OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Toán 6 CTST năm 2022-2023

30/03/2023 1.02 MB 70 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230330/945541499403_20230330_170350.pdf?r=4714
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Toán 6 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 do HOC247 tổng hợp và đăng tải nhằm hỗ trợ các em học sinh thuận tiện trong việc hệ thống kiến thức cũng như củng cố kỹ năng làm bài. Chúc các em học tốt và ôn tập hiệu quả nhé!

Ngoài ra các em có thể tham khảo Đề cương giữa Học kì 2 lớp 6 tất cả các môn để hoàn thành thật tốt kì thi này nhé!

 

 
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN TOÁN LỚP 6

 

Kiến thức trọng tâm

I. PHÂN SỐ

1. Khái niệm phân số

\(\frac{a}{b}\) với \(\text{a},\text{b}\in \mathbb{Z},\text{b}\ne 0\) là một phân số; \(a\) là tử số (tử), \(b\) là mẫu số (mẫu) của phân số.

Chú ý: Số nguyên \(a\) có thể viết là \(\frac{a}{1}\).

2. Định nghĩa hai phân số bằng nhau

Hai phân số \(\frac{a}{b}\) và \(\frac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(ad=bc\)

3. Tính chất cơ bản của phân số

a) Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.

\(\frac{a}{b}=\frac{a.m}{b.m}\text{, }\!\!~\!\!\text{ }\)với \(\text{ }\!\!~\!\!\text{ }m\in \mathbb{Z}\text{ }\!\!~\!\!\text{ v }\!\!\grave{\mathrm{a}}\!\!\text{  }\!\!~\!\!\text{ }m\ne 0\)

b) Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.

               \(\frac{a}{b}=\frac{a:n}{b:n}\text{, }\!\!~\!\!\text{ }\)\)n\in \text{U}C\left( a,b \right)\)

4. Rút gọn phân số

  • Muốn rút gọn một phân số, ta chia cả tử số và mẫu số của phân số cho một uớc chung (khác 1 và -1) của chúng.
  • Phân số tối giản (hay phân số không rút gọn được nữa) là phân số mà cả tử và mẫu chỉ có ước chung là 1 và \(-1\).
  • Khi rút gọn một phân số ta thường rút gọn phân số đó đến tối giản. Phân số tối giản thu được phải có mẫu số dương.

5. Quy đồng mẫu số nhiều phân số

Muốn quy đồng mẫu nhiều phân số với mẫu dương ta làm như sau:

Bước 1. Tìm một bội chung của các mẫu (thường là  ) để làm mẫu chung;

Bước 2 . Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu);

Bước 3. Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.

6. So sánh phân số

a) So sánh hai phân số cùng mẫu: Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

b) So sánh hai phân số không cùng mẫu: Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

c) Chú ý:

  • Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0 .
  • Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0 .
  • Trong hai phân số có cùng tử dương, với điều kiện mẫu số dương, phân số nào có mẫu lớn hơn thì phân số đó nhỏ hơn. - Trong hai phân số có cùng tử âm, với điều kiện mẫu số dương, phân số nào có mẫu lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

7. Hỗn số

Hỗn số là một số, gồm hai thành phần: phần nguyên và phần phân số.

Lưu ý: Phần phân số của hỗn số luôn luôn nhỏ hơn 1 .

 8. Phép cộng phân số

  • Quy tắc hai phân số cùng mẫu: \(\frac{a}{m}+\frac{b}{m}=\frac{a+b}{m}\)
  • Hai phân số không cùng mẫu: ta quy đồng mẫu những phân số đó rồi cộng các tử giữ nguyên mẫu chung.
  • Các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0 .

9. Phép trừ phân số

  • Số đối của phân số \(\frac{a}{b}\) kí hiệu là \(-\frac{a}{b}\). Ta có: \(\frac{a}{b}+\left( -\frac{a}{b} \right)=0\).
  • Quy tắc: \(\frac{a}{b}-\frac{c}{d}=\frac{a}{b}+\left( -\frac{c}{d} \right)\)

10. Phép nhân phân số

  • Quy tắc: \(\frac{a}{b}\cdot \frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}\left( b\ne 0;d\ne 0 \right)\)
  • Các tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng và phép trừ.

11. Phép chia phân số

  • Quy tắc: \(\frac{a}{b}:\frac{c}{d}=\frac{a}{b}\cdot \frac{d}{c}=\frac{a\cdot d}{b.c}\left( b,c,d\ne 0 \right)\)

Muốn tìm \(\frac{m}{n}\) của số \(b\) cho trước, ta tính \(b\cdot \frac{m}{n}\left( m,n\in \text{N},n\ne 0 \right)\).

Muốn tìm một số biết \(\frac{m}{n}\) của nó bằng \(a\), ta tính \(a:\frac{m}{n}\left( m,n\in \text{N*} \right)\).

II. HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG. HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG.

1. Hình có trục đối xứng:

Một đường thẳng được gọi là trục đối xứng của một hình phẳng nếu ta gấp hình theo đường thẳng đó thì ta được hai phần chồng khít lên nhau.

Hình có tính chất như trên được gọi là hình có trục đối xứng.

2. Hình có tâm đối xứng:

Nếu hình có một điểm \(\text{O}\), mà khi quay hình đó xung quanh điểm \(\text{O}\) đúng một nửa vòng thì hình thu được chồng khít lên với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay) thì điểm \(\text{O}\) được gọi là tâm đối xứng của hình đó.

Hình có tính chất như trên được gọi là hình có tâm đối xứng.

III. HÌNH HỌC PHẲNG

1. Điểm và đường thẳng.

a) Điểm thuộc đường thẳng.

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Toán 6 CTST năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF