OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề thi HSG môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Lê Văn Hưu có đáp án

25/03/2021 1.77 MB 371 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210325/620538739066_20210325_084800.pdf?r=8565
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về Địa lí 12 đã học thông qua nội dung Bộ đề thi HSG môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Lê Văn Hưu có đáp án để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC ĐỘI TUYỂN HSG

NĂM HỌC 2020-2021  

                     Môn thi: Địa Lý; Lớp 12 THPT              

(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề)

1. ĐỀ 1

Câu I: Trình bày những đặc điểm cơ bản về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi? Tại sao cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

Câu II:

1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Giải thích tại sao cấu trúc địa hình nước ta đa dạng?

2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần địa hình, sông ngòi như thế nào? Nguyên nhân nào làm cho chế độ nhiệt ở nước ta có sự thay đổi từ Bắc vào Nam?

Câu III: Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta.Nguyên nhân,ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đồng đều đến sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta?

Câu IV: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam  trang 9 và kiến thức đã học, em hãy:

1. Kể tên các vùng khí hậu ở nước ta. Cho biết trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu nào?

2. Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam và giải thích tại sao dải đồng bằng Duyên hải hải miền Trung là vùng chịu tác động mạnh nhất của bão?

Câu V: Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM GIAI ĐOẠN 2010 - 2019

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010

7.489,4

40.005,6

2012

7.761,2

43.737,8

2016

7.737,1

42.969,7

2017

7.705,2

42.738,9

2019

7.470,1

43.446,2

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2010 – 2019.

2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa ở nước ta giai đoạn trên.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

I

 
 

1

Trình bày những đặc điểm cơ bản về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi? Tại sao cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

 

a. Trình bày những đặc điểm cơ bản về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi?

- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Trên thế giới người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi chính: Nhóm dưới tuổi lao động từ 0 -14 tuổi; Nhóm tuổi lao động từ 15 – 59 tuổi ( hoặc 64 tuổi); Nhóm trên tuổi lao động trên 60 tuổi hoặc 65 tuổi trở lên.

·         - Theo luật lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 đến 59; đối với nữ từ 15 đến 54.

- Dựa vào nhóm tuổi người ta có thể phân biệt được cơ cấu dân số già và cơ cấu  dân số trẻ.

·         + Cơ cấu dân số già là: Nhóm 0 -14 tuổi chiếm dưới 25%; nhóm 15 – 59 tuổi chiếm 60%; Nhóm trên 60 tuổi chiếm trên 15%. Thường là những nước thuộc nhóm nước phát triển.

·         + Cơ cấu dân số trẻ là: Nhóm 0 -14 tuổi chiếm trên 35%; nhóm 15 – 59 tuổi chiếm 55%; Nhóm trên 60 tuổi chiếm dưới 10%. Thường là những nước thuộc nhóm nước đang phát triển.

- Để nghiên cứu về cơ cấu dân số sinh học và phân chia nhóm tuổi người ta thường dùng tháp dân số(tháp tuổi). Thường có 3 kiểu tháp dân số cơ bản: kiểu mở rộng; kiểu thu hẹp; kiểu ổn định.

 

b. Tại sao cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

 

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuồi thể hiện tổng hợp tình hình dân số nước ta như: tình hình gia tăng dân số, sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của nước ta trong từng thời kỳ cụ thể.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi cho biết được nước ta có cơ cấu dân số trẻ hay cơ cấu dân số già tùy vào từng giai đoạn cụ thể từ đó có chính sách điều chỉnh dân số và phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý.

{-- Nội dung đáp án câu 2 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

III

 
 

1

*Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta

 

- Phân bố dân cư chưa hợp lý

+Mật độ dân số trung bình 311 người/km2(năm 2019) nhưng phân bố chưa hợp lý giữa các vùng.

+Phân bố chưa hợp lý giữa đồng bằng với trung du,,miền núi(d/c)

+Phân bố không đều giữa các vùng đồng bằng(d/c)

+Phân bố không đều ngay trong 1 vùng(d/c)

+Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn(d/c)

 

*Nguyên nhân,ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đồng đều đến sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta?

 

-Nguyên nhân:

+Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên

+Lịch sử khai thác lãnh thổ

+Trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng

+Mức độ khai thác tài nguyên

-Ảnh hưởng:

+Sự phân bố dân cư bất hợp lý dẫn đến những khó khăn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng

IV

 
 

1

Kể tên các vùng khí hậu ở nước ta. Cho biết trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu nào

 

- Nước ta có 7 vùng khí hậu gồm: vùng khí hậu Tây Bắc Bộ, vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, vùng khí hậu Nam Trung Bộ, vùng khí hậu Tây Nguyên, vùng khí hậu Nam Bộ.

- Trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ.

2

Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam và giải thích tại sao dải đồng bằng Duyên hải hải miền Trung là vùng chịu tác động mạnh nhất của bão?

 

* Hoạt động của bão ở Việt Nam:

- Thời gian: Bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và kết thúc muộn vào tháng XII, nhưng cường độ yếu.

- Bão tập trung nhiều vào các tháng IX, X và tháng VIII, tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa.

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

+ Ở khu vực phía Bắc mùa bão đến sớm và kết thúc sớm, tháng nhiều bão nhất là tháng VIII.

+ Ở kkhu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ mùa bão kết thúc muộn hơn, tháng bão nhiều nhất là tháng IX.

- Vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão là ven biển Trung Bộ, đặc biệt là từ Thanh Hóa đến Quãng Ngãi.

- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, còn Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.

- Trung bình mỗi năm có 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 – 10 cơn, năm ít có 1 – 2 cơn.

* Dải đồng bằng Duyên hải hải miền Trung là vùng chịu tác động mạnh nhất của bão vì:

- Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng IX, tháng X và tháng VIII. Đó cũng là thời gian bão dịch chuyển vào miền Trung.

- Lãnh thổ miền Trung kéo dài nên thời gian có bão thường kéo dài.

V

 
 

1

Vẽ biểu đồ

 

- Dạng biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ đường.

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở nước ta

giai đoạn 2010 - 2019

(Đơn vị: %)

Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

2010

100,0

100,0

100,0

2012

103,6

105,6

109,3

2016

103,2

107,4

103,9

2017

102,9

106,8

108,7

2019

99,7

108,6

108,6

- Vẽ biểu đồ

+ Yêu cầu: Đẹp, rõ ràng, đảm bảo đủ hệ trục và đơn vị đo, tỉ lệ biểu đồ, chú giải, tên biểu đồ.  

+ Lưu ý : nếu không đảm một trong các yêu cầu trên trừ 0,5 điểm/1 yêu cầu.

2

Nhận xét và giải thích

 

a. Nhận xét:

Giai đoạn 2010 – 2019, tình hình sản xuất lúa ở nước ta có sự thay đổi. Trong đó:

- Diện tích lúa cả năm giảm nhẹ (d/c).

- Năng suất lúa cả năm tăng. Tuy nhiên ở thời kì 2016 – 2017 giảm nhẹ (d/c).

- Sản lượng lúa tăng (d/c).

b. Giải thích:

- Diện tích lúa giảm nhẹ là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Năng suất lúa tăng là do đẩy mạnh thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật, sử dụng giống mới, phát triển thủy lợi…. Thời kì 2016 – 2017 năng suất lúa giảm là ảnh hưởng của thiên tai.

- Sản lượng lúa tăng là do năng suất tăng.

2. ĐỀ 2

Câu 1: Giải thích tại sao mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa hạ thì nóng bức, mùa thu thì mát mẻ còn mùa đông thì lạnh lẽo?

Câu 2: Nhật Bản có những thuận lợi gì về dân cư và xã hội trong việc phát triển kinh tế?

Câu 3: Hãy giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc?

Câu 4: Vị trí địa lý, lãnh thổ mang đến những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta?.

Câu 5: Giải thích tại sao Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp? Đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên nước ta?

Câu 6: Kể tên các khu vực địa hình nước ta. Phân tích tác động của sông ngòi đối với địa hình ở nước ta.

Câu 7: Trình bày đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta.

Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam.

Câu 9: Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân hoá chế độ nhiệt ở nước ta.

Câu 10: Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA PHI-LIP-PIN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Năm

2010

2012

2014

2015

Dầu thô (nghìn tấn)

486

260

488

376

Điện (tỉ kwh)

67,7

72,9

77,3

82,4

                                                                    (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2016)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin giai đoạn 2010 – 2015.

b) Nhận xét về sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin giai đoạn 2010 – 2015.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Giải thích tại sao mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa hạ thì nóng bức, mùa thu thì mát mẻ còn mùa đông thì lạnh lẽo?

- Mùa xuân tiết trời ấm áp vì lúc này góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài (ngày dài hơn đêm), lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích lũy nên nhiệt độ chưa cao.

- Mùa hạ tiết trời nóng bức vì góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài (ngày dài hơn đêm), nhiệt lượng được tích lũy nhiều.

- Mùa thu tiết trời mát mẻ vì tuy góc nhập xạ giảm, thời gian chiếu sáng ngắn (ngày ngắn hơn đêm) nhưng còn lượng nhiệt tích lũy trong mùa hè.

- Mùa đông tiết trời lạnh lẽo vì góc nhập xạ nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn (ngày ngắn hơn đêm), mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ.

2

Nhật Bản những thuận lợi gì về dân cư và xã hội trong việc phát triển kinh tế.

- Nhật Bản là nước có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Lao động Nhật Bản có có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, và phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng kỹ thuật cao.

- Người lao động Nhật Bản cần cù tận, dụng thời gian cho công việc, làm việc tích cực với ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.

- Nhật Bản chú trọng đầu tư cho giáo dục và rất coi trọng giáo dục, người Nhật ham học và có tính sáng tạo điều này làm nâng cao chất lượng nguồn lao động.

3

Hãy giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc?

- Ảnh hưởng của chính sách dân số (mỗi gia đình chỉ có một con).

- Về văn hóa: tâm lí thích con trai, trọng nam khinh nữ…

- Về kỹ thuật: sự phát triển của y tế cho phép biết giới tính trước khi sinh, lựa chọn giới tính…

+ Các nguyên nhân khác: Về kinh tế (nông nghiệp cần nhiều lao động cơ bắp, tích lũy ít, tuổi già cần dựa vào con cái), phong tục thừa kế, nối dõi,…

4

Vị trí địa lý, lãnh thổ mang đến những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta?

- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hàng năm.

- Nước ta có diện tích lãnh thổ không lớn nhưng có đường biên giới kéo dài nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gặp nhiều khó khăn

- Nước ta chung biển Đông với nhiều nước nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển gắn với vị trí chiến lược của nước ta gặp nhiều khó khăn.

- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và quốc tế để giữ vững vị thế của đất nước.

{-- Nội dung đáp án câu 5 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

Kể tên các khu vực địa hình nước ta. Phân tích tác động của sông ngòi đối với địa hình ở nước ta.

* Các khu vực địa hình nước ta

- Khu vực đồi núi: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, vùng bán bình nguyên và đồi trung du.

- Khu vực đồng bằng: đồng bằng châu thổ (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long), đồng bằng ven biển (miền Trung).

* Mạng lưới sông ngòi tác động đến địa hình

- Mạng lưới sông ngòi làm chia cắt địa hình nước ta (nêu dẫn chứng).

- Sông ngòi làm hạ thấp địa hình vùng đồi núi thông qua hoạt động xâm thực.

- Sông ngòi giữ vai trò quyết định trong việc hình thành các đồng bằng thông qua quá trình bồi tụ (nêu dẫn chứng).

7

Trình bày đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta.

- Bán bình nguyên

  + Là những dạng địa hình chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng.

 + Thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ với các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m.

- Đồi trung du

 + Là các bậc thềm phù sa cổ được nâng lên sau đó bị chia cắt do tác động của dòng chảy, có dạng đồi thấp bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải.

 + Phân bố chủ yếu ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

8

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam.

- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng nội chí tuyến, ở trong khu vực hoạt động gió mùa châu Á.

- Hình dạng lãnh thổ: Lãnh thổ kéo dài trên 15° vĩ luyến, phía bắc gần chí tuyến, phía nam gần với xích đạo, tạo ra sự phân hóa theo chiều bắc - nam.

- Hoàn lưu gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới: chủ yếu gây ra sự phân hóa theo mùa và phân hóa không gian theo chiều Bắc - Nam.

- Địa hình: Gây ra sự phân hóa theo hướng sườn, theo độ cao và phân hóa địa phương. Các dãy núi hướng đông - tây còn ảnh hưởng  đến sự phân hóa theo chiều bắc - nam (Hoành Sơn, Bạch Mã).

9

Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân hoá chế độ nhiệt ở nước ta.

- Nhiệt độ có sự phân hoá theo không gian:

   + Phân hoá theo vĩ độ: Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bì,nh tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam (nêu dẫn chứng)

   + Phân hoá theo độ cao: Nhiệt độ giảm dần khi lên các vùng núi cao (nêu dẫn chứng)

   + Phân hoá theo hướng sườn: Đối với gió mùa Đông Bắc khu vực đón gió có nhiệt độ thấp hơn khu vực khuất gió. Đối với gió mùa Tây Nam khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn khu vực đón gió.

- Nhiệt độ có sự phân hoá theo thời gian: Mùa đông nhiệt độ thấp có sự phân hoá Bắc –Nam. Mùa hạ nhiệt độ cao, có sự đồng nhất trên lãnh thổ cao nhất nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng của gió phơn.

{-- Nội dung đáp án câu 10 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ 3

Câu I:

1. Trình bày sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. Nguyên nhân của sự phân bố đó?

2. Phân tích hoạt động của các dòng biển trong đại dương thế giới.

Câu II:

1. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. Tại sao ở các nước đang phát triển thường có số nam nhiều hơn số nữ?

2. Trình bày các đặc điểm của sản xuất công nghiệp. Tại sao sản lượng điện của các nước đang phát triển còn thấp?

Câu III:

1. Trình bày biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu. Phân tích những hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.

2. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế Châu Phi.

Câu IV:

1. Chứng minh  thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn của nền kinh tế Nhật Bản. Vì sao ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản?

2. Trình bày những điểm giống nhau về đặc điểm tự nhiên miền Tây Hoa Kì và miền Tây trung Quốc.

Câu V: Dựa vào bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 - 2012

Năm

1985

1995

2004

2012

Dân số (triệu người)

1.058

1.211

1.300

1.390

Sản lượng lương thực (triệu tấn)

340

419

423

590

 

           1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.

           2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc giai đoạn trên.

ĐÁP ÁN

 

Câu

Ý

Nội dung

I

1

Trình bày sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. Nguyên nhân của sự phân bố đó?

 

* Phân bố mưa không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, do khí áp thấp, nhiệt độ cao, phân bố chủ yếu là đại dương, rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.

- Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến, do khí áp cao, tỷ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.

- Mưa trung bình ở 2 vùng ôn đới ( khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ) do có khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

- Mưa càng ít khi càng về 2 cực do khí áp cao, không khí lạnh, hơi nước không bốc hơi lên được.

 * Phân bố mưa không đều do ảnh hưởng của đại dương

- Vùng ven biển thường có lượng mưa nhiều ( trừ khu vực có dòng biển lạnh hoạt động ).

- Sâu trong lục địa thường mưa ít do ở xa đại dương không có không khí ẩm của đại dương thổi vào.

2

 Phân tích hoạt động của các dòng biển trong đại dương thế giới

 

* Hoạt động của các dòng biển trong đại dương thế giới.

- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo, chảy về hướng tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực.

- Các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 300- 400 thuộc khu vực gần bờ phía đông của các đại dương rồi chảy về phía xích đạo.

- Các dòng biển nóng kết hợp với các dòng biển lạnh thành các hệ thống hoàn lưu. Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại.

- Ở bán cầu Bắc còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ tây các đại dương chảy về phía xích đạo.

- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

- Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau ở 2 bờ đại dương.

{-- Nội dung đáp án câu 2, 3 đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

IV

1

Chứng minh rằng thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn của nền kinh tế Nhật Bản. Vì sao ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản?

 

* Chứng minh rằng thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn của nền kinh tế Nhật Bản.

- Thương mại Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc).

-  Nhật Bản là nước xuất siêu với cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu như sau:

+ Nhập khẩu: sản phẩm nông nghiệp (lúa mì, lúa gạo, đỗ tương, hoa quả, đường, thịt, hải sản…); năng lượng (than, dầu mỏ, khí tự nhiên…); nguyên liệu công nghiệp (quặng mỏ, gỗ, cao su, bông, vải, len,….)

+ Xuất khẩu: sản phẩm công nghiệp chế biến như tàu biển, ô tô, xe gắn máy, sản phẩm tin học,…( chiếm 99% giá trị xuất khẩu).

- Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Các bạn hàng lớn là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á, Ô-xtray-li-a…

- Là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA).

* Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản vì:

- Đất nước là quần đảo với 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, đường bờ biển dài, việc giao lưu kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế chủ yếu thực hiện bằng đường biển.

- Đất nước nghèo tài nguyên, nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và thị trường thế giới nên do đó giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt nhằm hỗ trợ cho việc xuất nhập khẩu.

- Giao thông vận tải biển có nhiều ưu thế: giá rẻ, chở được hàng nặng, cồng kềnh đi xa..

2

Điểm giống nhau về đặc điểm tự nhiên miền Tây Hoa Kì và miền Tây trung Quốc.

 

* Giống nhau :

- Địa hình: Miền tây Hoa Kì và miền tây Trung Quốc địa hình đều là đồi núi cao, các cao nguyên, sơn nguyên, bồn địa.

- Khí hậu, rừng : hoang mạc và bán hoang mạc - > khắc nghiệt, khô hạn, rừng lớn

- Sông ngòi: đều là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn , giá trị về thủy điện.

- Khoáng sản : đa dạng, phong phú về chủng loại.

V

1

Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực,và bình quân lương thực trên người của Trung Quốc giai đoạn 1985- 2012

 

* Tính bình quân lương thực đầu người:

Năm

1985

1995

2004

2012

BQ lương thực (kg/người)

321,4

346,0

325,4

424,5

* Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của Trung Quốc 1985 - 2012 (%).

Năm

1985

1995

2004

2012

Số dân

100,0

114,5

122,9

131,4

Sản lượng lương thực

100,0

123,2

124,4

173,5

BQ lương thực/người

100,0

107,7

101,2

132,1

- Vẽ biểu đồ đường, gồm 3 đường (các dạng khác không cho điểm).

- Yêu cầu:

+ Chính xác khoảng cách năm, số liệu.

+ Đầy đủ tên, chú giải.

+ Biểu đồ đẹp, trực quan.

(Thiếu và sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).

2

Nhận xét và giải thích.

 

* Nhận xét:

 - Số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012 đều tăng nhưng mức độ tăng khác nhau.

- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 73,5% .

- Bình quân lương thực đầu người tăng  32,1%, tuy có giảm giai đoạn 1995-2004.

- Số dân tăng chậm nhất 31,4 %

 * Giải thích:

- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do chính sách hiện đại hóa trong SXNN..

- Dân số tăng chậm nhất do chính sách KHHGĐ triệt để....

- Bình quân lương thực đầu người tăng do sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số.....

4. ĐỀ 4

Câu 1:

  1. Cho 3 địa điểm: Hà Nội ( 21002’B), TP Hồ Chí Minh ( 10047’B), Huế ( 16024’B). tính góc nhập xạ tại Hà Nội và Thành phố HCM khi mặt trời lên thiên đỉnh tại Huế. Mặt trời lên thiên đỉnh tại Huế khi nào?
  2. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất?

Câu 2:

  1. Nêu đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp điện lực trên Thế giới. tại sao sản lượng điện trên thế giới tăng trưởng nhanh và phân bố không đều giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển?
  2. Tại sao nói GTVT là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt khác voiws công nghiệp và nông nghiệp?

Câu 3:

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA TỪ 2000-2014

Năm

2000

2005

2010

2012

2014

Thủy sản đông lạnh( nghìn tấn)

177,7

681,7

1278,3

1372,1

1586,7

Giày, dép da ( triệu đôi)

107,9

218,0

192,2

222,1

246,5

Xi măng( triệu tấn)

13289

30808

55801

56353

60982

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng?
  2. Nhận xét?

Câu 4:

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

  1. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta?
  2. So sánh đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển của nước ta?

Câu 5:

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam:

  1. Nhận xét sự thay đổi lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, sông Đà Rằng và sông Mê Công
  2. Kể tên các tỉnh của đồng bằng sông Hồng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và quy mô các trung tâm công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Tính góc nhập xạ khi MTLTĐ ở Huế

- Hà Nội nằm ở phía bắc của Huế nên

\({h_0} = {90^0} - \left( {\varphi - \alpha } \right) = {90^0} - \left( {{{21}^0}02' - {{16}^0}24'} \right) = {85^0}02'\)

- TP HCM nằm ở phía nam của Huế nên

\({h_0} = {90^0} - \left( {\varphi - \alpha } \right) = {90^0} - \left( {{{16}^0}24' - {{10}^0}47'} \right) = {84^0}21'\)

- Tính ngày MTLTĐ ở Huế:

- MT chuyển động từ XĐ lên CTB hết 93 ngày với một góc là 23027’= 1407’

- Vậy một ngày MT sẽ chuyển động biểu kiến với 1 góc là: 1407’: 93 ngày =  908”

- Số ngày MT cần di chuyển biểu kiến từ XĐ về Huế ( vĩ độ 16024’ = 59040”) là:

           59040” : 908” = 65 ngày

Vậy MTLTĐ tại Huế lần 1 là: 21/3+ 65 ngày = 25/5

Lần 2 là 23/9 – 65 ngày = 21/7

Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất:

a. Phân bố theo vĩ độ địa lí.

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xđạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao). Do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của MT càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.

- Biên độ nhiệt tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, time chiếu sáng càng lớn).

b. Phân bố theo lục địa, đại dương.

- Nhiệt độ tb năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:

+ Cao nhất 30oC (Hoang mạc sahara).

+ Thấp nhất -30,2oC (đảo Gronlen).

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Do sự hấp thụ và tỏa nhiệt của lục địa nhanh hơn đại dương.

- Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do t/c lục địa tăng dần.

c. Phân bố theo địa hình.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,6oC (không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu).

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.

+ Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít.

+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn.

- Hướng phới của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.

- Ngoài ra do tác dụng của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ TV, HĐ sản xuât của con người.

2

a. Nêu đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp điện lực trên Thế giới. tại sao sản lượng điện trên thế giới tăng trưởng nhanh và phân bố không đều giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển:

*. Nêu đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp điện lực trên Thế giới.

  • phân bố không đều giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển
  • phần lớn sản lượng điện tập trung ở các nước phát triển như: Hoa Kì, Nhật Bản, Nga, Pháp
  • sản lượng điện ở các nước đang phát triển chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, bình quân snả lượng điện còn thấp.

*. Tại sao sản lượng điện trên thế giới tăng trưởng nhanh và phân bố không đều giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển:

- Sự phát triển và phân bố công nghiệp điện phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học kĩ thuật, đời sống văn hóa, văn minh của con người

- Sản lượng điện tăng do kinh tế tăng trưởng nhanh, trình độ khoa học kĩ thuật phát triển tạo ra sản lượng điện lớn, nhu cầu về điện năng trong dân cư ngày càng tăng

- các nước phát triển có trình độ khoa học kĩ thuật cao hơn, quá trình công nghiệp hóa sớm hơn, nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn

- các nước đang phát triển trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao, đời sống dân cư còn thấp nhu cầu điện còn ít.

 

b. GTVT là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt khác với công nghiệp và nông nghiệp:

  • Công nghiệp, nông nghiệp là các ngành sản xuất vật chất, tạo ra các sản phẩm mới
  • GTVT vừa là ngành sản xuất vật chất vừa là ngành mang tính phi vật chất, giao thông vận tải mang lại giá trị kinh tế nhưng không làm ra sản phẩm mới.
  • GTVT làm tăng giá trị hàng hóa của công nghiêp, nông nghiệp
  • Quá trình sản xuất của GTVT là quá trình vận chuyển
  • Chất lượng sản phẩm được đánh giá bởi một số tiêu chí như: tốc độ, sự tiện nghi, sự an toàn
  • Sản phẩm là sự vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, giá trị hàng hóa là giá cước vận chuyển
  • GTVT sử dung nhiều nguyên liệu của các ngành khác: xăng dầu, nguyên liệu để tạo ra phương tiện…
  • GTVT có sự phân bố đặc thù: phân bố theo mạng lưới và các đầu mối GTVT

{-- Nội dung đáp án câu 3,4 đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

5

a. Nhận xét sự thay đổi lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, sông Đà Rằng và sông Mê Công

*. Giống:

- Cả ba dòng sông đều có lưu lượng nước thay đổi theo mùa.

*. Khác:

- Sông Hồng có lưu lượng nước đứng thứ 2, mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 đỉnh lũ là tháng 8, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Sông Đà Rằng có lưu lượng nước nhỏ nhất, mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12 đỉnh lũ là tháng 11, mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8

- Sông Mê Công có lưu lượng nước lớn nhất, có 2 đợt lũ, đợt 1 từ tháng 5 đến tháng 11 đỉnh lũ là tháng 10, đợt 2 từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mùa cạn là các tháng 3, 4, 5.

b. Kể tên các tỉnh của đồng bằng sông Hồng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.

  • Quy mô các trung tâm công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
  • TPCHM có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng.
  • Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
  • Tân An, Mĩ Tho có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng.

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Lê Văn Hưu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF