Bài văn mẫu cuộc trò chuyện tưởng tượng với người lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xa không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật mà HOC247 giới thiệu sau đây giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng viết bài văn kể chuyện tưởng tượng được tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo!
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Có thể tưởng tượng và kể lại một trong số các tình huống gặp gỡ, như:
- Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22 – 12), nhà trường có mời các cựu chiến binh đến nói chuyện.
- Đi thăm bảo tàng cách mạng rồi gặp gỡ người chiến sĩ lái xe năm xưa.
- Sau khi học bài thơ, nghĩ nhiều về những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, mơ được gặp gỡ, trò chuyện.
b. Thân bài
- Miêu tả quang cảnh nơi gặp gỡ
- Nếu ở trường học: không khí trang nghiêm, thái độ của HS,…
- Ở viện bảo tàng: hình ảnh những chiếc xe không kính, những khẩu đại pháo.
- Ở Trường Sơn: hình ảnh rừng cây, đèo dốc, hố bom…
- Kể lại cuộc trò chuyện với người chiến sĩ
- Miêu tả trang phục, nét mặt, giọng nói... của người chiến sĩ.
- Có thể hỏi người lính lái xe những câu: Vì sao những chiếc xe lại không có kính, không có đèn? Ngồi trên những chiếc xe như vậy, các chú (bác) có gặp nhiều khó khăn trở ngại gì không? Điều thú vị các chú được trải qua trên những chiếc xe đó là gì? Chiến tranh tàn khốc, ác liệt là thế sao các chú (bác) vẫn vui vẻ lạc quan? Điều gì giúp các chú vượt qua được những khó khăn?...
- Câu trả lời của người chiến sĩ lái xe: phải làm nổi bật được: sự khốc liệt của chiến tranh; những khó khăn, thú vị khí lái những chiếc xe không kính; những phẩm chât cao đẹp của người lính: lạc quan, yêu đời, dũng cảm, hiên ngang, có chút ngang tàng, có lí tưởng sống cao đẹp…
- Tâm trạng, suy nghĩ của tôi trong cuộc trò chuyện sau những câu trả lời của người chiến sĩ lái xe (đan xen với miêu tả nội tâm của tôi).
c. Kết bài
- Cảm xúc, suy nghĩ của “tôi” sau cuộc trò chuyện: tự hào về thế hệ cha anh đi trước, cảm phục trước tinh thần dũng cảm.
- Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng
Bài văn mẫu
Đề bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Gợi ý làm bài
Nhân dịp nhà trường tổ chức sang nghĩa trang liệt sĩ thắp hương lúc đó tôi đã gặp một người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã hi sinh vì tổ quốc. Tôi và người sĩ quan này trò chuyện rất vui và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, trên những con đường huyết mạch nối giữa miền Bắc-Nam là nơi ác liệt nhất .Bom đạn của giặc Mĩ ngày đêm dội xuống những chặn đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện giữa miền Bắc - Nam. Trong những ngày đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,thực phẩm, vũ khí… Trên con đường Trường Sơn này.
Bom đạn của kẻ thù đã làm cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa nghe anh kể, tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ mà người lính đã phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì điều đó mà họ lùi bước họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường.
Họ nhìn thấy đất, thấy trời thấy cả ánh sao đêm, cả những cánh chim sa họ nhìn thẳng về phía trước, nơi đó là những tương lai của đất nước được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no, tự do. Anh lái xe kể với tôi rằng xe không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn chịu đựng lái xe ngày đêm, những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc đen xanh trở thành trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! sao tiếng cười của họ nhẹ nhõm làm sao.
Gian khổ ác liệt bom đạn của kẻ thù đâu đâu cũng có cũng không làm cho họ rờn lòng. Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cố gắng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặn đường bom đạn, ác liệt, bảo đảm cho an toàn những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa rồi áo sẽ mau khô thôi. Khi đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính tôi nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có trong các nhân vật truyện cổ tích, bài thơ vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với những người lái xe năm xưa tôi mới hiểu rõ hơn về họ.Họ vẫn vui tươi tinh nghịch,những tiếng bom đạn ngày đêm vẫn luân nổ bên tai, phá huỷ con đường cái chết luân rình rập bên họ nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời.
Anh lái xe kể với tôi nghe những con đường vận chuyển, họ còn được gặp những đồng đội của mình, có cả những người lính đã hi sinh… Những phút giây gặp lại hiến hoi đó cái bắt tay qua cửa kính đã vỡ đã làm cho tình cảm của họ trở lên thấm thía hơn rồi những bữa cơm trên bến Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe Trường Sơn. Rồi những phút giây nghỉ ngơi trên những chiếc võng đu đưa. Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết chiếc xe không những không có kính mà xe còn không có đèn, không có mui xe thùng xe có xước những thiếu thốn này không ngăn cản được họ những chiếc xe băng băng đi về phía trước vì miền Nam ruột thịt họ đầy dũng cảm, lạc quan nhưng họ vẫn sống và chiến đấu vì tổ quốc vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phàn tạo nên chiến thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền nam đất nước thống nhất.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng Cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt
tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và hai bài văn mẫu tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó. Bài văn mẫu thuận lợi cho các em trong quá trình nắm vững kiến thức, cũng như là có cái nhìn khái quát về "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Đồng thời, giúp các em rèn luyện kĩ năng viết bài văn kể chuyện được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn.
--- MOD Ngữu văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024225 - Xem thêm