OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 dạng trắc nghiệm và tự luận kết hợp có đáp án

22/12/2020 1.38 MB 674 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201222/3882121253_20201222_135836.pdf?r=8494
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 dạng trắc nghiệm và tự luận kết hợp có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 10 đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. ĐỀ THI SỐ 1

TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2đ)

Hãy chọn đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi bên dưới:

Câu 1: Loại bào quan nào dưới đây không có ở tế bào động vật

A. Lizoxom                       B. Ti thể

C. Bộ máy gonghi            D. Lục lạp

Câu 2: Ở tế bào động vật, bên ngoài màng sinh chất có cấu trúc được tạo thành từ

A. xenlulo                         B. glicoprotein

C. kitin                            D. peptidoglican

Câu 3: Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có thể có cấu trúc thứ

A. 1-2                              B. 2-4

C. 2-3                              D. 3-4

Câu 4: Đơn phân của ADN là:

A. các axit amin               B. các nuclêôtit

C. đường đơn                  D. axit béo

Câu 5: Hãy chọn cột A (các bào quan) tương ứng với cột B (chức năng của các bào quan) sao cho chính xác

Bào quan

Chức năng

1. Ti thể

a. Phân giải bào quan già yếu

2. Lưới nội chất

b. Thực hiện hô hấp tế bào

3. Lizoxom

c. Chuyển hóa đường, phân giải chất độc

4. Bộ máy gonghi

d. Tổng hợp prôtêin

 

e. Đóng gói, phân phối sản phẩm

ĐÁP ÁN

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

1D

2B

3D

4B

 

Câu 1: (TH)

Cách giải:

Lục lạp không có ở tế bào động vật.

Chọn D

Câu 2: (NB)

Cách giải:

Ở tế bào động vật, bên ngoài màng sinh chất có cấu trúc được tạo thành từ glicoprotein

Chọn B

Câu 3: (NB)

Cách giải:

Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có thể có cấu trúc bậc 3-4

Chọn D

Câu 4: (NB)

Cách giải:

Đơn phân của ADN là các nuclêôtit

Chọn B

Câu 5: (NB)

Cách giải:

1 – b

2 – c, d

3 – a

4 - e

------------Còn tiếp------------

2. ĐỀ THI SỐ 2

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

A.  2 lớp phôtpholipit và prôtêin.

B.  1 lớp phôtpholipit và axit nuclêic.

C.  1 lớp phôtpholipit và prôtêin.

D.  các phân tử prôtêin và axit nuclêic.

Câu 2: Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển

A.  cần các bơm đặc biệt trên màng. 

B.  không cần tiêu tốn năng lượng.

C.  cần tiêu tốn năng lượng.      

D.  cần có các kênh prôtêin.

Câu 3: Chức năng của ARN thông tin là

A.  tổng hợp nên các ribôxôm.  

B.  vận chuyển các axit amin tới ribôxôm.

C.  truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.

D.  bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 4: Trong tế bào, các bào quan chỉ có 1 lớp màng bao bọc là

A.  ribôxôm, lizôxôm, bộ máy gôngi.

B.  lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi.

C.  lizôxôm, lưới nội chất, không bào.

D.  ti thể, lục lạp, lưới nội chất.

Câu 5: Đặc điểm của sự vận chuyển các chất qua màng tế bào bằng cơ chế khuếch tán là

A.  chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương.

B.  dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng.

C.  hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật.

D.  chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng.

Câu 6: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là

A.  ribôxôm.  

B.  lưới nội chất.  

C.  lizôxôm.

D.  ti thể.

Câu 7: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất là

A.  khuếch tán trực tiếp. 

B.  vận chuyển thụ động.

C.  vận chuyển chủ động.   

D.  xuất, nhập bào.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?

A.  Mỡ chứa axit béo no.

B.  Dầu hoà tan trong nước.

C.  Mỡ chứa 2 phân tử axit béo không no.

D.  Dầu có chứa 2 phân tử glixêrol.

Câu 9: Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn?

A.  Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ.  

B.  Tinh bột, xenlulôzơ, kitin.

C.  Galactôzơ, lactôzơ, tinh bột.                                                   

D.  Glucôzơ, saccarôzơ, xelulôzơ.

Câu 10: Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại (vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm) là cấu trúc và thành phần hoá học của

A.  vùng nhân.  

B.  màng sinh chất.

C.  vùng tế bào.

D.  thành tế bào.

Câu 11: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào

A.  bạch cầu. 

B.  cơ. 

C.  hồng cầu. 

D.  biểu bì.

Câu 12: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là

A.  thành tế bào, tế bào chất, nhân.

B.  màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.

C.  thành tế bào, màng sinh chất, nhân.

D.  màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử prôtêin?

A.  Prôtêin là đại phân tử hữu cơ, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

B.  Phân tử prôtêin có bốn bậc cấu trúc, trong đó cấu trúc bậc bốn gồm hai hay nhiều phân tử prôtêin liên kết với nhau.

C.  Các phân tử prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit.

D.  Hiện tượng prôtêin bị mất chức năng sinh học do các yếu tố như nhiệt độ, độ pH, ... gọi là hiện tượng biến tính prôtêin.

Câu 14: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

A.  cá thể sinh vật.   

B.  quần thể sinh vật.

C.  quần xã sinh vật.   

D.  cá thể và quần thể.

Câu 15: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A.  saccarôzơ ưu trương. 

B.  saccarôzơ nhược trương.

C.  urê nhược trương.  

D.  urê ưu trương.

Câu 16: Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống vì

A.  chúng có tính phân cực.

B.  chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.

C.  cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.

D.  có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

C

C

B

6

7

8

9

10

C

D

A

A

D

11

12

13

14

15

A

B

C

C

A

16

 

 

 

 

B

 

 

 

 

------------Còn tiếp------------

3. ĐỀ THI SỐ 3

TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU

ĐỀ THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. các đại phân tử.

B. tế bào.

C. mô.

D. cơ quan.

Câu 2. Các nguyên tố vi lư­ợng thư­ờng cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì

A. phần lớn chúng đã có  trong các hợp chất của thực vật.

B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.

C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.

D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh tr­ưởng nhất định.

Câu 3. Chức năng chính của mỡ là

A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.  

B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.

C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.      

D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.

Câu 4. ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại

A. ribonucleotit ( A,T,G,X ).   

B. nucleotit (A,T,G,X ).

C. ribonucleotit (A,U,G,X ). 

D. nuclcotit (A, U, G, X).

Câu 5. Thành tế bào vi khuẩn có vai trò

A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. 

B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào.

C. liên lạc với các tế bào lân cận.

D. Cố định hình dạng của tế bào.

Câu 6. Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào

A. hồng cầu.   

B. bạch cầu.   

C. biểu bì.

D. cơ.

Câu 7. Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng

A. vận chuyển chủ động.

B. vận chuyển thụ động.

C. nhập bào.   

D. xuất bào.

Câu 8. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất  vì

A. nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.

B. các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.

C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.

D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.

Câu 9. Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là

A. xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.

B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.

C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.

D. điều hoà bằng ức chế ngược

Câu 10. Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

A. các phân tử prôtêin và axitnuclêic

B. các phân tử phôtpholipit  và axitnuclêic

C. các phân tử prôtêin và phôtpholipit.

D. các phân tử prôtêin.

Câu 11. Bộ máy Gôngi không có chức năng

A. gắn thêm đường vào prôtêin.

B. bao gói các sản phẩm tiết.

C.tổng hợp lipit

D. tạo ra glycôlipit

Câu 12. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường

A. ưu trương. 

B. đẳng trương.

C. nhược trương.

D. bão hoà.

ĐÁP ÁN

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

B

B

A

B

D

6

7

8

9

10

B

C

A

D

C

11

12

 

 

 

C

C

 

 

 

{-- Để xem nội dung đề và đáp án phần tự luận của bộ đề thi các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 dạng trắc nghiệm và tự luận kết hợp có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF