OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Khuyến

22/12/2020 1.24 MB 401 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201222/7657063335_20201222_141041.pdf?r=5989
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Khuyến do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 10 đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là

A. điện năng,                     B. hóa năng

C. nhiệt năng.                    D. động năng

Câu 2: Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa vật chất giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và chất F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?

A. Chất G,                         B. Chất F

C. Chất H.                         D. Chất D

Câu 3: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?

A. Glucôzơ → H2O + năng lượng

B. Glucôzơ → axit piruvic + năng lượng

C. Glucôzơ → CO2 + năng lượng

D. Glucôzơ → CO2 + H2O

Câu 4: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?

A. Vận chuyển các chất quá màng sinh chất.

B. Tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào

C. Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào.

D. Sinh công cơ học.

Câu 5: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở

A. ti thể.                            B. ribôxôm

C. bộ máy Gôngi.             D. không bào

Câu 6: Bộ NST của một loài là 2n=10. Số crômatit, số tâm động ở kì sau của nguyên phân lần lượt là

A. 0,20.                              B. 10,20

C. 10, 10.                           D. 0, 20

Câu 7: Quá trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp, tế bào thu được số ATP lần lượt là :

A. 4, 2, 32.                         B. 1, 1, 36

C. 2, 2, 34                          D. 2, 4, 32

Câu 8: Ở mỗi giai đoạn của hô hấp tế bào đều giải phóng ATP, nhưng giai đoạn chuỗi truyền êlectron hô hấp là giải phóng ra nhiều ATP nhất với số ATP tạo ra là:

A. 40 ATP.                        B. 36 ATP

C. 38 ATP                        D. 34 ATP

Câu 9: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là

A. kì đầu.                          B. kì trung gian

C. kì cuối                          D. kì giữa

Câu 10: Đom đóm đực sử dụng enzim nào để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh (không tỏa nhiệt), nhấp nháy mời chào đom đóm cái?

A. luciferaza                      B. xenlulaza

C. pepsin                           D. prôtêaza

Câu 11: Pha tối của quang hợp xảy ra ở

A. chất nền của lục lạp

B. trong các hạt grana

C. màng tilacôit

D. màng ngoài của lục lạp

Câu 12: Xét các phát biểu dưới đây

(1) Enzim là một chất xúc tác sinh học làm tăng tốc độ phản ứng

(2) Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit

(3) Enzim không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

(4) Ở động vật, enzim do các tuyển nội tiết tiết ra,

Phương án lựa chọn phú hợp là:

A. (1) Sai, (2) Sai, (3) Đúng, (4) Sai

B. (1) Đúng, (2) Đúng, (3) Sai, (4) Đúng

C. (1) Sai, (2) Đúng, (3) Sai, (4) Đúng

D. (1) Đúng, (2) Sai, (3) Đúng, (4) Sai

Câu 13: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzim trong cơ thể người là

A. 20 – 350C                      B. 35-400C

C. 15-200C                         D.20 – 250C

Câu 14: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh

A. hoạt tính của các loại enzim

B. nồng độ cơ chất.

C. chất ức chế

D. nồng độ enzim.

Câu 15: Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kì giữa của nguyên phân trong một tế bào có

A. 8 NST đơn                    B. 8 NST kép

C. 16 NST đơn.                 D. 16 NST kép

Câu 16: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự:

A. S – G1 – G2- nguyên phân

B. G1-G2- S- nguyên phân.

C. G2 – G1 – S - nguyên phân

D. G1 - S – G2 - nguyên phân.

Câu 17: Xét các hoạt động diễn ra trong tế bào:

(1) Tổng hợp các chất cần thiết diễn ra trong tế bào

(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất

(3) Glucôzơ khuếch tán qua màng tế bào

(4) Nước thẩm thấu vào trong tế bào khi tế bào ngập trong dung dịch nhược trương

Năng lượng ATP được sử dụng vào các hoạt động nào?

A. 2, 4                                B. 1, 3

C. 2, 3                                D. 1, 2

Câu 18: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào

A. kì cuối                           B. kì giữa

C. kì sau.                           D. kì đầu

Câu 19: Cho các chất sau

(1) Saccarozơ – saccaraza

(2) Prôtêin – prôtêaza

(3) Tinh bột – Amilaza

(4) Urê - Ureaza

Có bao nhiêu cặp cơ chất - enzim phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa?

A. 3                                    B. 2

C. 4                                    D. 1

Câu 20: Xét các yếu tố:

(1) Nhiệt độ

(2) Độ pH của môi trường

(3) Độ ẩm

(4) Nồng độ cơ chất

Có bao nhiêu yếu tố không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

A. 3                                    B. 2

C. 1                                    D. 4

Câu 21: Enzim có bản chất là

A. prôtêin,                       B. mônôsaccarit

C. pôlisaccarit                 D. phôtpholipit

Câu 22: Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do

A. cơ chất bị tích lũy gây độc cho tế bào

B. tốc độ phản ứng tăng cả triệu lần

C. trung tâm hoạt động enzim bão hòa

D. nồng độ enzim quá nhiều

Câu 23: Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là

A. giải phóng enzim khỏi cơ chất

B, tạo sản phẩm cuối cùng

C. tạo các sản phẩm trung gian

D. tạo nên phức hợp enzim – cơ chất

Câu 24: Hình bên dưới thể hiện điều gì?

A. chu kỳ tế bào

B. phân chia nhân

C. phân chia tế bào chất

D. quá trình nguyên phân

Câu 25: Ađênôzin triphôtphat là tên đây đủ của hợp chất nào sau đây?

A. ARP                              B. ANP

C. APP                              D. ATP

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1B

2C

3B

4B

5A

6D

7C

8D

9B

10A

11A

12D

13B

14A

15B

16D

17D

18B

19C

20C

21A

22A

23D

24D

25D

Câu 1: (NB)

Cách giải:

Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là hóa năng.

Chọn B

Câu 2: (VD)

Cách giải:

G và F dư thừa thì quá trình C → E và quá trình C → D sẽ bị ức chế dẫn đến C bị dư thừa.

C dư thừa sẽ ức chế quá trình A → B

Do đó quá trình A → H sẽ diễn ra mạnh mẽ và nồng độ chất H sẽ tăng lên.

Chọn C

Câu 3: (TH)

Cách giải:

Sơ đồ tóm tắt thể hiện đúng quá trình đường phân là Glucôzơ → axit piruvic + năng lượng

Chọn B

Câu 4: (TH)

Cách giải:

ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

Chọn B

Câu 5: (NB)

Cách giải:

Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở ti thể.

Chọn A

Câu 6: (VD)

Phương pháp:

Ở kì sau nguyên phân, các crômatit tách nhau ở tâm động và đi về 2 cực của tế bào.

Cách giải:

Ở kì sau của nguyên phân, số crômatit = 0

Số tâm động = 4n = 20

Chọn D

Câu 7: (TH)

Cách giải:

Quá trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp, tế bào thu được số ATP lần lượt là: 2, 2, 34

Chọn C

Câu 8: (TH)

Cách giải:

giai đoạn chuỗi truyền êlectron tạo ra số ATP là: 34

Chọn D

Câu 9: (NB)

Cách giải:

Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là kì trung gian.

Chọn B

Câu 10: (VD)

Cách giải:

Đom đóm đực sử dụng enzim luciferaza để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh.

Chọn A

Câu 11: (NB)

Cách giải:

Pha tối của quang hợp xảy ra ở chất nền của lục lạp.

Chọn A

Câu 12: (TH)

Cách giải:

(1) Đúng, (2) Sai, (3) Đúng, (4) Sai

Chọn D

Câu 13: (NB)

Cách giải:

Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzim trong cơ thể người là 35-400C.

Chọn B

Câu 14: (TH)

Cách giải:

Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các loại enzim

Chọn A

Câu 15: (VD)

Phương pháp:

Ở kì giữa nguyên phân: các NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Cách giải:

Ở ruồi giấm, vào kì giữa của nguyên phân trong một tế bào có 8 NST kép.

Chọn B

Câu 16: (NB)

Cách giải:

Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự: G1 - S – G2 - nguyên phân.

Chọn D

Câu 17: (TH)

Cách giải:

Năng lượng ATP được sử dụng vào các hoạt động: 1, 2.

Chọn D

Câu 18: (NB)

Cách giải:

Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào kì giữa.

Chọn B

Câu 19: (TH)

Cách giải:

Cả 4 cặp cơ chất – enzim đều phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa

Chọn C

Câu 20: (NB)

Cách giải:

Yếu tố 3 không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

Chọn C

Câu 21: (NB)

Cách giải:

Enzim có bản chất là prôtêin.

Chọn A

Câu 22: (TH)

Cách giải:

Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do cơ chất bị tích lũy gây độc cho tế bào.

Chọn A

Câu 23: (NB)

Cách giải:

Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là tạo nên phức hợp enzim – cơ chất.

Chọn D

Câu 24: (NB)

Cách giải:

Hình ảnh thể hiện quá trình nguyên phân.

Chọn D

Câu 25: (NB)

Cách giải:

Ađênôzin triphôtphat là tên đây đủ của hợp chất ATP.

{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ 26-40 của đề thi các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 dạng trắc nghiệm và tự luận kết hợp có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể làm bài trắc nghiệm tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF