Dưới đây là nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN 6 CTST năm 2022 - 2023 giúp các em học sinh Lớp 6 ôn tập toàn bộ kiến thức môn KHTN 6 để chuẩn bị cho kì thi sắp đến, được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.
Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 − CTST |
Phần I: Trắc nghiệm
1. Chủ đề nấm
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực
C. Đơn bào hoặc đa bào
B. Dị dưỡng
D. Có sắc tố quang hợp
Câu 2: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?
A. Nấm độc
C. Nấm đơn bào
B. Nấm mốc
D. Nấm ăn được
Câu 3: Trong các loại nấm sau, loại nấm nào là nấm đơn bào?
A. Nấm rơm
C. Nấm bụng dê
B. Nấm men
D. Nấm mộc nhĩ
Câu 4: Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm đảm?
A. Nấm hương
C. Nấm cốc
B. Nấm độc đỏ
D. Nấm sò
Câu 5: Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm túi?
A. Nấm mộc nhĩ
C. Nấm bụng dê
B. Đông trùng hạ thảo
D. Nấm mốc
Câu 6: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?
A. Nấm hương
C. Nấm cốc
B. Nấm men
D. Nấm mốc
Câu 7: Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thực phẩm (2) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
(3) Gây hư hỏng thực phẩm (4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ
(5) Sản xuất các loại rượu, bia, đồ uống có cồn
(6) Gây bệnh cho người và các loài sinh vật khác
Những vai trò nào không phải là lợi ích của nấm trong thực tiễn?
A. (1), (3), (5)
C. (1), (2), (5)
B. (2), (4), (6)
D. (3), (4), (6)
Câu 8: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?
A. Nấm men
C. Nấm cốc
B. Nấm mốc
D. Nấm sò
Câu 9: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?
A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách
C. Truyền dọc từ mẹ sang con
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
D. Ô nhiễm môi trường
Câu 10: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?
A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh
B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh
C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp
D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
2. Chủ đề thực vật
Câu 1: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?
A. Rêu tường
C. Tảo lục
B. Dương xỉ
D. Rong đuôi chó
Câu 2: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?
A. Bào tử
B. Nón
C. Hoa
D. Rễ
Câu 3: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?
A. Bèo tấm
C. Rau bợ
B. Nong tằm
D. Rau sam
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?
A. Sinh sản bằng bào tử
C. Có hoa và quả
B. Hạt nằm trong quả
D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện
Câu 5: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo
C. Nơi thoáng đãng
B. Nơi ẩm ướt
D. Nơi nhiều ánh sáng
Câu 6: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?
A. Trên đỉnh ngọn
C. Mặt trên của lá
B. Trong kẽ lá
D. Mặt dưới của lá
Câu 7: Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật
(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
(3) Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành sản xuất
(4) Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí
(5) Làm cảnh (6) Chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người
Đâu là những vai trò của thực vật trong đời sông?
A. (1), (3), (5)
C. (2), (3), (5)
B. (2), (4), (6)
D. (1), (4), (6)
Câu 8: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?
A. Rêu
B. Dương xỉ
C. Hạt kín
D. Hạt trần
Câu 9: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?
A. Du canh du cư
C. Trồng cây gây rừng
B. Phá rừng làm nương rẫy
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện
Câu 10: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào
C. Cây tam thất
B. Cây gọng vó
D. Cây giảo cổ lam
3. Chủ đề động vật
Câu 1: Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống?
A. Bò sát
B. Lưỡng cư
C. Chân khớp
D. Thú
Câu 2: Cho các loài động vật sau:
(1) Sứa (2) Giun đất (3) Ếch giun (4) Rắn
(5) Cá ngựa ( 6) Mực (7) Tôm (8) Rùa
Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?
A. (1),(3) ,(5), (7)
B.(2),(4),(6) ,(8)
C. (3), (4), (5),(8)
D. (1), (2), (6),(7)
Câu 3: Đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm ngành nào?
A. Chân khớp
B. Giun đốt
C. Lưỡng cư
D. Cá
Câu 4: Động vật không xương sống bao gồm?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp
C. Bò sát, lưỡng cư, chân khớp, ruột khoang
D. Thú, chim, ruột khoang, cá, giun
Câu 5: Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật?
A. Ruột khoang
C. Lưỡng cư
B. Chân khớp
D. Bò sát
Câu 6: Nhóm ngành nào của giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất?
A. Thú
B. Chim
C. Bò sát
D. Cá
Câu 7: Loài chim nào dưới đây thuộc nhóm chim bơi?
A. Đà điểu
B. Chào mào
C. Chim cánh cụt
D. Đại bàng
Câu 8: Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?
A. Mối
B. Rận
C. Ốc sên
D. Bọ chét
Câu 9: Loài động vật nào dưới đây thuộc lớp Thú?
A. Cá mập
B. Cá heo
C. Cá chim
D. Cá chuồn
Câu 10: Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thực phẩm (2) Hỗ trợ con người trong lao động
(3) Là thức ăn cho các động vật khác (4) Gây hại cho cây trồng
(5) Bảo vệ an ninh (6) Là tác nhân gây bệnh hoặc vật trung gian truyền bệnh
Đâu là vai trò của động vật trong đời sống con người?
A. (1),(3) ,(5)
B.(2),(4),(6)
C. (1), (2), (5)
D. (3), (4), (6)
4. Chủ đề đa dạng sinh học
Câu 1: Gấu trắng là đại diện của sinh cảnh nào?
A. Sa mạc
C. Rừng nhiệt đới
B. Đài nguyên
D. Vùng Bắc Cực
Câu 2: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?
A. Hoang mạc
C. Thảo nguyên
B. Rừng ôn đới
D. Thái Bình Dương
Câu 3: Cho các yếu tố sau:
(1) Sự phong phú về số lượng loài (2) Sự chênh lệch về tỉ lệ đực : cái của một loài
(3) Sự chênh lệch về số lượng cá thể trong độ tuổi sinh sản của loài
(4) Sự đa dạng về môi trường sống (5) Sự phong phú về số lượng cá thể trong một loài
Những yếu tố nào thế hiện sự đa dạng sinh học?
A. (1),(2) ,(3)
B.(1),(3),(5)
C. (1), (4), (5)
D. (2), (3), (4)
Câu 4: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng
B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ
C. Săn bắt động vật quý hiếm
D. Bảo tồn động vật hoang dã
Câu 5: Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?
A. Điều hòa khí hậu
C. Bảo vệ nguồn nước
B. Cung cấp nguồn dược liệu
D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái
Câu 6: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người
B. Hiệu ứng nhà kính
C. Biến đổi khí hậu
D. Tuyệt chủng động, thực vật
Câu 8: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1),(2) ,(3)
B. (2),(3),(5)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (4), (5)
Câu 9: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
A. Điều hòa khí hậu
B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
Câu 10: Cho các hành động sau:
(1) Khai thác gỗ (2) Xử lí rác thải
(3) Bảo tồn động vật hoang dã (4) Du canh, du cư
(5) Định canh, định cư (6) Xây dựng các khu công nghiệp nặng
Những hành động nào gây suy giảm sự đa dạng sinh học?
A.(1), (2), (3)
B.(4), (5), (6)
C. (1), (4), (6)
D. (2), (3), (5)
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Lập bảng so sánh các loại nấm: Đơn bào và đa bào; Nấm túi và nấm đảm;Nấm độc và nấm thường
Câu 2: Trình bày vai trò của nấm? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 3: Trình bày con đường lây lan và một số biện pháp để phòng chống các bệnh do nấm gây ra?
Con đường lây lan:
- Tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh.
- Dùng chung đồ với người bệnh.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Tiếp xúc ví bụi đất chứa nấm gây bệnh.
Các biện pháp phòng tránh
- Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, nguồn bệnh, đặc biệt nơi môi trường ẩm mốc;
- Bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với người bị nhiễm nấm hoặc khử trùng sau khi tiếp xúc với môi trường không an toàn với nấm mốc;
- Không dùng chung đồ với người bị nấm mốc, hoặc với người khác. Quần áo sau mặc cần giặt ngay, tránh treo trên giá vài ngày sau đó mặc lại;
- Vệ sinh cơ thể đúng cách, đúng thời điểm, an toàn;
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
---(Để xem tiếp nội dung phần Tự luận của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN 6 CTST năm 2022 - 2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)