OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

29/12/2017 790.6 KB 26319 lượt xem 42 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20171229/650628221804_20171229_093131.pdf?r=4003
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài văn mẫu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính mà HOC247 giới thiệu sau đây giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học được tốt hơn. Đồng thời, bài văn mẫu giúp các em, đặc biệt là các em học sinh lớp 9 có cái nhìn khái quát hơn đối với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" nói chung và hình ảnh người lính nói riêng. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Phạm Tiến Duật và tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính."
  • Cảm nghĩ chung về lòng khâm phục và biết ơn thế hệ cha anh đi trước.

b. Thân bài

  • Cảm nhận về chân dung người chiến sĩ lái xe - những con người sôi nổi, trẻ trung, anh dũng, họ kiêu hãnh, tự hào về sứ mệnh của mình. Những con người của cả một thời đại:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

  • Tư thế chủ động, tự tin luôn làm chủ hoàn cảnh của người chiến sỹ lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi"  
  • Tinh thần lạc quan, sẵn sàng chấp nhận những thử thách trước gian khổ, hiểm nguy:

"Không có kính ừ thì có bụi...

... Không có kính ừ thì ướt áo”

  • Nhiệt tình cách mạng của người lính được tính bằng cung đường cụ thể “Lái trăm cây số nữa”
  • Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng.
  • Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng vì miền Nam, khát vọng tự do hoà bình cháy bỏng của người chiến sĩ lái xe (khổ thơ cuối)

c. Kết bài

  • Đánh giá về vị trí của bài thơ trên thi đàn văn học kháng chiến.
  • Cảm nghĩ khâm phục biết ơn và tự hào về thế hệ đi trước, những con người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho độc lập và hoà bình của dân tộc.

Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận văn học nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 01

       Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hình ảnh những chiến sĩ lái xe vận tải đã “để thương để nhớ” cho tâm tưởng nhà thơ tài hoa Phạm Tiến Duật. Bởi vậy nên dẫu chẳng một ngày làm lính lái xe nhưng những trang thơ Phạm Tiến Duật luôn ầm ì tiếng động cơ chạy máy và giòn tan tiếng cười nói của những chàng lính lái xe “trẻ măng tơ”! Người đọc khó có thể quên những chàng trai ngang tàng, tinh nghịch nhưng đầy lí tưởng ấy trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".

Bài thơ ra đời năm 1969, năm mà cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang bước vào những năm tháng khốc liệt nhất. Con đường Trường Sơn đã được khai phá để từng dòng người, dòng xe ngày đêm chi viện cho miền Nam ruột thịt. Trên những dặm đường loang lổ hố bom, trên những đèo cao trập trùng, hiểm trở,... dù ở đâu trên con đường huyền thoại ấy cũng hiện lên hình ảnh những ảnh lính lái xe vững vàng tay lái. Họ đến với chiến trường từ những giảng đường đại học, từ những mái trường phổ thông còn vương những cánh phượng rơi. Tâm hồn họ phơi phới tuổi xuân và những lí tưởng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Trở thành những anh lính lái xe, họ đã làm vui, làm đẹp, làm vững chắc hơn cho con đường huyết mạch của cuộc kháng chiến.

        Các anh tự giới thiệu về những người bạn đường thủy chung gắn bó của mình:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Câu thơ làm hiện lên trước mắt người đọc một hình ảnh lạ lùng: Những chiếc xe không kính. Mặt khác, lời giải thích của tác giả về những chiếc xe đặc biệt ấy cũng rất đỗi chân thực đến gần như là lột trần ra một chiếc xe đã bị phá huỷ bởi "bom giật, bom rung" - những động từ mạnh làm nổi bật hình ảnh và ý thơ. Hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh hoa mĩ, tráng lệ, không có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi đầu đầy ấn tượng cho bài thơ. Càng lạ lùng hơn nữa là hình ảnh chủ nhân những chiếc xe kì lạ ấy:

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”

Với các anh, sự lạ đối với mọi người lại trở thành sự thường trong đời sống. “Bom giật, bom rung” để lại thương tích loang lổ trên xe nhưng lại chẳng mảy may nhìn thấy dấu hiệu của tàn phá trên dáng hình người chiến sĩ. Họ “ung dung” “ta ngồi”, “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Sự khốc liệt của chiến tranh không khiến con người bị thui chột về tâm hồn và ý chí. Các anh là những con người như lời đề trên bức tường kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô: “Nơi đây mọi sắt thép đều tan chảy chỉ con người là vững vàng đi qua”. Câu thơ ngắn, nhanh, điệp từ "nhìn” lặp lại tạo nên tiết tấu hết sức sinh động.

Rồi trên con đường thần thánh ấy, các anh còn “nhìn thấy” bao điều khác nữa:

“Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.”

Bởi xe “không có kính” nên có quá nhiều bất tiện: “gió xoa vào mắt đắng” nhưng cũng bởi không có kính nên nhiều khi ngồi trong ca bin người lính được đón nhận những cảm giác thật lạ lùng:

“Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”.

Hình ảnh thơ rất táo bạo và khỏe khoắn thể hiện tâm hồn trẻ trung, mạnh mẽ nhưng không kém phần mơ mộng của những chàng lính lái xe.

Khi chiếc xe đã bị phá huỷ, nát tan đến như vậy thì biết bao khó khăn đã nảy sinh cũng chỉ vì "không có kính"

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Lạ lùng thay ,như một khám phá bất chợt của nhà thơ, sự hiểm nguy của những chiếc xe không kính lại trở thành sự tiện lợi bất ngờ khi các chàng lính gặp nhau, bởi họ có thể không cần phải xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau thể hiện tình thân ái. Công việc vất vả, hiểm nguy nhưng phút nghỉ ngơi của những người lính lại vô cùng giản dị:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.”

Cuộc sống dẫu giản dị, xuềnh xoàng nhưng ấm áp tình cảm. Những người lính không chỉ là đồng chí, đồng đội của nhau mà họ còn là những người cùng trong một gia đình. Bởi vậy sau những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi họ lại tiếp tục công việc của mình với niềm tin mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng. Chỉ có điều càng gần đến phương Nam những chiếc xe ngày càng hư hỏng:

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước.”

Khi tứ xe “không kính” được gói lại thì những con số không khác lại mở ra: “không đèn”,“không mui”, chỉ một thứ duy nhất có thêm nhưng lại là “có xước”. Như vậy cả “không có”“có" đều là tổn thất, đều là hư hại. Điệp ngữ “không có” được nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt của chiến tranh, hoàn thiện dung mạo trụi trần đến kinh ngạc của chiếc xe vận tải. Vượt dãy Trường Sơn, đi qua đạn bom khói lửa của kẻ thù, mang trên mình đầy thương tích những chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường. Kì lạ thay:

“Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

“Trái tim” là một hoán dụ chỉ người chiến sĩ lái xe yêu nước căm thù giặc sống trẻ trung, sôi nổi và lạc quan tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Câu thơ khép lại nhưng con mắt thơ thì mở ra. Ta chợt nhận ra người chiến sỹ lái xe là một phần không thể thiếu, là con mắt, là bộ não, là linh hồn của xe. Có trái tim chiếc xe thành một cơ thể sống, thành một khối thống nhất với người chiến sĩ. Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương. Có lẽ vì thế mà nhiều người cho rằng đây là hình ảnh trái tim cầm lái.

       Đến với bài thơ ta thú vị nhận ra cái giọng rất trẻ, rất lính. Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ trẻ Việt Nam mà chính tác giả đã từng sống, từng trải nghiệm. Ngôn ngữ thơ giản dị đậm chất văn xuôi, hình ảnh thơ sáng tạo bất ngờ,đặc biệt là sự linh hoạt của nhạc điệu trong thơ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc của bài thơ trong lòng độc giả.

Kết hợp giữa hiện thực hào hùng cùng cảm hứng lãng mạn cách mạng, hai bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vang lên âm hưởng sử thi hào hùng của văn học nước ta trong suốt ba mươi năm kháng chiến trường kì gian khổ. Xưa kia, những người lính chống Pháp ra đi với “Giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ - Anh vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế”, rồi những người lính trong kháng chiến chống Mĩ lên đường trong sự phấn khởi, với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Còn hôm nay, khi những người lính của thời hòa bình đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo Trường Sa, bảo vệ bình yên cho đất nước, ta mới thấy vẻ đẹp cao vời vợi của những người lính. Trước đây, bây giờ và sau này, những người lính sẽ mãi là biểu tượng đẹp của dân tộc.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Tài liệu giúp các em thuận lợi trong quá trình nắm vững kiến thức, cũng như là có cái nhìn khái quát hơn về hình tượng nhân vật người lính - những chàng trai ngang tàng, tinh nghịch nhưng đầy lí tưởng trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

--- MOD Ngữu văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF