Mời các em cùng tham khảo đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 11 năm 2022-2023 là tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh có tài liệu học tập ôn tập trước kì thi HK1 môn Công nghệ sắp tới. Hi vọng tài liệu này giúp ích cho các em rèn luyện kĩ năng làm giải bài tập Công nghệ và trắc nghiệm Công nghệ. Chúc các em có kết quả học tập tốt.
A. LÝ THUYẾT
Muốn chọn đúng vật liệu cần phải biết tính chất đặc trưng của nó. Vật liệu có các tính chất cơ học, lí học và hoá học khác nhau. Ở đây chỉ giới thiệu ba tính chất đặc trưng về cơ học là độ bền, độ dẻo và độ cứng
a. Độ bền
Độ bền hiển thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu, dưới tác dụng ngoại lực. Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. Giới hạn bền σb đặc trưng cho độ bền vật liệu. Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao. Giới hạn bền được chia làm 2 lọai:
- σbk (N/mm2) đặc trưng cho độ bền kéo vật liệu.
- σbn (N/mm2) đặc trưng cho độ bền nén vật liệu.
b. Độ dẻo
Độ dẻo hiển thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
Độ dãn dài tương đối KH δ(%) đặc trưng cho độ dẻo vật liệu. Vật liệu có độ dãn dài tương đối δ(%) càng lớn thì độ dẻo càng cao.
c. Độ cứng
Là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngọai lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao được gọi là không biến dạng.
Trong thực tế thường sử dụng các đơn vị đo độ cứng sau:
- Độ cứng Brinen ( ký hiệu HB) đo các vật liệu có độ cứng thấp. Vật liệu càng cứng có chỉ số đo HB càng lớn.
Ví dụ : Gang sám (180 – 240 HB).
- Độ cứng Roc ven ( ký hiệu HRC) đo các vật liệu có độ cứng trung bình hoặc độ cứng cao như thép đã luyện nhiệt. Vật liệu càng cứng có chỉ số Rocven càng cao.
Ví dụ : thép 45 (40 – 50 HRC).
- Độ cứng Vic ker ( ký hiệu HV) đo các loại vật liệu có độ cao. Vật liệu càng cứng thì có chỉ số đo HV càng lớn
Ví dụ: Hợp kim (13500 – 16500 HV)
a. Bản chất
Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại,…
b. Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Ưu điểm
Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
Đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.
Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao.
Nhươc điểm
Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…
c. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm các bước chính sau đây:
Quá trình đúc tuân theo các bước :
Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.
Mẫu làm bằng gỗ hoặc nhôm có hình dạng và kích thước giống như chi tiết cần đúc. Vật liệu làm khuôn cát là hỗn hợp của cát (khoảng 70-80%), chất dính kết là đất sét (khoảng 10-20%), còn lại là nước. Trộn đều hỗn hợp
Bước 2: Tiến hành làm khuôn.
Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống vật đúc.
Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu.
Vật liệu nấu gồm gang, than đá và chất trợ dung (đá vôi) được xác định theo một tỉ lệ xác định.
Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.
Tiến hành nấu chảy rồi rót gang lỏng vào khuôn. Sau khi gang kết tinh và nguội, dỡ khuôn, thu được vật đúc.
Vật đúc sử dụng ngay được gọi là chi tiết đúc .
Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là phôi đúc.
------- Còn tiếp -------
B. BÀI TẬP
Câu 1: Tính chất vật liệu gồm:
A. Tính chất cơ học
B. Tính chất lí học
C. Tính chất hóa học
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Tính chất đặc trưng về cơ học là:
A. Độ bền
B. Độ dẻo
C. Độ cứng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Có mấy loại giới hạn bền?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Đặc trưng cho độ bền của vật liệu là:
A. Giới hạn bền
B. Giới hạn dẻo
C. Giới hạn cứng
D. Giới hạn kéo
Câu 5: Độ bền là gì?
A. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của vật liệu
B. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của bề mặt vật liệu
C. Biểu thị khả năng phá hủy của vật liệu
D. Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
Câu 6: Đâu là giới hạn bền?
A. Giới hạn bền kéo
B. Giới hạn bền nén
C. Giới hạn bền dẻo
D. Cả A và B
Câu 7: Có mấy loại đơn vị đo độ cứng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8: Đơn vị đo độ cứng là:
A. HB
B. HRC
C. HV
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. HB dùng để đo độ cứng của vật liệu có độ cứng thấp
B. HRC dùng để đo độ cứng của vật liệu có độ cứng trung bình
C. HB dùng để đo độ cứng của vật liệu có độ cứng cao
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Tên vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí là?
A. Vật liệu vô cơ
B. Vật liệu hữu cơ
C. Vật liệu compozit
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11 Vật liệu Compôzit có công dụng gì trong đời sống ?
A. Dùng chế tạo dụng cụ cắt trong gia công cắt gọt.
B. Dùng chế tạo thân máy công cụ.
C. Dùng chế tạo cánh tay người máy, nắp máy
D. Tất cả đều đúng
Câu 12 Những tính chất nào là của nhựa nhiệt dẻo:
A. Ở nhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo, không dẫn điện.
B. Gia công nhiệt được nhiều lần.
C. Có độ bền và khả năng chống mài mòn cao
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13 Chỉ tiêu cơ bản của vật liệu là :
A. độ bền
B. độ cứng
C. độ dẻo
D. độ nóng chảy
Câu 14. Độ cứng là gì ?
A. Hiển thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu, dưới tác dụng ngoại lực.
B. Đặc trưng cho độ bền kéo vật liệu.
C. Hiển thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
D. Là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngọai lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao được gọi là không biến dạng.
Câu 15. Tính chất nào sau đây là của vật liệu vô cơ:
A. Ở nhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo
B. Độ cứng, độ bền nhiệt rất cao
C. Gia công nhiệt được nhiều lần.
D. Tất cả đều đúng
Câu 16: Có mấy phương pháp chế tạo phôi?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 17: Chế tạo phôi bằng phương pháp?
A. Đúc
B. Gia công áp lực
C. Hàn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18: Ưu điểm của phương pháp đúc là?
A. Đúc được kim loại và hợp kim
B. Đúc vật có kích thước từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp
C. Độ chính xác và năng suất cao
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc gồm mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 20: Ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực là:
A. Có cơ tính cao
B. Chế tạo được vật có kích thước từ nhỏ đến lớn
C. Chế tạo phôi từ vật có tính dẻo kém
D. Chế tạo được vật có kết cấu phức tạp
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
D |
A |
A |
D |
D |
B |
D |
D |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
D |
A |
D |
B |
B |
D |
D |
C |
A |
------- Còn tiếp -----
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 11 năm học 2022-2023. Để xem phần còn lại của tài liệu và xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 11 năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Tiếng Anh 11 năm 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023958 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm