OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 dạng tự luận có đáp án

22/12/2020 1.22 MB 444 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201222/458930591706_20201222_151512.pdf?r=3372
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 dạng tự luận có đáp án do HOC247 tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 10 đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. ĐỀ THI SỐ 1

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1( 3,0 điểm)

a. Nêu cấu tạo và chức năng ti thể ?

b. Trong 4 loại tế bào sau của cơ thể người: Tế bào biểu bì, tế bào cơ,  tế bào hồng cầu, tế bào xương, loại tế bào nào có nhiều ti thể nhất, vì sao?

Câu 2( 4 điểm)

a. Nêu các con đường vận chuyển thụ động các chất qua màng ?

b. Giải thích vì sao rau muống chẻ ngâm vào nước thì bị cong lại ?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.

* Cấu trúc(1,5đ)

 Gồm 2 thành phần:

- Bên ngoài là lớp màng kép, trong đó màng ngoài trơn, nhẵn còn màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào, trên bề mặt mào có chứa nhiều loại enzim hô hấp.

- Bên trong là chất nền, chứa ADN và riboxom

* Chức năng (1,0 đ)

 -Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

- Sản xuất chất hữu cơ cho tế bào

b. Tế bào cơ tim nhiều ti thể nhất (0,25)

Vì: Ti thể là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào chủ yếu dưới dạng các phân tử ATP. Vì vậy tế bào nào hoạt động nhiều thì tế bào đó nhiều ti thê. (0,25 đ)

 Câu 2:

a. Các con đường:

- Sự khuếch tán qua lớp kép phot pho lipit: các phân tử có kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit        Vd: O2, CO2, H2O..... ( 1,5đ)

- Sự khuếch tán qua kênh protein xuyên màng : các chất phân cực, các ion, các phân tử có kích thước lớn          Vd: Glucozo. ( 1đ)

- Các phân tử H2O khuếch tán qua kênh Pr đặc biệt là Aquaporin. (1đ)

b. Giải thích ( 0,5 đ)

Khi ngâm rau muống chẻ vào nước => nước vận chuyển thụ động từ ngoài vào trong tế bào làm cho tế bào căng ra, nhưng các tế bào phía trong có thành mỏng nên căng nhiều hơn. Vì thế cọng rau muống chẻ cong theo hướng từ phía trong ra phía ngoài.

{-- Để xem nội dung đề và đáp án câu 3 của đề thi số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ THI SỐ 2

TRƯỜNG THPT VĨNH XƯƠNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1( 4,0 điểm)

a. Thế nào là hoạt tính của enzim?

b. Nêu cơ chế tác động của enzim ?

c. Tại sao người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulozo ?

Câu 2( 3,0 điểm)

a. Nêu các con đường vận chuyển thụ động các chất qua màng .

b. Giải thích vì sao rau sống trước khi ăn nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng từ 5 – 10 phút?

Câu 3( 3,0 điểm)

Nêu cấu tạo của ti thể, lục lạp?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Hoạt tính của en zim được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ 1 lượng cơ chất trên 1 đơn vị thời gian (0,75đ)

b.* Trình bày cơ chế tác động của enzim:

+ Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tương ứng tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất. Enzim liên kết với cơ chất mang tính đặc thù. (1,5đ)

+ Enzim tác động lên cơ chất làm biến đổi cơ chất thành sản phẩm, đồng thời giải phóng enzim nguyên vẹn.( 1,25 đ)

c.* Người có thể tiêu hóa được tinh bột, vì người có enzim amilaza, xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột . (0,25 đ)

Người không thể tiêu hóa được xenlulozo vì người không có enzim Xenlulaza, nên không xúc tác được phản ứng thủy phân xenlulaza (0,25 đ)

Câu 2:

a. Các con đường:

- Sự khuếch tán qua lớp kép phot pho lipit: các phân tử có kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit        Vd: O2, CO2, H2O..... (1,0)

- Sự khuếch tán qua kênh protein xuyên màng : các chất phân cực, các ion, các phân tử có kích thước lớn          Vd: Glucozo.(0,75)

- Các phân tử H2O khuếch tán qua kênh Pr đặc biệt là Aquaporin.(0,75)

b. Giải thích : khi ngâm rau sống vào nước muối hoặc thuốc tím pha loãng từ 5 – 10 phút  => nước vận chuyển thụ động từ trong tế bào vi khuẩn ra ngoài => Vi khuẩn mất nước dẫn đến bị chết. (0,5 đ)

{-- Để xem nội dung đề và đáp án câu 3 của đề thi số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ THI SỐ 3

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4 điểm)

a. Cho các từ, cụm từ gợi ý sau: màng trong, chất nền, mào, màng ngoài. Hãy chú thích đầy đủ các thông tin còn thiếu ở hình ảnh kế bên? (1đ)

 

b. Theo em, hình bên mô tả cấu tạo của bào quan nào ở tế bào nhân thực mà em đã được học? Nêu chức năng của bào quan đó? (1đ)

c. Bằng mắt thường, chúng ta dễ nhận thấy rằng lá cây ở hầu hết các loài thực vật đều có màu xanh. Điều này được giải thích như thế nào hay nói cách khác giải thích tại sao lá cây có màu xanh? (1đ)

d. Tại sao ở người tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? (1đ)

Câu 2: (2,5 điểm)

Cho thông tin sau: Ở người tại ống thận, nồng độ glucozơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucozơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi về máu.

a. Hãy xác định hướng di chuyển của phân tử glucozơ ở thông tin nói trên? (1đ)

b. Theo em, thông tin trên minh họa cho hình thức vận chuyển qua màng sinh chất nào mà em đã được học? Trái ngược với hình thức vận chuyển này là hình thức vận chuyển nào? (0,5đ)

c. Phân biệt nguyên nhân của 2 hình thức vận chuyển được đề cập ở câu b? (1đ)

ĐÁP ÁN

Câu 1: (VD)

Cách giải:

a. 1 – màng ngoài

2 – màng trong

3 – mào

4 – chất nền

b. Hình bên mô tả cấu trúc của ti thể:

Chức năng của ti thể:

- Chuyển hóa chất hữu cơ tạo năng lượng ATP cung cấp cho tế bào.

- Tham gia các quá trình trao đổi chất cùng với một số bào quan khác.

- Tham gia vào quá trình tự chết của tế bào.

c. Màu xanh lục trên lá là do chất diệp lục bên trong lục lạp của lá cây. Chất diệp lục hầu như không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục, do đó nó phản xạ lại ánh sáng này đến mắt người nên ta nhìn thấy lá có màu xanh. Thực ra có các sắc tố khác ngoài diệp lục trong lá có màu vàng, cam và đỏ, nhưng do chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều nên màu xanh lục của diệp lục vẫn nổi trội.

d. Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu, vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu, mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt - nơi có các ribôxôm tổng hợp prôtêin.

Câu 2: (TH)

Cách giải:

a. Phân tử glucozơ trong nước tiểu thấp đã di chuyển ngược chiều građien nồng độ, đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

b. Đây là thông tin mình họa cho hình thức vận chuyển chủ động.

Trái ngược lại là hình thức vận chuyển thụ động.

c. Phân biệt nguyên nhân của 2 hình thức vận chuyển

- Vận chuyển thụ động là do chênh lệch nồng độ chất tan giữa trong và ngoài màng

- Vận chuyển chủ động là do nhu cầu của tế bào cần các chất

{-- Để xem nội dung đề và đáp án câu 3, 4 của đề thi số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4. ĐỀ THI SỐ 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1.

- Hãy mô tả cấu trúc của màng sinh chất? (2 điểm)

- Trình bày chức năng của màng sinh chất? (1 điểm)

Câu 2. Nêu sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?  (2 điểm)

Câu 3. Tại sao muốn rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?       (1 điểm)

ĐÁP ÁN

Câu 1. Cấu trúc của màng sinh chất:

- Thành phần hóa học của màng sinh chất: Gồm hai thành phần chính là photpholipit (2 lớp) và prôtêin. Ở tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử cholestêron làm tăng tính ổn định của màng. (1 điểm)

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm – động:

+Khảm: Prôtêin gồm hai loại, prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng, phân bố rãi rác (khảm) trong màng.

+Động: Các phân tử prôtêin cũng như photpholipit có thể thay đổi vị trí hình thù làm cho màng có tính linh hoạt và mềm dẻo cao (động). (1 điểm)

Chức năng của màng sinh chất:

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, màng có tính bán thấm.

- Thu nhận thông tin cho tế bào ( nhờ các prôtêin thụ thể trên màng tế bào).

- Có các dấu chuẩn là các glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào, giúp các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ của cơ thể khác. (1 điểm)

Câu 2. Sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động: (2 điểm)

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

  • Vận chuyển các chất qua màng sinh chất dựa theo nguyên lý khuếch tán (cùng chiều gadien nồng độ), từ nơi các chất có nồng độ cao đến nơi các chất có nồng độ thấp.
  • Không tiêu tốn năng lượng.
  • Có 2 cách :

Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép và khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.

  • Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ngược chiều gadien nồng độ, từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi chất tan có nồng độ cao.
  • Cần tiêu tốn năng lượng.
  • Thường cần các máy bơm đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển.

Câu 3.

Muốn rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau vì: (1 điểm)

Môi trường trong tế bào rau có nồng độ chất tan cao hơn (ưu trương) so với môi trường bên ngoài ( nhược trương), nên nước đi từ môi trường ngoài vào trong rau giúp rau tươi.

{-- Để xem nội dung đề và đáp án câu 4,5 của đề thi số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 dạng tự luận có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể làm bài trắc nghiệm tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF