OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Các dạng bài tập di truyền học quần thể Sinh học 12 có đáp án

20/12/2019 1007.4 KB 3082 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191220/75673322326_20191220_144823.pdf?r=1895
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Di truyền học quần thể là một trong những kiến thức nằm trong phần thi THPTQG nhằm giúp các em có thêm nhiều tài liệu để ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài di truyền quần thể Hoc247 đã tổng hợp và biên soạn tài liệu Các dạng bài tập di truyền học quần thể Sinh học 12 có đáp án. Mời các bạn đọc tham khảo tại đây!

 

 
 

CÁC DẠNG BÀI TẬP  DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ SINH HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN

Bài toán về một gen có hai alen:

Bài 1: Quần thể nào sau đây ở trạng thái CBDT?

A. QTI : 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.                                B.QT II:  0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.

C. QT III: 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa.                              D. QT IV: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

Hướng dẫn giải: Dùng  công thức p2AA  x  q2aa  = ( 2pqAa / 2 )2

Xét QTI: 0,32  x  0,04 = ( 0,64 /2 ) 2    ⇔ 0,0128 không bằng 0,1024

Xét QTII: 0,04  x  0,32 = ( 0,64 /2 ) 2    ⇔ 0,0128 không bằng 0,1024

Xét QTIII: 0,64  x  0,32 = ( 0,04 /2 ) 2  ⇔ 0,2048 không bằng 0,0004

Xét QTIV: 0,64  x  0,04 = ( 0,32 /2 ) 2  ⇔ 0,0256 = 0,0256 => Chọn D

Bài 2. Một QT bao gồm 120 cá thể có KG AA, 400 cá thể có KG Aa, 680 cá thể có KG aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là:

A.0,265 và 0,735                  B.0,27 và 0,73                       C.0,25 và 0,75                    D.0,3 và 0,7

Hướng dẫn giải: Tổng số cá thể trong QT: 120 + 400 + 680 = 1200

          TS KG AA = 120  /  1200  =  0,1 : TS KG Aa = 400 /  1200  =  0,33

          TS KG aa = 680 /  1200  =  0,57

Vậy: pA = 0,1 + 0,33 / 2  = 0,265 ; qa = 0,57 + 0,33 / 2  = 0,735 → chọn A

Bài 3: Gen BB Qđ hoa đỏ, Bb Qđ hoa hồng, bb Qđ hoa trắng. Một QT có 300 cá thể đỏ, 400 cá thể hoa hồng và 300 cá thể hoa trắng tiến hành giao phấn ngẫu nhiên. Nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa thì TP KG của QT ở F1

A) 0,25 BB + 0,50Bb + 0,25bb = 1.                                      B) 0,36 BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1

C) 0,81 BB + 0,18Bb + 0,01bb = 1.                                      D) 0,49 BB + 0,42Bb + 0,09bb = 1

Hướng dẫn giải: - Tổng số cá thể trong QT ở P: 300 + 400 + 300 = 1000

  • TS KG BB = 300  /  1000  =  0,3;     
  • TS KG Bb = 400 /  1000  =  0,4
  • TS KG bb = 300 /  1000  =  0,3  => pA = 0,3 + 0,4 / 2  = 0, 5 ; qa = 0,3 + 0,4 / 2  = 0, 5

→ Vậy TP KG của QT ở F1 là: 0,25 BB + 0,50Bb + 0,25bb = 1 → chọn A

Bài 4: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường Qđ. Ở huyện A có 106 người, có 100 người bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có KG dị hợp là:

A. 1,98.                   B. 0,198.                                C. 0,0198.                                 D. 0,00198

Hướng dẫn giải : Gọi a là gen lặn gây bệnh bạch tạng à KG aa: người bị bệnh bạch tạng

Ta có: q2aa  =  100 / 1000.000  => qa = 1/100 = 0,01

Mà: pA + qa = 1  => pA = 1- qa = 1 – 0,01 = 0,99

2pqAa = 2 x 0,01 x 0,99 = 0,0198  → chọn C

Bài 5: Biết alen A quy định lông xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng, các alen nằm trên NST thường. Một QT chuột ở thế hệ XP có 1020 chuột lông xám ĐH, 510 chuột có KG dị hợp. Khi QT đạt TTCB có 3600 cá thể.

Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi a) và b) sau đây:

  1. TS tương đối của mỗi alen là:

       A. A: a  =  1/6  : 5/6        B. A: a  =  5/6  : 1/6       C. A: a  =  4/6  :  2/6     D A: a  =  0,7  : 0,3 

      b) Số lượng chuột ở từng KG khi đạt TTCB:

        A. AA = 1000;  Aa = 2500;   aa = 100                     B.  AA = 1000;  Aa = 100;   aa = 2500 

        C. AA = 2500;  Aa = 100;   aa = 1000                     D.  AA = 2500;  Aa = 1000;   aa = 100

Hướng dẫn giải :

 Ta có

a.TS tương đối của mỗi alen là:

Tổng số cá thể chuột trong QT ở thế hệ XP:  1020 + 510  = 1530

⇒ TS KG AA = 1020  /  1530  =  2 / 3 ;    TS KG Aa = 510 /  1530  =  1 / 3

Vậy: TP KG ở thế hệ XP là  2/3 AA + 1/3 Aa  = 1.

TS tương đối của mỗi alen là: pA =  2/3  + ( 1/3  :  2 ) = 5 / 6 ; qa = 0 + ( 1/3  :  2 ) = 1 / 6 à chọn B

b) Kết quả ngẫu phối giữa các cá thể ở thế hệ P:

P: (5/6A  :  1/6 a) x  (5/6A  :  1/6 a) = 25AA : 10Aa : 1aa ( hay kẻ ô pennett )

Vậy: Số lượng chuột ở từng KG khi đạt TTCB:

   KG AA = (25 : 36).3600  =  2500 ;  KG Aa  = ( 10 : 36 ) 3600  =  1000

   KG aa   = (1 : 36).3600  =  100  → chọn D

Bài 6: Đàn bò có TP KG đạt CB, với TS tương đối của alen quy định lông đen là 0,6, TS tương đối của alen quy định lông vàng là 0,4. TL KH của đàn bò này như  thế  nào ?

A) 84% bò lông đen, 16% bò lông vàng.                         B)16% bò lông đen, 84% bò lông vàng.

C)75% bò lông đen, 25% bò lông vàng.                          D)99% bò lông đen, 1% bò lông vàng.

Hướng dẫn giải TS KG AA = 0,36  TS KG Aa = 2.(0,6 x 0,4) = 0,48;  TS KG aa = 0,16

  • TL KH bò lông đen là: 0,36  +  0,48 = 0,84 = 84 %
  • TL KH đàn bò lông vàng: 0,16 = 16 % ⇒  chọn A

Bài 7: QT giao phấn có TP KG đạt TTCB, có hoa đỏ chiếm 84%. TP KG của QT như thế nào (B Qđ hoa đỏ trội hoàn toàn so b Qđ hoa trắng)?

A)0,16 BB + 0,48 Bb + 0,36 bb = 1.                      B)0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.

C)0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1.                      D)0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1.

Hướng dẫn giải :   TL KH hoa đỏ:  84 %  => TL KH hoa trắng : 16 %  = 0,16

TS KG bb = 0,16 => qb = 0,4

Theo Định luật Hacđi-Vanbec: pB +  qb = 1 => pB = 1- qb= 1 -  0,4 = 0, 6

TS KG BB= 0,36 ;  TS KG Bb = 2( 0,6 x 0,4 ) = 0,48

TP KG của QT là : 0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.   à chọn D

 {-- Nội dung đề và đáp án từ câu 7-14 của Các dạng bài tập di truyền học quần thể Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Bài tập về một gen có 3 alen

Bài 15: Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: C1: nâu, C2: hồng, C3: vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau:Màu nâu có 360 con; màu hồng có 550 con; màu vàng có 90 con. Biết quần thể này ở trạng thái cân bằng di truyền.

            a. Hãy xác định kiểu gen qui định mỗi màu.

            b. Hãy tính tần số tương đối của các alen trong quần thể trên.

a.

Các kiểu gen qui định mỗi màu:

C1C1, C1C2, C1C3: màu nâu.         C2C2, C2C3: màu hồng.           C3C3: màu vàng.

b.

Gọi p là tần số tương đối của alen C1, q là tần số tương đối của alen C2, r là tần số tương đối của alen C3.

Quần thể cân bằng có dạng:

                    (p+q+r)2 = p2C1C1+q2C2C2+r2C3C3+2pqC1C2+2qrC2C3+2prC1C3

 

Tần số tương đối mỗi loại kiểu hình:

Nâu = 360/1000= 0,36; Hồng=550/1000=0,55; vàng=90/1000=0,09.

 

Tần số tương đối của mỗi alen, ta có: Vàng = 0,09 = r→  r=0,3.    Hồng = 0,55=q2+2qr → q=0,5

Nâu = 0,35 = p2 + 2pq + 2pr → p=0,2.

Bài 16: Giả thiết trong một quấn thể ngư­ời, tỉ lệ kiểu hình về các nhóm máu là:

  Nhóm máu A = 0,45    Nhóm máu AB = 0,3     Nhóm máu B  = 0,21      Nhóm máu O = 0,04.

       Hãy xác định tần số t­ương đối của các alen qui định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể đó. Biết rằng quần thể trên đang trong trạng thái cân bằng di truyền.

Hướng dẫn giải: + Gen qui định nhóm máu gồm 3 alen (IA , IB , IO), tồn tại trên NST th­ường.

  =>  Vậy trong quần thể cân bằng di truyền thành phần kiểu gen sẽ đúng với công thức: 

 

                                                         [ p (IA) + q (IB) +  r (IO)] 2   = 1

 + Ta có:

     Tần số của alen IO là :  r (IO) = \(\sqrt {0,04} \) = 0,2    

     Mà tỷ lệ của nhóm máu A là :  p2 + 2pr  = 0,45    ⇒  p2 + 0,4p – 0,45 = 0 

     Giải ph­ương trình bậc hai trên ta đư­ợc tần số của alen IA  :  p (IA) = 0,5.   

    Vậy ta có tần số của alen IB  là  :  q (IB) = 1- (0,2 = 0,5) = 0,3 

 + Cấu trúc di truyền của quần thể ng­ười đã nêu là:

                                                         [ p (IA) + q (IB) +  r (IO)] 2  = 

                 p2 (IA IA ) + q2 (IB IB) + r2(IO IO) + 2pq (IA IB) + 2pr (IA IO) + 2qr (IB IO)   =

     0,25 (IA IA ) + 0,09 (IB IB) + 0,04(IO IO) + 0,3 (IA IB) + 0,2 (IA IO) + 0,12 (IB IO)  =  1  

Bài 16: Quần thể người có tỉ lệ máu A chiếm 0,2125; máu B chiếm 0,4725; máu AB chiếm 0,2250; máu O chiếm 0,090. TS tương đối của mỗi alen là bao nhiêu?

A. p(IA) = 0,25; q(IB) = 0,45; r(i) = 0,30                B. p(IA) = 0,35; q(IB) = 0,35; r(i) = 0,30

C. p(IA) = 0,15; q(IB) = 0,55; r(i) = 0,30                D. p(IA) = 0,45; q(IB) = 0,25; r(i) = 0,30

Hướng dẫn giải: Gọi : p(IA); q(IB), r(i) lần lượt là TS tương đối các alen IA, IB, IO

Ta có : p + q + r  =  1 ( * )     Máu O chiếm 0,090 => r(i) = 0,30

TL máu A:  IA IA  +  IA IO =  0,2125  =>  p2 + 2 pr = 0,2125

*  p2 + 2 pr + r2 =   ( p + r ) 2  =  0,2125 + 0,090 = 0, 3025  = ( 0,55 ) 2

( p + r ) 2  =  ( 0,55 ) 2 => p + r  = 0,55  => p = 0,55 – 0,30 = 0,25

Từ: ( * ) => q = 1 – ( p + r ) = 1 -  ( 0,25 + 0,30 ) = 0,45

Vậy: TS tương đối của mỗi alen là : p(IA) = 0,25; q(IB) = 0,45; r(i) = 0,30 → chọn A

 {-- Nội dung đề và đáp án từ câu 17-18 của Các dạng bài tập di truyền học quần thể Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Bài toán về hai hay nhiều cặp gen

Bài 19: Một QT của 1 loài thực vật có TL các KG trong QT như sau:

P: 0,35 AABb + 0,25 Aabb + 0,15 AaBB + 0,25 aaBb =1

Xác định CTDT của QT sau 5 thế hệ giao phấn ngẫu nhiên

 Hướng dẫn giải Tách riêng từng cặp tính trạng, ta có:

P : 0,35AA + 0,40Aa + 0,25aa = 1  và  0,15BB + 0,60Bb + 0,25bb = 1

- TSTĐ: A = 0,55 ; a = 0,45

               B = 0,45 ; b = 0,55

→TSKG ở F1 ,F2 ,…F5 không đổi và bằng:

0,3025AA + 0,4950Aa + 0,2025aa = 1                        

0,2025BB + 0,4950Bb + 0,3025bb = 1

- Vậy TSKG chung:                

(0,3025AA + 0,4950Aa + 0,2025aa)(0,2025BB + 0,4950Bb + 0,3025bb) = 1

Bài 20:  Cấu trúc DT của một QT như sau: 0,2AABb : 0,2AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu QT trên giao phối tự do thì TL cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là:
A. 30%             B. 5,25%                 C. 35%                D. 12,25%
Hướng dẫn giải :

-Xét riêng gen A: 0,2AA + 0,2Aa + 0,6aa

⇒ A = 0,3 a=0,7 → F1: 0,09AA+0,42Aa+0,49aa

 Xét riêng gen B: 0,3BB +0,4Bb+0,3bb

⇒  B=0,5 b=0,5 → F1: 0,25BB+0,50Bb+0,25bb

Xét chung 2 gen: TL cơ thể mang 2 cặp gen ĐH lặn là: aabb=0,49 x 0,25=0.1225 = 12,25%

Vậy đáp án đúng là D.

                                    Bài toán xác suất trong di truyền học quần thể:

Bài 21: Khả năng cuộn lưỡi ở người do gen trội trên NST thường qui định, alen lặn Qđ người bình thường. Một người đàn ông có khả năng cuộn lưỡi lấy người phụ nữ không có khả năng này, biết xác suất gặp người cuộn lưỡi trong QT  người là 64%. Xác suất sinh đứa con trai bị cuộn lưỡi là bao nhiêu?
 Hướng dẫn giải: Cấu trúc DT tổng quát của QT:  p2AA + 2pqAa + q2aa

Theo gt: q2 = 1- 64% = 36% q = 0,6 ; p = 0,4 

Vậy cấu trúc di truyền của QT là: 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa

 Người vợ không cuộn lưỡi có Kg (aa) → TS a = 1

Người chồng bị cuộn lưỡi có 1 trong 2 Kg: AA (0,16/0,64);  Aa (0,48/0,64) 

Tần số: A = (0,16 + 0,24)/0,64 = 0,4/0,64 = 0,625; a = 0,24/0,64 = 0,375

⇒ khả năng sinh con bị cuộn lưỡi  = 0,625 x 1 = 0,625

Vậy XS sinh con trai bị cuộn lưỡi  = 0,625 x 1/2 = 0,3125

Bài 22: Ở người A-phân biệt được mùi vị a-  ko phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng TS alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong dó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái ko phân biệt được mùi vị là?

A.1,97%                     B.9,44%                     C.1,72%                     D.52%

Hướng dẫn giải: Ta có cấu trúc DT của Qt: p2AA + 2pqAa +q2aa

vợ và chông phân biệt (Bình thường)) sinh con cả phân biệt và không phân biệt mùi vị nên

KG Aa x Aa  với XS = (2pq /p2+ 2pq)2     Xs sinh trai phân biệt = 3/4.1/2 = 3/8

Xác suất sinh gái không phân biệt = 1/4.1/2 = 1/8

Xác suất  bố mẹ đều bình thường sinh 2 trai phân biệt và 1 gái không phân biệt

                         =3/8.3/8.1/8.C13.(2pq /p2+ 2pq)2 = 1,72%

Bài 23: Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y, alen lặn Qđ tính trạng bệnh, alen trội Qđ tính trạng bình thường. TL người bị bệnh trong QT người là 0,0208. Hai người bình thường không có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau, cho rằng QT có sự CBDT về tính trạng trên. Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng là

A. 1,92%              B. 1,84%              C. 0,96%              D. 0,92%                                         

Hướng dẫn giải:

Cấu trúc di truyền của QT: p2/XAXA + 2pq/XAXa + q2/XaXa + p/XAY + q/XaY  (p+q=1)

TS người bị bệnh = (q2 + q)/2 = 0,0208→ q = 0,04 ; p = 0,96

XS 2 người bình thường lấy nhau sinh con bệnh(mẹ dị hợp) = 2pq/(p2 + 2pq) x 1

XS để sinh con bệnh = 2pq/(p2 + 2pq) x 1/4 = pq/2(p2 + 2pq) = 1,92%

Bài 24: Chọn 1 câu trả lời đúng nhất trong các phương án A,B,C,D

Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?

        A. 1 – 0,99513000                                               B. 0,073000

        C. (0,07 x 5800)3000                                          D. 3000 x 0,0056 x 0,99442999

Hướng dẫn giải: Vì đây là đảo biệt lập nên CTDT của QT này đang ở TTCB. XM là gen quy KH bình thường, Xm là gen quy định bệnh mù màu đỏ lục, CTDT QT này có dạng:

Giới cái: p2 XMXM+2pq XMXm +q2 XmXm = 1

Giới đực: p XMY+q XmY

+ Nam mù màu có KG XmY chiếm TL\(\frac{{196}}{{2800}} = 0,07\)  → q = 0,07 → q2   XaXa  = 0,0049 

Xác suất để 1 người nữ bị bệnh là 0,0049

Xác suất để 1 người nữ không bị bệnh là 1 – 0,0049 = 0,9951.

Số lượng nữ trên đảo là: 5800-2800=3000

Xác suất để cả 3000 người nữ không bị bệnh là (0,9951)3000.

Vì biến cố có ít nhất 1 người nữ bị bệnh là biến cố đối của biến cố cả 3000 người nữ đều không bị bệnh. Xác suất để có ít nhất 1 người nữ bị bệnh là: 1 – 0,99513000 

Đáp án đúng: A

Bài 25: Một quần thể người có TS người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này CBDT.

Hãy tính TS các alen và TP các KG của QT. Biết rằng, bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Tính xác suất để 2 người bình thường trong QT này lấy nhau sinh ra một người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng.

Hướng dẫn giải: Gọi alen A quy định tính trạng bình thường, alen a quy định bệnh bạch tạng.

- pA là TS của alen A, qa là TS của alen a trong QT.

- QT ở trạng thái CBDT nên thỏa mãn công thức về TP KG sau: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1

- q2 aa = 1/10000 → qa = 1/100.

 pA + qa = 1 → pA = 1 – 1/100 = 99/100.                     TS KG AA = p2 = (99/100)2

TS KG Aa = 2pq = 198/10000                                       TS KG aa = q2 = (1/100)

Người bình thường có KG AA hoặc Aa

Hai người bình thường lấy nhau sinh ra người con bị bệnh bạch    tạng thì phải có KG Aa.

TS người có KG dị hợp tử (Aa) trong số những người bình thường là:

2pq/ p2 + 2pq = 0,0198 / (0,9801 + 0,0198)                   = 0,0198/0,9999.

Sơ đồ lai       P: ♂ Bình thường       x                  ♀  Bình thường

(0,9801/0,9999 AA + 0,0198/0,9999 Aa)     (0,9801/0,9999 AA + 0,0198/0,9999 Aa)

TS các alen: 0,0198/(0,9999x2) a          0,0198 /(0,9999x2) a      

F1:          (0,0198/0,9999)2/4 ≈ (0,0198)2/4            aa

Như vậy, xác suất để sinh người con bị bênh tạng là (0,0198)2/4

Bài 26: Một QT người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn ông trong đó có 4 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, QT ở trạng thái CBDT. TS phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là

A. 0.0384.       B. 0.0768.          C. 0.2408.           D. 0.1204.

Hướng dẫn giải: Quy ước: A – bình thường; a – bị bệnh máu khó đông.

Với gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X thì fXA, fXa ở nam và nữ bằng nhau.

    - Ở giới nam: Ta có: 0,96 XAY : 0,04 XaY => fXa = 4/100 = 0,04; fX= 1 - 0,04 = 0,96

    - Ở giới nữ: 0,962 XAX: 2.0,96.0,04 XAX: 0,042 XaXa

=> TS phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh (XAXa) ở giới nữ là: 2.0,96.0,04/2 = 0,0768

 Vậy, TS phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh (XAXa) trong QT người là: 2.0,96.0,04/2 = 0,0384

Bài 27: Một QT ở TTCB về 1 gen gồm 2 alen A và a, trong đó P(A) = 0,4. Nếu quátrình chọn lọc đào thải những cá thể có KG aa xảy ra với áp lực S = 0,02. CTDT của QT sau khi xảy ra áp lực chọn lọc:

A. 0,1612 AA: 0,4835 Aa: 0,3551 aa                            B. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa

C. 0,1613 AA: 0,4830 Aa: 0,3455 aa                            D. 0,1610 AA: 0,4875 Aa: 0,3513 aa

Hướng dẫn giải: Cấu trúc quần thể AA=0,4^2=0,16

Aa=2*0,4*0,6=0,48

aa=0,6^2=0,36

quá trình chọn lọc đào thải những cá thể có KG aa xảy ra với áp lực S = 0,02

aa=0,36-0,02*0,36=0,3528

cấu trúc quần thể là  aa=0,3528/(0,16+0,48+0,3528)=0,3551

Bài 28: Cho CTDT của QT như sau: 0,4 AABb: 0,4 AaBb: 0,2 aabb. Người ta tiến hành cho quá trình trên tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. TL cơ thể mang hai cặp gen ĐH trội là.
A. \(\frac{{112}}{{640}}\)                        B. \(\frac{{161}}{{640}}\)                      C. \(\frac{{49}}{{256}}\)                        D. \(\frac{7}{{640}}\)

Hướng dẫn giải :

- AABb x AABb ⇒ AABB = 0,4 x 1(AA) x [1/2(1-1/23)] BB = 7/40

- AaBb x AaBb ⇒ AABB = 0,4 x [1/2(1-1/23)] (AA) x [1/2(1-1/23)] BB =49/640

→ Tổng TL KG 2 cặp ĐH trội khi cho tự thụ phấn 3 thế hệ : 7/40+49/640 = 161/640

Bài 29: Một quần thể có tần số KG ban đầu: 0,4AA : 0,1aa : 0,5Aa. Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể ĐH tử. Các cá thể có KG AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì TS cá thể có KG dị hợp tử sẽ là:

A. 16,67%                            B. 12,25%                            C. 25,33%                            D. 15.20%

                                            P: 0,4AA + 0,5Aa +0,1aa

Hướng dẫn giải:  Gọi N là số cá thể sinh ra ở mỗi thế hệ từ KG dị hợp

→  2N là số cá thể sinh ra ở mỗi thế hệ từ kg ĐHSau 1 thế hệ tự thụ ta có:

Aa = N. 0,5.1/2 = 0,25N   AA + aa =  2N. (0,4+0,1) +(0,5N- 0,25N)= 1,25N

→ TS kg Aa = 0,25/1,25 = 16,67%  (A)

Bài 30: 

Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong QT người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là:

A. 0,005%.                       B. 0,9925%.                     C. 0,0075%.                   D. 0,9975%

Hướng dẫn giải: Cách giải bài này gọn nhất nên tính XS để vợ chồng bình thường sinh con bị bênh, sau đó trừ ra ta được XS sinh con bình thường:

Trong các trường hợp vợ và chồng bthường chỉ có trường hợp có cùng KG Aa mới sinh con bệnh.

XS một người trong QT những người bình thường có KG : Aa = 1/100

XS để cả vợ và chồng đều có KG: Aa  x  Aa (=1/100 . 1/100 = 1/10.000) 

Sơ đồ lai:        Aa  x  Aa   ⇒ 3/4 bthường / 1/4  bệnh

XS sinh người con bệnh = 1/4 .1/10000 = 0,0025%

Vậy XS sinh con bthường = 1 – 0,0025% = 0,9975% (Đáp án đúng là D)

 {-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-35 của Các dạng bài tập di truyền học quần thể Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Các dạng bài tập di truyền học quần thể Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF