Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 6 Cánh diều năm học 2022-2023 đã được HỌC247 biên soạn. Thông qua tài liệu này sẽ giúp quý thầy, cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Toán 6 Cánh diều để làm bài kiểm tra chương và bài thi thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Số tự nhiên
Tập hợp
Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.
Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,…
Kí hiệu: ∈ (thuộc) và ∉ (không thuộc)
• Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu ";".
• Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
• Ngoài ra ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng tròn kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bằng 1 dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó, còn phần tử không thuộc tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên ngoài vòng kín. Cách minh họa tập hợp như trên gọi là biểu đồ Ven (Venn).
Cấu tạo thập phân của số tự nhiên
Số tự nhiên được viết trong hệ thập phân bởi một, hai hay nhiều chữ số. Các chữ số được dùng là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Khi một số gồm hai chữ số trở lên thì chữ số đầu tiên (tính từ trái sang phải) khác 0.
Trong cách viết một số tự nhiên có nhiều chữ số, mỗi chữ số ở những vị trí khác nhau có giá trị khác nhau.
Số La Mã
Cách ghi số La Mã như sau:
Chữ số |
I |
V |
X |
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân |
1 |
5 |
10 |
Ghép các chữ số I, V, X với nhau ta có thể được số mới. Dưới đây là bảng chuyển đổi La Mã sang số trong hệ thập phân tương ứng (từ 1 đến 10):
Số La Mã |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Các số La Mã biểu diễn các số từ 11 đến 20: Thêm X vào bên trái mỗi số từ I đến X
XI |
XII |
XIII |
XIV |
XV |
XVI |
XVII |
XVIII |
XIX |
XX |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Các số La Mã biểu diễn các số từ 21 đến 30: Thêm XX vào bên trái mỗi số từ I đến X
Chú ý:
- Mỗi số La Mã biểu diễn một số tự nhiên bằng tổng giá trị của các thành phần tạo nên số đó.
- Không có số La Mã nào biểu diễn số 0.
So sánh các số tự nhiên
+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì ta viết a < b hay b > a.
Tính chất của phép nhân
Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:
+ Giao hoán: a . b = b . a
+ Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
+ Nhân với số 1: a . a = 1 . a = a
+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:
a . (b + c) = a. b + a . c
a . (b – c) = a . b – a . c
Lũy thừa
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.
an = a . a ….. a (n thừa số a) (n N* )
Ta đọc an là “a mũ n” hoặc “lũy thừa bậc n của a”.
Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.
Phép nhân nhiều thừa số giống nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa.
Đặc biệt, a2 còn được đọc là “a bình phương” hay “bình phương của a”.
a3 được đọc là “a lập phương” hay “lập phương của a”.
Quy ước: a1 = a.
Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc
+ Khi biểu thức chỉ có các phép tính cộng và trừ (hoặc chỉ có các phép tính nhân và chia), ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.
+ Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.
Lũy thừa → Nhân, chia → Cộng, trừ
Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa dấu ngoặc
+ Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.
+ Nếu biểu thức chứa các dấu ngoặc ( ), [ ], { } thì thứ tự thực hiện các phép tính như sau: ( ) → [ ] → { }
Khái niệm về chia hết
Cho hai số tự nhiên a và b (b#0) .
Nếu có số tự nhiên q sao cho a = b . q thì ta nói a chia hết cho b.
Khi a chia hết cho b, ta nói a là bội của b và b là ước của a.
Dấu hiệu chia hết cho 2
Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 (tức là chữ số chẵn) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
Dấu hiệu chia hết cho 5
Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.
Dấu hiệu chia hết cho 9
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9 và chỉ những số đó chia hết cho 9.
Dấu hiệu chia hết cho 3
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3 và chỉ những số đó chia hết cho 3.
Ước và bội
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
Tập hợp các ước của a được kí hiệu là Ư(a). Tập hợp các bội của a được kí hiệu là B(a).
Số nguyên tố. Hợp số
− Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
− Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước.
Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Cách 1: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố theo cột dọc.
Chia số n cho một số nguyên tố (xét từ nhỏ đến lớn), rồi chia thương tìm được cho một số nguyên tố (cũng xét từ nhỏ đến lớn), cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thương bằng 1.
Chú ý: Viết các thừa số nguyên tố theo thứ tự từ bé đến lớn, tích các thừa số giống nhau dưới dạng lũy thừa.
Cách 2: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố theo sơ đồ cây.
Bước 1: Phân tích số n thành tích của hai số bất kì khác 1 và chính nó.
Bước 2: Tiếp tục phân tích ước thứ nhất và ước thứ hai thành tích của hai số bất kì khác 1 và chính nó.
Bước 3: Cứ như vậy đến khi nào xuất hiện số nguyên tố thì dừng lại.
Bước 4: Số n bằng tích của các số cuối cùng của mỗi nhánh.
Ước chung
- Một số được gọi là ước chung của hai hay nhiều số nếu nó là ước của tất cả các số đó.
- Tập hợp các ước chung của hai số a và b kí hiệu là ƯC(a, b).
x ƯC(a, b) nếu a ⋮ x và b ⋮ x.
- Tương tự, tập hợp các ước chung của a, b, c kí hiệu là ƯC(a, b, c).
x ƯC(a, b, c) nếu a ⋮ x, b ⋮ x và c ⋮ x.
Bội chung
Một số được gọi là bội chung của hai hay nhiều số nếu nó là bội của tất cả các số đó.
• Kí hiệu tập hợp các bội chung của a và b là BC(a, b).
• Tương tự, tập hợp các bội chung của a, b, c là BC(a, b, c).
Bội chung nhỏ nhất
Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
Kí hiệu bội chung nhỏ nhất của a và b là BCNN(a, b).
Tương tự, bội chung nhỏ nhất của a, b và c là BCNN(a, b, c).
Ước chung lớn nhất
Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.
Kí hiệu ước chung lớn nhất của a và b là ƯCLN(a, b).
Tương tự, ước chung lớn nhất của a, b và c là ƯCLN(a, b, c).
1.2. Số nguyên
Số nguyên âm được ghi như sau: −1; −2; −3; … và được đọc là: âm một, âm hai, âm ba, … hoặc trừ một, trừ hai, trừ ba, …
Tập hợp số nguyên
Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là các số nguyên dương.
− Số nguyên dương có thể được viết là: +1; +2; +3; … hoặc thông thường bỏ đi dấu “+” và chỉ ghi là: 1; 2; 3; …
Các số −1; −2; −3; … là các số nguyên âm.
Số 0 không phải là số nguyên âm và cũng không phải là số nguyên dương.
Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương được gọi là tập hợp số nguyên.
Ta kí hiệu tập hợp số nguyên là . Như vậy, ta có:
= {…; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; …}.
Số đối của một số nguyên
Hai số nguyên trên trục số nằm ở hai phía của điểm 0 và cách đều điểm 0 được gọi là hai số đối nhau.
So sánh hai số nguyên
Khi biểu diễn hai số nguyên a, b trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì ta nói a nhỏ hơn b hoặc b lớn hơn a và ghi là: a < b hoặc b > a.
Cộng hai số nguyên cùng dấu
− Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.
− Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
− Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.
Cộng hai số nguyên khác dấu
Cộng hai số đối nhau
Tổng hai số nguyên đối nhau luôn luôn bằng 0: a + (− a) = 0.
Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:
− Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
− Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.
Tính chất của phép cộng các số nguyên
Tính chất giao hoán
Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là: a + b = b + a
Chú ý: a + 0 = 0 + a = a.
b) Tính chất kết hợp
Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
Phép trừ hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a – b = a + (−b)
Quy tắc dấu ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
• có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc
+ (a + b – c) = a + b – c
• có dấu “–”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc
− (a + b – c) = − a − b + c
Phép trừ hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a – b = a + (−b)
Quy tắc dấu ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
• có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc
+ (a + b – c) = a + b – c
• có dấu “–”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc
− (a + b – c) = − a − b + c
Nhân hai số nguyên khác dấu
− Tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là một số nguyên âm.
− Khi nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu trừ (−) trước kết quả nhận được.
Nhân hai số nguyên cùng dấu
− Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên.
− Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng.
1.3. Hình học
Hình tam giác đều
Trong tam giác đều:
- Ba cạnh bằng nhau.
- Ba góc bằng nhau và bằng 600C.
Hình vuông
Trong hình vuông:
- Bốn cạnh bằng nhau.
- Bốn góc bằng nhau và bằng 900.
- Hai đường chéo bằng nhau.
Hình lục giác đều
Hình lục giác đều có:
- Sáu cạnh bằng nhau.
- Sáu góc bằng nhau, mỗi góc bằng 1200.
- Ba đường chéo chính bằng nhau.
Hình chữ nhật
Trong hình chữ nhật có:
- Bốn góc bằng nhau và bằng 900C.
- Các cặp cạnh đối bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
Hình thoi
Trong hình thoi :
- Bốn cạnh bằng nhau.
- Hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Các cặp góc đối bằng nhau.
Hình bình hành
Trong hình bình hành:
- Các cặp cạnh đối bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Các cặp cạnh đối song song.
- Các cặp góc đối bằng nhau.
Hình thang cân
Trong hình thang cân:
- Hai cạnh bên bằng nhau.
- Hai đường chéo bằng nhau.
- Hai cạnh đáy song song với nhau.
- Hai góc kề một đáy bằng nhau.
Công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật và hình thang
Hình vuông cạnh a:
Chu vi: C = 4a.
Diện tích: S = a2.
Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b:
Chu vi: C = 2(a + b).
Diện tích: S = a.b.
Hình thang có độ dài hai cạnh đáy là a, b chiều cao h:
Chu vi: C = a + b + c + d.
Diện tích: S = (a + b).h:2.
Chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi.
Hình bình hành:
Chu vi: C = 2(a + b).
Diện tích: S = a.h.
Hình thoi:
Chu vi: C = 4.m.
Diện tích: S = 1/2ab .
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tập hợp B = B = {0; 1; 2; …; 100} có số phần tử là:
A) 99
B) 100
C) 101
D) 102
Câu 2: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A) Một số chia hết cho 9 thì luôn chia hết cho 3.
B) Nếu hai số chia hết cho 3 thì tổng của hai số đó chia hết cho 9.
C) Mọi số chẵn thì luôn chia hết cho 5.
D) Số chia hết cho 2 là số có chữ số tận cùng bằng 0; 2; 3; 4; 6; 8.
Câu 3: Hình không có tâm đối xứng là:
A) Hình tam giác
B) Hình chữ nhật
C) Hình vuông
D) Hình lục giác đều.
Câu 4: Cách viết nào sau đây được gọi là phân tích số 80 ra thừa số nguyên tố.
A) 80 = 42.5
B) 80 = 5.16
C) 80 = 24.5
D) 80 = 2.40
Câu 5: Khẳng định nào sau đây đúng
A) Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
B) Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau.
C) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau.
D) Hình thang có hai đường chéo bằng nhau.
Câu 6: Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức: A = 126 : (42 + 2) là:
A) Phép chia – phép cộng – lũy thừa.
B) Phép cộng – lũy thừa – phép chia.
C) Lũy thừa – phép cộng – phép chia.
D) Lũy thừa – phép chia – phép cộng.
Câu 7: Cho tập hợp M = {a, b, c}. Cách viết nào sau đây là đúng?
A) b ∈ M
B) d ∈ M
C) {a} ∈ M
D) c ∉ M
Câu 8: Số tam giác đều trong hình vẽ là:
A) 2
B) 3
C) 4
D) 5
Câu 9: Một hình chữ nhật có chu vi là 24cm và chiều rộng là 5cm. Diện tích hình chữ nhật đó là:
A) 15cm2
B) 25cm2
C) 35cm2
D) 24cm2
Câu 10: Đối với các phép toán có dấu ngoặc, thứ tự thực hiện phép tính là
A) {} → [] → ()
B) () → [] → {}
C) {} → () → []
D) [] → () → {}
..........
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 6 CD năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 6 KNTT năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 6 CTST năm học 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm