Trên đây là hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy, lập dàn ý và viết bài văn nêu cảm nghĩ về câu chuyện Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê. Tư liệu trên đây được thể hiện một cách chi tiết, ngắn gọn và dễ hiểu nhất dành cho các em. Hi vọng qua tư liệu này, các em sẽ có được những sự tham khảo hữu ích để rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn bài và làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Chúc các em thành công, học tập tốt! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Buổi học cuối cùng để nắm vững kiến thức về bài học hơn.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- “Buổi học cuối cùng” của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê được sáng tác vào cuối thế kỉ XIX. Nội dung truyện kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một ngôi trường tiểu học vùng An-dát (giáp biên giới Phổ), sau khi bị quân Phổ chiếm đóng.
- Lòng yêu nước thiết tha của nhà văn thể hiện qua tình cảm gắn bó, tự hào về tiếng Pháp và ý thức giữ gìn, bảo vệ tiếng mẹ đẻ trong hoàn cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm đô hộ.
B. Thân bài
-
Nhân vật chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng
- Phrăng vốn ham chơi, lười học. Hôm nay, chú cũng đi học trễ và không thuộc bài ngữ pháp.
- Trên đường đi, chú gặp những chuyện không bình thường: thấy nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ (Đức). Bác thợ rèn khuyên chú chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú tưởng là bác ta chế nhạo mình.
- Đến trường, Phrăng cũng thấy lạ lùng: không khí yên ắng, nặng nề; thầy Ha-men mặc bộ lễ phục trong buổi học bình thường; chú vào lớp muộn mà không bị thầy khiển trách như mọi khi; ở bàn cuối có cả các cụ già trong làng...
- Khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng sững sờ, choáng váng, ân hận về sự ham chơi hơn ham học của mình trong thời gian qua.
- Suốt buổi, chú tập trung nghe thầy giảng bài, cảm thấy chưa bao giờ mình tiếp thu dễ dàng như thế và xúc động trước nhiệt tình và lòng yêu nước của thầy Ha-men.
-
Nhân vật thầy giáo già Ha-men
- Thầy đã gắn bó với ngôi trường làng suốt mấy chục năm.
- Thầy đau xót và cảm thấy nhục nhã trước tin từ ngày mai, học sinh sẽ phải học bằng tiếng Phổ - là thứ tiếng của kẻ thù xâm lược.
- Trong buổi học cuối cùng, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng, dành hết tâm huyết vào bài giảng và nhắc nhở mọi người hãy yêu quý, tự hào và cố gắng giữ gìn tiếng mẹ đẻ, dù trong vòng nô lệ.
- Bằng những cách ấy, thầy giáo đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp - thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất.
- Câu nói của thầy như một chân lí:... “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”.
- Lúc buổi học kết thúc, thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt vì xúc động... cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.
c. Kết bài
- Ý nghĩa sâu xa của truyện đặt ra là mọi người phải biết yêu quý, học tập và phát huy tinh hoa tiếng nói dân tộc, bởi nó không chỉ là tài sản quý báu do tổ tiên, ông cha để lại, mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành chủ quyền độc lập tự do cho đất nước.
- Truyện cũng giúp ta hiểu thêm vì sao Tiếng Việt lại tồn tại và không ngừng phát triển qua bao thăng trầm của lịch sử bổn ngàn năm để ngày càng trong sáng và giàu đẹp.
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nghĩ sau khi đọc truyện “Buổi học cuối cùng” (trích trong tập “Những vì sao” của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê).
Gợi ý làm bài
Truyện “Buổi học cuối cùng” được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 - 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng - học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điểu không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò còn được dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều sỉ nhục đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ thù xâm lược cố tình đồng hoá, trước hết là bằng ngôn ngữ.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Ý nghĩa sâu xa của truyện “Buổi học cuối cùng” là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ông cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hoá về ngôn ngữ, nếu cam chịu Đềtiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào hoạ diệt vong.
Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng ta có thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn cảm nghĩ sau khi đọc truyện “Buổi học cuối cùng” (trích trong tập “Những vì sao” của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê) sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024228 - Xem thêm