OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề thi HSG môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Lê Trung Kiên có đáp án

25/03/2021 1.34 MB 569 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210325/642024031812_20210325_081849.pdf?r=5242
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung Bộ đề thi HSG môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Lê Trung Kiên có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Địa lí cơ bản và nâng cao để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG KIÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC ĐỘI TUYỂN HSG

NĂM HỌC 2020-2021  

                     Môn thi: Địa Lý; Lớp 12 THPT              

(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1: Tính góc nhập xạ của các địa điểm: Hà Nội ( 21002B) Đà Nẵng (16002B) TP Hồ Chí Minh (10047B) vào các ngày xuân phân và hạ chí?

a. Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại Tp Hồ Chí Minh?

b. “ Từ ngày 23/9 đến 21/3 mọi địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh" là đúng hay sai? Vì sao?

Câu 2:

a. Kể tên các nhân tố ngoại lực? các dạng nước có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành địa hình trên trái đất?

b. So sánh gió mậu dịch và gió Tây ôn đới? Giải thích vì sao gió mậu dịch khô, gió Tây ôn đới ẩm?

Câu 3:

a. Phân tích mối quan hệ giữa các đai khí ấp và các vòng đai nhiệt trên Trái Đất?

b. Tại sao có sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ xích đạo về cực, từ đông sang tây và theo độ cao?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Góc nhập xạ của các địa điểm: Hà Nội ( 21002B) Đà Nẵng (16002B) TP Hồ Chí Minh (10047B) vào các ngày xuân phân và hạ chí:

Địa điểm

Vĩ độ

Xuân phân

Hạ chí

Hà Nội

  1.  
  1.  
  1.  

Đà Nẵng

  1.  
  1.  
  1.  

Tp Hồ Chí Minh

  1.  
  1.  
  1.  

b. Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại Tp Hồ Chí Minh:  

Mặt trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo đến TP HCM (10047B) hết 43 ngày: -  Lần 1: 21/3 + 43 = 3/5

  • Lần 2: 23/9 – 43 = 11/8

c. “ từ ngày 23/9 đến 21/3 mọi địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh là đúng hay sai? Vì sao?

  •  Câu nói trên sai: vì:

+ Từ 23/9 đến 21/3 Mặt lên thiên đỉnh từ Xích đạo đến chí tuyến Nam mà VN nằm hoàn toàn trong vùng nội chí truyến của bán cầu Bắc nên không có mặt trời lên thiên đỉnh.

Câu 2:

a. Kể tên các nhân tố ngoại lực? các dạng nước có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành địa hình trên trái đất?

  • Các nhân tố ngoại lực: Khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
  • Tác động của nước:
  • Nước tham gia vào các quá trình ngoại lực: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ góp phần hình thành và biến đổi địa hình trái đất.          

+ Phong hóa: hình thành dạng địa hình đặc biệt: địa hình catxtơ..

+ Bóc mòn, xâm thực hình thành khe rãnh, sông, suối                   

+ Vận chuyển, bồi tụ hình thành đồng bằng, tam giác châu.          

  • Tác động của băng hà: hình thành dạng địa hình băng hà: hồ băng hà, cao nguyên băng hà, phio
  • Sóng đập tạo nên các dạng địa hình như hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm…
  • Trong quá trình hoạt động của dòng chảy bao giờ cũng đồng thời tồn tại hai dạng quá trình đối ngược nhau là xâm thực và bồi tụ, tùy thuộc tương quan giữa hai quá trình này mà địa hình dòng chảy tạo thành xâm thực hoặc bồi tụ…

b. So sánh gió mậu dịch và gió Tây ôn đới?Giải thích vì sao gió mậu dịch khô, gió Tây ôn đới ẩm?

  • So sánh gió Tây ôn đới và gió mậu dịch
  • Giống:

+ đều hoạt động  thường xuyên, quanh năm   

+ đều xuất phát từ áp cao chí tuyến

  • Khác:

Tiêu chí

Gió Mậu dịch

Gió Tây ôn đới

Phạm vi

Thổi từ các áp cao từ 2 chí tuyến về Xích đạo

Thổi từ các áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới

Hướng gió

BCB có hướng Đông Bắc, BCN có hướng Đông Nam

Chủ yếu là hướng Tây, BCB hướng Tây Nam, BCN hướng Tây Bắc

Tính chất

Khô, ít gây mưa

Độ ẩm cao, gây mưa

  • Giải thích:
  • Gió Tây ôn đới thổi từ vùng vĩ độ thấp lệ vĩ độ cao là khu vực có nhiệt độ lạnh hơn nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước nhanh chóng đạt đến độ bão hòa vì thế gió Tây ôn đới ẩm, mưa nhiều.
  • Gió mậu dịch di chuyển đến vùng có nhiệt độ cao hơn hơi nước càng tiến xa độ bão hòa nên khô.

Câu 3:

a. Phân tích mối quan hệ giữa các đai khí ấp và các vòng đai nhiệt trên Trái Đất:

  • Trên trái đất có 7 đai khí áp và 7 vòng đai nhiệt (kể tên cụ thể)
  • Sự phân bố các đai khí áp tương ứng với sự phân bố của các vòng đai nhiệt
  • Do nguyên nhân hình thành các đai khí áp trên Trái đất liên quan chặt chẽ đến nhiệt lực: ử Xích đạo nhiệt độ cao không khí nở ra hình thành đai áp thấp, ở cực không khí lạnh hình thành đai áp cao.

b. Tại sao có sự phân bố khác nhau của các thảm thực vật từ xích đạo về cực, từ đông sang tây và theo độ cao:

  • Do tác động trực tiếp của yếu tố khí hậu
  • Sự phân bố của các thảm thực vật từ xích đạo về cực chủ yếu do sự thay đổi của nhiệt độ: 

+ Mỗi loài sv chỉ thích nghi voiws một giới hạn nhiệt độ nhất định, loài ưa nhiệt sống ở vùng nhiệt đới, loài ưa lạnh sống ở vùng vĩ độ cao.

  • Thảm thực vật thay đổi từ đông sang tây do sự khác nhau về độ ẩm.
  • Thảm thực vật thay đổi theo độ cao do sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.

2. ĐỀ 2

Câu 1:

a. Tại sao nói khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp còn địa hình ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước của một con sông? Tại sao sông Amadôn có lưu lương nước lớn quanh năm?

c. Vẽ sơ đồ các đai khí áp và gió trên trái đất?

Câu 2:

a. Phân biệt cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già? Những thuận lợi và khó khăn đối với các nước có cơ cấu ds trẻ và ds già?

b. So sánh gia tăng ds tự nhiên với gia tăng ds cơ học

c. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1,32%  không đổi trong suốt giai đoạn 2000- 2015. Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng sau:

Năm

2000

2004

2005

2007

2012

2015

Dân số (triệu người)

?

?

?

85,1

?

?

Câu 3:  Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA

Năm

2005

2007

2010

2012

Tổng diện tích (nghìn ha)

2 496

2 668

2 809

2 953

- Cây công nghiệp hằng năm

862

846

798

730

- Cây công nghiệp lâu năm

1 634

1 822

2 011

2 223

Giá trị sản xuất (nghìn tỉ đồng)

79

91

105

116

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 – 2012 và nhận xét?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Nói khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp còn địa hình ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật:

  • Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp chủ yếu thông qua các yếu tố: Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng

+ Nhiệt độ: nơi có nhiệt độ thích hợp sv sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn

+ nước và độ ẩm: những nơi có đk nhiệt, nước, độ ẩm phù hợp sv phát triển tốt và ngược lại

+ ánh sáng: quyết định đến quá trình quang hợp của thực vật

  • Địa hình ảnh hưởng gián tiếp: thông qua các yếu tố khí hậu và đất

+ độ cao: lên cao nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa thay đổi nên hình thành các vành đai sv khác nhau.

+ hướng sườn: hướng sườn khác nhau có sự khác nhau về nhiệt, ẩm, chế độ chiếu sáng do đó ảnh hưởng đến dộ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

+ độ dốc: ảnh hưởng đến độ phì và lớp phủ thổ nhưỡng từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật.

b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước của một con sông? Tại sao sông Amadôn có lưu lương nước lớn quanh năm?

  • Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy:
  • Độ dốc: sông càng dốc tốc độ dòng chảy càng lớn
  • Chiều rộng lòng sông: sông rộng chảy châm, sông hẹp chảy nhanh
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông
  •  Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm.

+  Miền KH nóng hoặc nơi địa hình thấp của kv KH ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

+ Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết, băng tan.

              +  Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi).

  •  Địa thế, TV, hồ đầm.

* Địa thế:

  • Nơi nào có độ dốc lớn nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.

+ Nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

* Thực vật:

              + Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt, lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy mạn, dễ xảy ra lũ lụt.

+ Trồng rừng phồng hộ đầu nguồn hạn chế lũ.

* Hồ đầm: Nối vs các con sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông mùa nước lên nước sông chảy vào hồ đâmg, mùa cạn nước từ hồ đầm chảy ra.

c. Vẽ sơ đồ các đai khí áp và gió trên trái đất: vẽ giống SGK trang 44

Câu 2:

 a. * Phân biệt cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già:

  • Thường dựa vào các nhóm tuổi cụ thể: theo bảng số liệu SGK trang 90
  • Các nước đang phát triển thường có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển thường có cơ cấu dân số già
  • Những thuận lợi và khó khăn đối với các nước có cơ cấu dân số trẻ và dân số già:

- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
            + Thuận lợi: Lao động dồi dào, thị trường rộng
            + Khó khăn: Sức ép dân số lớn về kinh tế-xã hội và môi trường.
- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
            + Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
            + Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.

b. So sánh gia tăng dân số tự nhiên với gia tăng dân số cơ học.

* Giống:

- đều là quá trình biến đổi dân số trong những khoảng thời gian nhất định

- đều ảnh hương đến dân số các quốc gia và khu vực

* Khác:

Gia tăng dân số

Tự nhiên

Cơ học

Khái niệm

- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô

Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
 

Tác động

coi là động lực phát triển dân số, tác động thường xuyên, ảnh hưởng đến dân số toàn TG

Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô dân số.
 

c . Tính theo công thức: Dn = D0x (1+Tg)n

Trong đó: Dn  là DS năm cần sau, D0 là DS năm trước, n là K/c giữa D0 và Dn, Tg là gia tăng DSTN. ( Ghi rõ từng phép tính)

Năm

2000

2004

2005

2007

2012

2015

Dân số( triệu người)

77,6

81,7

82,9

85,1

90,8

94,5

Câu 3: Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp đường

  • Nhận xét.

3. ĐỀ 3

Câu 1:

a. Trận World Cup năm 2014 giữa Đức và Argentina  diễn ra vào lúc 1h ngày 12/7/2014 theo giờ VN. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia sau:

Vị trí

Ấn Độ

Trung Quốc

LB Nga

Hoa Kì

Ôxtrâylia

Kinh độ

750Đ

1200Đ

450Đ

1200T

1500Đ

Giờ

?

?

?

?

?

Ngày/tháng/năm

?

?

?

?

?

b. Những ngày nào ở Tp HCM có góc nhập xạ lúc giữa trưa băng 850 ( Vĩ độ của Tp HCM là 10040B)

Câu 2:

a. Khi nào, ở đâu trên Trái Đất có ngày dài bằng đêm? Tại sao?

b. Chứng minh rằng dân số thế giới phân bố không đều và có sự thay đổi theo thời gian? Giải thích nguyên nhân?

c. Nêu đặc điểm của ngành công nghiệp thực phẩm? Tại sao ngành này phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặ biệt ở các nước đang phát triển?

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu: 

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA NƯỚC TA PHÂN THEO VÙNG

(Đơn vị: nghìn ha)

Vùng

1996

2006

Cả nước

7 004

7 325

Đồng bằng sông Hồng

1 170

1 171

Đồng bằng sông Cửu Long

3 443

3 774

Các vùng khác

2 391

2 380

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta.

b. Nhận xét.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Trận World Cup năm 2014 giữa Đức và Argentina  diễn ra vào lúc 1h ngày 12/7/2014 theo giờ VN.  Giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia sau:

Vị trí

Ấn Độ

Trung Quốc

LB Nga

Hoa Kì

Ôxtrâylia

Kinh độ

750Đ

1200Đ

450Đ

1200T

1500Đ

Giờ

23

2

21

10

4

Ngày/tháng/năm

11/7/2014

12/7/2014

11/7/2014

11/7/2014

12/7/2014

b. Những ngày  ở Tp HCM có góc nhập xạ lúc giữa trưa băng 850 (Vĩ độ của Tp HCM là 10040B)

  • Tp HCM có góc nhập xạ giữa trưa bằng 850 đồng nghĩa với MT lên thiên đỉnh cách Tp HCM 900 - 850 = 50. Vậy có 2 trường hợp xảy ra:                      

+ MTLTĐ tại các vĩ độ 10040’B + 50 = 15040’ B hoặc  10040’B - 50 = 5040’B    

  • MT đi từ XĐ đến 15040’B mất 62 ngày (ghi rõ cách tính)
  • MTLTĐ tại 15040’ B thì TPHCM có góc nhập xạ giữa trưa bằng 850 vào các ngày:

+ 21/3 + 62 ngày = ngày 22/5       

+ 23/9- 62 ngày =  ngày 23/7        

  • MTLTĐ tại 5040’ B mất 23 ngày (ghi rõ cách tính) 
  • MTLTĐ tại 5040’ B thì TPHCM có góc nhập xạ giữa trưa bằng 850 vào các ngày:

+ 21/3 + 23 ngày = ngày 13/4          

+ 23/9 – 23 ngày = ngày 31/8           

  • Vậy những ngày ở Tp HCM có góc nhập xạ lúc giữa trưa băng 850 (Vĩ độ của Tp HCM là 10040B) là: 13/4, 22/5, 23/7, 31/8    

Câu 2:

a. Khi ở đâu trên Trái Đất có ngày dài bằng đêm.  Tại sao?

  • XĐ quanh năm có ngày = đêm      
  • Vì đường phân chia sáng tối đi qua tâm Trái Đất và chia XĐ thành 2 phần bằng nhau nên ngày = đêm
  • Vào ngày Xuân phân ( 21/3) và thu phân ( 23/9) mọi địa điểm trên TĐ có hiện tượng ngày = đêm     
  • Vì MTLTĐ ở XĐ mọi địa điểm ở 2 bán cầu có tg chiếu sáng và khuất bóng bằng nhau                                         

b. DSTG phân bố không đều:

  • Những khu vực đông dân ( MĐDS năm 2005) : Tây Âu 169 ng/ km2, Ca- ri- bê 166 ng/km2, Trung – Nam Á 143 ng/km2, Đông Nam Á 124 ng/km2…      
  • Những khu vực thưa dân( MĐ DS năm 2005): châu Đại Dương 4 ng/km2, Trung Phi, Bắc Mĩ 17 ng/km2, Nam Mĩ 21 ng/km2…                                 
  • DSTG phân bố thay đổi theo thời gian:
  • Tỉ lệ dân cư ở châu Á cao nhất Thế giới, hiện nay có xu hướng giảm: 1850 chiếm 61% 2005 còn 60,6%               
  • Tỉ lệ dân cư châu Âu giảm mạnh: từ 24,2% năm 1850 còn 11,4 % năm 2005 
  • Tỉ lệ dân cư châu Mĩ tăng mạnh: từ 5,4% năm 1850 lên 13,7% năm 2005    
  • Tỉ lệ dân cư châu Phi tăng tù 9,1% năm 1850 lên 13,8% năm 2005                
  •  Tỉ lệ dân cư ở châu Đại Dương nhỏ nhất và tăng nhẹ:                                   
  • Các nhân tố ảnh hưởng ( phân tích rõ)
  • ĐKTN ( địa hình, đất, nguồn nước…)    
  • ĐKKTXH ( phương thức sản xuất…)       
  • Lịch sử khai phá lãnh thổ                          

c. Đặc điểm của ngành công nghiệp thực phẩm:

  • Cơ cấu ngành đa dạng: chế biến các sp từ ngành trồng trọt, chăn nuôi thủy sản.
  • Ngành này cần ít vốn, xoay vòng vốn nhanh, tăng khả năng tích lũy vốn.
  • Không đòi hỏi khắt khe về thể lực, trình độ chuyên môn của người lao động.   
  • Ngành này được phân bố rộng rãi, đb ở các nước đang phát triển vì:
  • Là sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của con người       
  • Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú               
  • Có nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng                     
  • Cần ít vốn đầu tư nhưng hiệu quả kinh tế cao                

Câu 3:

a. Vẽ biểu đồ tròn

  • Bảng cơ cấu;          
  • Tính bán kính          
  •  Vẽ biểu đồ:                

b. Nhận xét:                  

  • Về quy mô: diện tích gieo trồng lúa của cả nước có xu hướng tăng nhẹ    
  • Về cơ cầu:

+ ĐBSH giảm

+ ĐBSCL tăng

+ Các vùng khác giảm

4. ĐỀ 4

Câu 1:

a. Tính góc nhập xạ giữa trưa tại đảo Tiên Nữ - Quần đảo Trường Sa ( vĩ độ 8052’B) vào ngày MTLTĐ lần 1 trong năm tại TPHCM (vĩ độ 10040’B)

b. Chứng minh nhiệt độ không khí trên TĐ vừa có tính địa đới vừa có tính phi địa đới?

Câu 2:

a. Phân biệt đặc điểm đô thị hóa giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Giải thích tại sao tốc độ tăng dân số thành thị ở nhóm nước đang phát triển gần đây diễn ra nhanh hơn nhóm nước phát triển?

b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiêp?

Câu 3: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2005 – 2016

Năm

2005

2007

2012

2016

Sản lượng ( nghìn tấn)

3466,8

4199,1

5732,9

6803,9

  • Đánh bắt

1987,9

2074,5

2622,2

3163,6

  • Nuôi trồng

1478,9

2124,6

3110,7

3640,3

Giá trị sản xuất ( tỉ đồng)

63678,0

89694,3

224263,9

200034,2

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình sản xuất thủy sản nước ta?

b. Nhận xét và giải thích?

Câu 4:

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam:

a. Trình bày vị trí địa lí của nước ta (vị trí, tọa độ, tiếp giáp…)

b. Kể tên các vùng khí hậu nước ta. So sánh đặc điểm khí hậu của vùng khí hậu Tây Bắc với vùng khí hậu Đông Bắc?

c. Lập bảng số liệu và nhận xét về giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta từ năm 2000 – 2007?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. 

- MTLTĐ lần 1 tại TPHCM

- MT di chuyển từ XĐ đến TPHCM hết 43 ngày

- MTLTĐ lần 1 tại TPHCM là 21/3 + 43 ngày =  ngày 03/5

- Góc nhập xạ giữa trưa tại đảo Tiên Nữ vào ngày 3/5

h= 900 + 8052’B – 10047’B= 88005’B

b. Chứng minh nhiệt độ không khí trên TĐ vừa có tính địa đới vừa có tính phi địa đới:

- Tính địa đới: càng về vĩ độ cao, nhiệt độ TB năm càng giảm, biên độ nhiệt năm càng lớn

- Tính phi địa đới:

+ nhiệt độ TB năm cao nhất không ở XĐ mà ở vùng chí tuyến

+ nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa, biên độ nhiệt ở lục địa lớn hơn ở đại dương, càng vào sâu trong lục địa nhiệt độ càng tăng.

+ nhiệt độ càng lên cao càng giảm, ở sườn đón nắng cao hơn ở sườn khuất nắng, nơi có độ dốc lớn cao hơn độ dốc nhỏ.

Câu 2:

a.

Phân biệt đặc điểm đô thị hóa giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển:

- Nhóm nước phát triển:

+ quá trình đô thị hóa bắt đầu từ sớm.

+ tỉ lệ dân thành thị cao, trên 70%

+ nhịp độ tăng dân số đô thị trong thời gian gần đây có xu hướng chậm lại

+ dân cư có xu hướng  chuyển dần từ trung tâm thành phố ra ngoại ô, từ các tp lớn ra các thành phố vệ tinh.

- Nhóm nước đang phát triển:

+ Quá trình đô thị hóa đang diễn ra cùng với quá trình công nghiệp hóa.

+ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp

+ Nhịp độ đô thị hóa đang cao

+ dân cư có xu hướng chuyển từ nông thôn về các thành phố lớn và cực lớn.

Giải thích tốc độ tăng dân số thành thị ở nhóm nước đang phát triển gần đây diễn ra nhanh hơn nhóm nước phát triển:

- Các nước phát triển:

+ quá trình đô thị hóa diễn ra sớm, công nghiệp phát triển ở mức cao nên tỉ lệ dân thành thị cao và ổn định

+ chênh lệch về trình độ, mức sống giữa thành thị và nông thôn không lớn, khả năng kiếm việc làm và thu nhập của đô thị không còn hấp như trước dân cư thành thị có xu hướng chuyển ra ngoại ô sống.

- Các nước đang phát triển:

+ Qúa trình đô thị hóa,công  nghiệp hóa đang được đẩy mạnh,nhiều khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp được xây dựng và mở rộng quy mô nên thu hút lao động  từ nông thôn đến.

+ Khu vực đô thị có điều kiện sống và chất lượng cuộc sống tốt hơn,khả năng tìm kiếm việc làm cao,nên dân cư ở nông thôn có xu hướng chuyển về các thành phố lớn để học tập và tìm kiếm việc làm.

b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiêp

- Vị trí địa lí: tác động lớn đến lựa chọn vị trí xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp…

- ĐKTN: là nhân tố quan trọng

+ Khoáng sản chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp

+ Nguồn nước là điều kiện quan trọng để phân bố xí nghiệp của các ngành cần nhiều nước như: luyện kim, dệt, hóa chất…Khí hậu: là cơ sở để phát triển công nghiệp thực phẩm

+ Tài nguyên rừng, biển: là nguồn nguyên liệu quan trọng của công nghiệp thực phẩm, chế biến lâm sản

- ĐKKT- XH:

+ Dân cư và lao động: vừa là lực lượng lao động, vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của các ngành cần nhiều lao động và thị trường.

+ Tiến bộ KH- KT làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp, làm thay đổi quy luật phân bố công nghiệp.

+ Thị trường tác động mạnh tới việc lựa chọn xây dựng xí nghiệp và hướng chuyên môn hóa của công nghiệp. Cơ sở hạ tầng, VCKT tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

+ Đường lối chính sách: có tác động lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Câu 3: 

a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột đường (vẽ đúng, đầy đủ, chính xác, đẹp)

b. Nhận xét và giải thích

- Nhận xét:

+ Sản lượng thủy sản tăng ( DC)

+ Cả đánh bắt và nuôi trồng đều tăng (DC) sảng lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt (tính cơ cấu và nêu DC)

+ Giá trị sản suất tăng (DC)

+ GTSX tăng nhanh hơn sản lượng ( DC)

+ Ngành thủy sản phát triển mạnh và giá trị ngày càng cao.

- Giải thích:

+ Sản lượng TS tăng do công nghệ đánh bắt phát triển và diện tích kĩ thuật nuôi trồng ngày càng hoàn thiện

+Sản lượng TS nuôi trồng tăng nhanh hơn do diện tích và năng suất cao trong khi thủy sản tự nhiên ngày càng giảm

+ Giá trị tăng nhanh do thị trường đc mở rộng, nhu cầu lớn, công nghệ chế biến phát triển

Câu 4:

a.

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam á

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Vĩ độ: 23023' B - 8034' B (kể cả đảo 23023' B - 6050' B)

+ Kinh độ: 10209' Đ - 109024' Đ (kể cả đảo 1010 Đ - 117020' Đ)

  • Giáp: Đất liền: TQ, Lào, Cam puchia

          + Biển: TQ, Philippin, Brunây, malayxia, Inđônêxia, Xingapo, Thai Lan, Campuchia

  • VN ở múi giờ số 7.

b. 

- Kể tên các vùng khí hậu ( đủ 7 vùng)

- So sánh:

+ Giống:

  • đều có nhiệt độ TB năm lớn hơn 200C, có một mùa đông lạnh, có gió hoạt động theo mùa.
  • đều có lượng mưa TB lớn hơn 1600mm, mưa nhiều từ tháng 5 – tháng 10, mưa ít các tháng còn lại

+ Khác:

  • Đông Bắc lạnh lơn Tây Bắc do chịu tác động trực tiếp của gió mùa ĐB. Mùa đông đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn
  • Tây Bắc ấm áp hơn( trừ vùng núi cao), biên độ nhiệt nhỏ hơn

c. 

- Lập bảng số liệu

- Nhận xét

+ giá trị xuất, nhập khẩu đều tăng (DC)

+ Nhập khẩu tăng nhanh hơn XK (DC)

+ Cán cân X-N luôn âm.

+ Hoạt động X- N đang phát triển mạnh nhưng chưa cân đối.

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Địa lí 12 năm 2021 - Trường THPT Lê Trung Kiên có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF