoàng tử, công chúa, quan lại nhà nước, và một ít dân thường do có nhiều ruộng đất.

Câu 47: Hoạt động ngoại thương thời Lý phát triển mạnh ở thương cảng nào?

A.Vân Đồn

B.Phố Hiến

C.Thanh Hà

D.Nước Mặn

Câu 48: Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho

A.Tất cả mọi người

B.Con nhà giàu.

C.Con em vua, quan, nhà giàu.

D.Con em vua, quan

Câu 49: Các vua Lý lấy một số ruộng đất công để

A.Cho quân lính cày cấy.

B.Làm nơi thờ phụng, tế lễ, xây dựng các đền chùa.

C.Phong cho những người có công, làm đồn điền để cho các tù binh cày cấy.

D.Bán cho phú nông.

Câu 50: Thời nhà Lý, đạo Phật phát triển thành quốc giáo không phải vì:

A.Do đạo phật phù hợp với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

B.Nhà Lý được thành lập dựa trên sự giúp đỡ của các nhà sư

C.Tư tưởng thoát Trung trong buổi đầu mới giành độc lập của người Việt

D.Nho giáo không có tác dụng trong công cuộc xây dựng đất nước

Câu 51: Thời nhà Lý sản xuất nông nghiệp phát triển không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A.Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang

B.Triều đình chăm lo công tác thủy lợi

C.Triều đình đem chia ruộng đất cho nông dân để cày cấy

D.Chính quyền cho lập nhiều khu chợ tập trung

Câu 52: Ruộng đất trong cả nước thời Lý trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của

A.Nhà nước.     

B. Làng xã.         

C. Quý tộc.       

D. Địa chủ.

Câu 53: Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là

A.Hoa văn hình hoa sen.

B.Hoa văn hình rồng.

C.Hoa văn chim lạc.

D.Hoa văn hình người.

Câu 54: Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lý có ý nghĩa gì đối với xã hội?

A.Ổn định đời sống nhân dân và tình hình xã hội

B.Là điều kiện để Đại Việt mở mang bờ cõi

C.Là cơ sở để củng cố chế độ phong kiến chuyên chế

D.Tạo điều kiện để văn hóa phát triển rực rỡ

3. Đáp án

1C

2D

3C

4B

5B

6C

7B

8C

9D

10C

11C

12C

13B

14D

15D

16D

17D

18D

19C

20B

21A

22A

23D

24A

25A

26A

27A

28D

29A

30B

31B

32D

33C

34A

35B

36C

37C

38D

39C

40C

41B

42A

43C

44A

45C

46D

47A

48C

49B

50B

51D

52A

53B

54A

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF