Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 11 năm học 2022-2023 được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. Hi vọng với đề cương ôn tập HK1 dưới đây sẽ giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điện tích – Điện trường
a) Điện tích
- Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm.
- Kí hiệu : q
- Đơn vị: Culông (C)
- Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện (hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác) thì tổng đại số các điện tích trong hệ là không đổi.
b) Điện trường
- Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Nó tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- Đường sức điện trường: Là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của vecto cường độ điện trường tại điểm đó.
- Tính chất của đường sức:
+ Qua mỗi điểm trong điện trường ta chỉ có thể vẽ được một và chỉ một đường sức điện trường.
+ Các đường sức điện là các đường cong không kín, nó xuất phát từ các điện tích dương, tận cùng ở các điện tích âm.
- Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.
- Nơi nào có cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức ở đó vẽ mau và ngược lại.
-Cường độ điện trường: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tính chất mạnh yếu của điện trường về phương diện tác dụng lực. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của điện tích q.
- Điện trường đều: Điện trường đều là điện trường mà vecto cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều.
1.2. Dòng điện không đổi
a) Cường độ dòng điện
\(I=\frac{\Delta q}{\Delta t}=\frac{N\left| e \right|}{\Delta t}(A)\)
Trong đó:
\(\Delta q\) là điện lượng
\(\Delta t\) là thời gian
N là số electron chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trongn thời gian t (s)
- Dòng điện có:
+ Tác dụng từ (đặc trưng)
+ Tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học tùy theo môi trường.
- Dòng điện không đổi: là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
b) Ghép điện trở
c) Năng lượng nguồn điện và đoạn mạch
d) Định luật Ôm
- Nội dung: Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch.
- Biểu thức: \(I=\frac{E}{{{R}_{N}}+r}\)
1.3. Dòng điện trong các môi trường
a) Điện trở vật dẫn kim loại
- Công thức định nghĩa: \(R = \frac{U}{I}\)
- Điện trở của dây đồng chất tiết diện đều:
\(R = \rho \frac{l}{S}\) với \(\rho \) là điện trở suất \(\left( {\Omega m} \right)\); l là chiều dài dây dẫn (m); S là tiết diện dây dẫn \(\left( {{m^2}} \right)\)
- Sự phụ thuộc của điện trở suất và điện trở theo nhiệt độ:
\(\rho = {\rho _0}\left( {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right)\)
\(R = {R_0}\left[ {1 + \alpha \left( {t - {t_0}} \right)} \right]\)
Với \(\alpha \) là hệ số nhiệt điện trở, đơn vị là \({K^{ - 1}}\)
- Điện trở khi đèn sáng bình thường : \({R_D} = \frac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}}\) là điện trở ở nhiệt độ cao trên \({2000^0}C\).
b) Định luật I và II Faraday
- Trong hiện tượng dương cực tan, khối lượng của chất giải phóng ở điện cực được tính:
\(m = kq = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.q = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\)
- Thể tích của vật: V = S.d
- Khối lượng của vật: \(m = V{\rm{D}} = SdD \Rightarrow d = \frac{m}{{S{\rm{D}}}}\)
c) Dòng điện trong: kim loại, chất điện phân, chất khí
- Bản chất dòng điện trong kim loại: Là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.
- Bản chất dòng điện trong chất điện phân: Là dòng iôn dương và iôn âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. Iôn dương chạy về phía catốt nên gọi là cation, iôn âm chạy về phía anốt nên gọi là aniôn.
Hiện tượng dương cực tan: xảy ra khi điện phân một muối kim loại mà anôt làm bằng chính kim loại của muối ấy.
- Bản chất dòng điện trong chất khí: Là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hai điện tích dương q1 = 3q2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì lực tĩnh điện giữa chúng là 12N. Nếu cho hai điện tích tiếp xúc với nhau rồi đưa ra khoảng cách r ban đầu trong không khí thì lực tĩnh điện giữa chúng là bao nhiêu ?
A. 4N.
B. 32N.
C. 9N.
D. 16N.
Câu 2: Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 14\(\Omega \) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 10,5 V và khi điện trở của biến trở là 18\(\Omega \) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 10,8 V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện này là
A. \(\xi \)= 11,70 V.; r = 1,64 \(\Omega \)
B. \(\xi \)= 11, 80 V.; r = 1,64 \(\Omega \)
C. \(\xi \)= 12 V ; r = 2 \(\Omega \)
D. \(\xi \)= 11,76 V ; r = 1,64 \(\Omega \)
Câu 3: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q\(\langle \)0,tại một điểm trong chân không,cách điện tích Q một khoảng r là:
A. \(E=-{{9.10}^{9}}\frac{Q}{r}\)
B. \(E={{9.10}^{9}}\frac{Q}{{{r}^{2}}}\)
C. \(E={{9.10}^{9}}\frac{Q}{r}\)
D. \(E=-{{9.10}^{9}}\frac{Q}{{{r}^{2}}}\)
Câu 4: Di chuyển một điện tích q từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Công AMN của lực điện càng lớn nếu
A. hiệu điện thế UMN càng lớn
B. hiệu điện thế UMN càng nhỏ
C. đường đi MN càng ngắn
D. đường đi MN càng dài
Câu 5: Chiều dày của lớp Niken (Ni) phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05(mm) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là r = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 ( khối lượng mol nguyên tử A ) và hóa trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
A. I = 2,5 (A).
B. I = 250 (A).
C. I = 2,5 (mA).
D. I = 2,5 (μA).
Câu 6: Một bộ acquy có \({{\xi }^{'}}\)= 84 V, r’ =0,2\(\Omega \) được nạp bằng dòng điện I = 5 A từ một máy phát có \(\xi \) = 120 V, r =0,12\(\Omega \). Giá trị R để có dòng điện trên là
A. 7,0 \(\Omega \)
B. 6,5 \(\Omega \)
C. 6,0 \(\Omega \)
D. 6.88. \(\Omega \)
Câu 7: Điện trở R = 10\(\Omega \) nối với nguồn điện có suất điện động \(\xi \) = 12V, điện trở trong r tạo thành mạch kín. Biết công suất của nguồn điện bằng hai lần công suất mạch ngoài. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là:
A. I= 0,6 A
B. I= 12A
C. I= 0,5A
D. I= 1,2A
Câu 8: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = -5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không . Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 = 5 (cm), cách q2 = 15 (cm) là :
A. E = 1,600 (V/m).
B. E = 16000 (V/m).
C. E = 2,000 (V/m).
D. E = 20000 (V/m).
Câu 9: Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi trong thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 30 (phút).
B. t = 4 (phút).
C. t = 25 (phút).
D. t = 8 (phút).
Câu 10: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 48 (mV/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t0c, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là \(\xi \) = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là:
A. 4180K.
B. 1250K.
C. 3980K.
D. 1450K.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật.
B. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật.
C. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
D. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.
Câu 12: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng
A. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường của nguồn điện.
B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
C. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường của nguồn điện.
D. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
Câu 13: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (ε = 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó
A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10-2 \(\mu \)C
B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 \(\mu \)C
C. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10-3 \(\mu \)C
D. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 \(\mu \)C
Câu 14: Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị
A. R = 100 (Ω).
B. R= 210 (Ω).
C. R = 200 (Ω).
D. R = 150 (Ω).
Câu 15: Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?
A. m = D.V
B. \(t=\frac{m.n}{A.I.F}\)
C. \(m=F\frac{A}{n}I.t\)
D. \(I=\frac{m.F.n}{t.A}\)
............
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 11 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 11 năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 Môn Sinh học 11 năm 2022-2023
Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023958 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm