Hãy cùng HỌC247 tham khảo Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học 11 năm 2022-2023 để củng cố các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình, dữ liệu, cách khai báo biến, .... Ngoài ra, tài liệu còn có các bài tập trắc nghiệm sẽ giúp các em luyện tập các bài tập thực hành để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 1 sắp tới.
1. Kiến thức cơ bản
1.1. Khái niệm lập trình, thành phần ngôn ngữ lập trình
a. Các bước giải bài toán trên máy tính.
- Xác định bài toán.
- Viết thuật toán.
- Viết chương trình và thực hiện.
b. Các loại ngôn ngữ lập trình (3 loại)
c. Các thành phần và nội dung từng thành phần của ngôn ngữ lập trình.
d. Các khái niệm trong ngôn ngữ lập trình (tên: phân biệt các loại tên và quy tắc đặt tên, biến, hằng, chú thích (*…*), hoặc { … })
e. Phân biệt sự khác nhau giữa biến và hằng, giữa tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người dùng đặt.
f. Cách biểu diễn hằng trong Pascal.
1.2. Cấu trúc chương trình
1.2.1. Cấu trúc chung
Chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thường gồm hai phần:
[ < Phần khai báo > ]
< Phần thân >
Các diễn giải bằng ngôn ngữ tự nhiên được đặt trong cặp dấu < và >
Phần khai báo có thể có hoặc không được đặt trong cặp dấu [ và ]
Phần khai báo: Khai báo tên chương trình, khai báo thư viện sử dụng, khai báo hằng, khai báo biến, khai báo chương trình con
Phần thân chương trình: bao gồm dãy các lệnh được đặt trong dấu mở đầu và kết thúc
1.2.2. Các thành phần của chương trình
a. Phần khai báo
* Khai báo tên chương trình
Trong ngôn ngữ Pascal có cách khai báo sau:
Program Ten_Chuong_trinh;
Trong đó: Tên chương trình là tên do người lập trình đặt theo đúng quy định về tên
Ví dụ: Program Tinh_tong;
* Khai báo thư viện
Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có những thư viện cung cấp chương trình thông dụng đã được lập trình sẵn
Cách khai báo thư viện trong chương trình:
Uses < Danh sách thư viện >;
Trong đó:
Uses là từ khóa
Tên các thư viện được viết cách nhau bởi dấu phẩy
Ví dụ:
Trong ngôn ngữ Pascal:
Uses crt;
Thư viện CRT cung cấp các chương trình có sẵn để làm việc với màn hình văn bản và bàn phím.
Trong C++:
#include
#include
* Khai báo hằng
Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình
Phần khai báo hằng có dạng:
CONST < Tên hằng > = < Giá trị của hằng >;
* Khai báo biến
Mọi biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí
Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm được gọi là biến đơn
Ví dụ:
Giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (với các hệ số a, b, c bất kì)
a, b, c: các biến cần nhập
Delta, x1, x2: các biến cần tính
Với Pascal, phần khai báo biến có dạng:
Var < Danh sách biến >:< kiểu dữ liệu >;
b. Phần thân chương trình
Tạo bởi dãy lệnh trong phạm vi được xác định bởi cặp dấu hiệu BEGIN (mở đầu) và END (kết thúc), sau END có dấu chấm.
Ví dụ:
Phần thân trong chương trình Pascal:
Begin
[ < Dãy lệnh > ];
End.
1.3. Kiểu dữ liệu và khai báo biến
a. Các kiểu dữ liệu, kích thước (độ lớn), phạm vi giá trị.
b. ứng dụng các kiểu dữ liệu vào khai báo biến trong thực tế đời sống. VD: sĩ số hs trong lớp là số nguyên < 50 nên thường dùng kiểu byte.
1.4. Phép toán, biểu thức, lệnh gán
a. Ôn lại các phép toán cho: số nguyên, số thực, quan hệ (so sánh), logic
b. Thứ tự thực hiện các phép toán trong biểu thức theo nguyên tắc sau:
- Trong ngoặc thực hiện trước. VD: (a+b)*c
- Các phép toán cùng thứ tự thì phép bên trái thực hiện trước (*, /, div, mod cùng thứ tự, +, - cùng thứ tự, các phép so sánh và logic trong mỗi nhóm là cùng thứ tự), VD: a/b*c thì / thực hiện trước.
- Thứ tự thực hiện giảm dần như sau: *, /, div, mod, +. -, AND, OR, NOT, so sánh
- Lưu ý: thứ tự thực hiện các phép toán quyết định kết quả của biểu thức.
c. Lệnh gán, cú pháp, chức năng của lệnh gán.
1.5. Thủ tục vào ra chuẩn
a. Cú pháp và sử dụng read, readln, readln() không tham số.
b. Cú pháp và sử dụng write, writeln , writeln() không tham số.
c. Quy cách trong sử dụng write và writeln, VD: writeln(a:5:1)
1.6. Cấu trúc rẽ nhánh
a. Dạng thiếu
Cú pháp: If < Điều kiện > then < Câu lệnh >;
Trong đó:
Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.
Câu lệnh: Là một câu lệnh của Pascal.
Sơ đồ:
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện, nếu điều kiện sai thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
Ví dụ 2:
if Delta < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.');
b. Dạng đủ
Cú pháp:
If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 >
else < Câu lệnh 2 >;
Trong đó:
Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.
Câu lệnh 1, câu lệnh 2: Là một câu lệnh của Pascal.
Sơ đồ:
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.
c. Câu lệnh ghép
Trong Pascal câu lệnh ghép có dạng:
Begin
< Các câu lệnh >;
End;
Chú ý: Sau END phải có dấu chấm phẩy (;)
2. Bài tập vận dụng
Câu 1: Có bao nhiêu loại NNLT?
A. 1
B. 2
C. 3
D.4
Câu 2: Ngôn ngữ Pascal thuộc ngôn ngữ:
A. máy
B. hợp ngữ
C. bậc cao
D. ngôn ngữ khác
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về ngôn ngữ lập trình?
A. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ
B. Ngôn ngữ máy, ngôn ngữ bậc cao
C. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao
D. Ngôn ngữ bậc cao
Câu 4: Ngôn ngữ lập trình nào dưới đây không cần có chương trình dịch?
A. Pascal
B. ngôn ngữ máy
C. hợp ngữ
D. Python
Câu 5: Chương trình dịch của NNLT Pascal thuộc loại nào?
A. Thông dịch
B. Biên dịch
D. Hợp dịch
D. mã nhị phân
Câu 6: Ngôn ngữ lập trình bậc cao có khả năng nào sau đây?
A. Máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện
B. Có thể diễn đạt được mọi thuật toán
C. Là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào loại máy
D. Thể hiện thuật toán theo những quy ước nào đó không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể.
Câu 7: Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 8: Hãy chọn phát biểu ĐÚNG trong các phát biểu sau đây về ngôn ngữ lập trình bậc cao?
A. Là một dạng của hợp ngữ
B. Gần với ngôn ngữ máy
C. Gần với ngôn ngữ tự nhiên
D. Thực hiện nhanh hơn ngôn ngữ máy
Câu 9: Biên dịch là:
A. Dịch toàn bộ chương trình
B. Dịch từng lệnh
C. Các đại lượng của Pascal
D. Chạy chương trình
Câu 10: Phương án nào dưới đây là phát biểu ĐÚNG về thông dịch?
A. Các chương trình thông dịch đồng thời dịch tất cả các câu lệnh
B. Các chương trình thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh
C. Thông dịch có chương trình đích để lưu trữ
D. Diễn đạt thuật toán có thể giao cho máy tính thực hiện
Câu 11: Chương trình dịch:
A. Dịch ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy
B. Dịch hợp ngữ ra ngôn ngữ bậc cao
C. Dịch ngôn ngữ tự nhiên ra ngôn ngữ máy
D. Dịch ngôn ngữ tự nhiên ra ngôn ngữ máy
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là SAI về biên dịch và thông dịch?
A. Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch, còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ
B. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
C. Thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh, còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang mã nhị phân thì mới có thể thực hiện được.
D. Biên dịch và thông dịch đều kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh
Câu 13: Điểm giống nhau giữa biên dịch và thông dịch?
A. Có trong NNLT Pascal
B. Đều có chương trình đích để lưu trữ
C. Khi chương trình có một câu lệnh bị sai thì tất cả các câu lệnh đều không thể thực hiện được
D. Đều chuyển chương trình được viết bằng NNLT bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính
Câu 14: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là:
A. Chữ cái, chữ số
B. Chữ cái, cú pháp
C. Chữ cái, ngữ nghĩa, thông dịch
D. Chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
Câu 15: Trong NNLT, ngữ nghĩa dùng để:
A. Phát hiện lỗi cú pháp
B. Xác định câu lệnh của ngôn ngữ lập trình
C. Giải thích cú pháp của câu lệnh
D. Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hơp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Ngữ nghĩa trong NNLT phụ thuộc nhiều vào ý muốn của người lập trình tạo ra
B. Mỗi NNLT đều có 3 thành phần cơ bản nên việc khai báo kiểu dữ liệu, hằng, biến,… được áp dụng chung như nhau cho mọi NNLT
C. Cú pháp của một NNLT là bộ quy tắc cho phép người lập trình viết chương trình trên ngôn ngữ đó
D. Các ngôn ngữ lập trình đều có chung một bộ chữ cái.
Câu 17: Khẳng định nào dưới đây là ĐÚNG?
A. Biến phải khai báo còn hằng không nhất thiết phải khai báo
B. Hằng và biến đều bắt buộc phải khai báo
C. Có thể gán hằng bằng biến
D. Hằng phải khai báo, còn biến thì không cần
Câu 18: Trong NNLT Pascal, tên dành riêng Var dùng để làm gì?
A. Khai báo hằng
B. Khai báo thư viện
C. Khai báo tên chương trình
D. Khai báo biến
Câu 19: Trong các tên dành riêng sau, tên nào dùng để khai báo biến?
A. Begin
B. End
C. Var
D. If
Câu 20: Trong NNLT Pascal, để khai báo biến thì sử dụng tên dành riêng nào?
A. Uses
B. Var
C. Const
D. Boolean
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21-40 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Tin học 11 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 11 năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2022-2023
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023958 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm