OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á môn Địa Lý 8 năm 2021

21/05/2021 1.52 MB 283 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210521/309953265492_20210521_153402.pdf?r=5254
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới trong tài liệu Chuyên đề Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á môn Địa Lý 8 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

 

1. LÝ THUYẾT

a. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc

- Nửa đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và phải cung cấp nguyên liệu cho các nước mẫu quốc.

- Năm 1997-1998, cuộc khủng hoảng tài chính làm cho suy giảm nền kinh tế các nước, sản xuất bị đình trệ.

- Hiện nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của các nước.

- Các vấn đề về môi trường, khai thác thác tài nguyên quá mức,… cần được các nước chú trọng hơn.

b. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

- Hiện nay, một số số nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa và đạt được những thành tựu.

- Cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực chuyển dịch theo hướng tích cực

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp.

- Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm.

Giải

- Nông nghiệp:

+ Cây lương thực: phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.

+ Cây công nghiệp là cao su, cà phê. mía... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn.

- Công nghiệp:

+ Luyện kim: có ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu.

+ Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến.

+ Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan và Việt Nam.

+ Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia.

Câu 2: Quan sát hình 16.1 (SGK trang 56), cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?

Giải

Các ngành công nghiệp chủ yếu của Đông Nam Á:

- Công nghiệp luyện kim (ở Mi-an-ma, Việt Nam, Phi-lip-pin).

- Công nghiệp chế tạo máy (ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a...).

- Công nghiệp hóa chất, lọc dầu (Việt Nam, In- đô-nê-xi-a, Thái Lan).

- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-lip-pin...).

⟹ Các ngành công nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ thuộc các quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản và nông nghiệp tại chỗ phong phú.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á thuộc một trong bốn "con rồng" châu Á

  1. Thái Lan
  2. Ma-lai-xi-a
  3. Xin-ga-po
  4. Bru-nây

Câu 2: Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm

  1. Nền kinh tế rất phát triển.
  2. Kinh tế đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa
  3. Nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.
  4. Nền kinh tế phong kiến.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

  1. Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
  2. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
  3. Có nền kinh tế phát triển hiện đại.
  4. Các quốc gia Đông Nam Á có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển.

Câu 4: Nước nào sau đây không có tên trong "bốn con rồng" của châu Á?

  1. Hàn Quốc
  2. Xin-ga-po
  3. In-đô-nê-xi-a
  4. Đài Loan

Câu 5: Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước trong khu vực Đông Nam Á là do

  1. Nguồn nhân công rẻ, dồi dào
  2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
  3. Nguồn vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài
  4. Tất cả đều đúng

Câu 6: Năm 1999 và năm 2000, nước nào đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 6%?

  1. Việt Nam, Xin-ga-po
  2. Ma-lai-xi-a
  3. Tất cả đều đúng
  4. Tất cả đều sai

Câu 7: Mức tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giảm là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại

  1. Đài Loan
  2. Thái Lan
  3. In đô-nê-xi-a
  4. Ma lai-xi-a

Câu 8: Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm nào?

  1. 1997
  2. 1998
  3. 1999
  4. 2000

Câu 9: Dựa vào hình 16.1. cho biết phân bố cây lương thực chủ yếu ở vùng nào?

  1. Các đồng bằng châu thổ.
  2. Nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, giàu nguồn nước,
  3. Ven biển.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 10: Ở Đông Nam Á, cây cao su được trồng nhiều tại nước nào?

  1. Ma-lai-xi-a
  2. Đông Ti-mo
  3. Lào
  4. Cam-pu-chia

Câu 11: Dựa vào hình 16.1, cho biết nước nào ở Đông Nam Á có ngành công nghiệp hóa chất, lọc dầu phát triển mạnh nhất?

  1. Việt Nam
  2. In-đô-nê-xi-a
  3. Xin-ga-po
  4. Thái Lan

Câu 12: Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

  1. Thiếu nguồn lao động.
  2. Tình hình chính trị không ổn định.
  3. Vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…
  4. Nghèo đói, dịch bệnh.

Câu 13: Những năm 1997-1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ quốc gia nào?

  1. Thái Lan
  2. Cam-pu-chia
  3. Việt Nam
  4. Lào

Câu 14: Ngành kinh tế nào chiếm vị trí đang kể trong phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

  1. Các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…
  2. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
  3. Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu
  4. Khai thác dầu mỏ

Câu 15: Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách

  1. Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…
  2. Phát triển công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
  3. Phát triển thiên các ngành công nghiệp nặng: Luyện kim, cơ khí,…
  4. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

Câu 16: Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch như thế nào?

  1. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
  2. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
  3. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
  4. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

Câu 17: Các ngành sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại

  1. Đông Nam Á hải đảo
  2. Đông Nam Á đất liền.
  3. Vùng đồi núi
  4. Vùng đồng bằng và ven biển

Câu 18: Cây lương thực chủ yếu của Đông Nam Á là

  1. Lúa mì
  2. Lúa gạo
  3. Ngô
  4. Sắn

Câu 19: Cây công nghiệp được trồng chủ yếu của Đông Nam Á là

  1. Bông
  2. Chà là
  3. Củ cải đường
  4. Cà phê

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF