OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Lam Kinh

25/06/2021 968.04 KB 87 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210625/309473544336_20210625_182242.pdf?r=68
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 Trường THPT Lam Kinh, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT LAM KINH

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Điện phân dung dịch CuSO4 (các điện cực bằng graphit), phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được là?

A. Cu, H2SO4, O2.                                                        B. Cu, H2SO4, H2.

C. Cu(OH)2, H2SO4, O2.                                              D. CuO, H2SO4, O2.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là

A. Na, Al, Cu, Mg.                                                       B. Ba, Na, Al, Ag.

C. Na, Fe, Cu, Ba.                                                        D. Al, Mg, Fe, Na.

Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư.

(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch (NH4)2SO4.

(c) Đun nóng nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2

(d) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3.

(e) Cho Mg tác dụng HNO3 loãng, N trong HNO3 bị khử xuống mức oxi hóa thấp nhất.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được chất khí, vừa thu được chất kết tủa là

A. 2.                                     B. 4.                                 C. 3.                                 D. 5.

Câu 4: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. Oxi hóa kim loại thành kim loại bằng chất khử thích hợp.

B. Dùng H2 khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

C. Khử ion kim loại thành kim loại bằng chất khử thích hợp.

D. Điện phân muối của kim loại tương ứng.

Câu 5: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m (Al=27, Fe=56, O=16)

A. 0,540 gam.                       B. 0,810 gam.                  C. 1,080 gam                   .     D. 1,755 gam.

Câu 6: Cho 12,42 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít một khí X (không màu, có thể gây cười, dùng trong các quả bóng cười, nặng gấp khoảng 1,52 lần không khí) (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X sẽ thu được bao nhiêu gam muối khan? (N=14; O=16; H=1; Al=27)

A. 102,18 gam.                     B. 102,78 gam.                C. 71,94 gam.                  D. 63,90 gam.

Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây đồng thời giải phóng khí, có xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan?

A. Cho Na dư vào dung dịch AlCl3.                            B. Cho K dư vào dung dịch MgCl2.

C. Cho Na vừa đủ vào dung dịch AlCl3.                     D. Cho K dư vào dung dịch CuSO4.

Câu 8: Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HNO3 đặc nguội.                                                     B. NaOH.

C. H2SO4 loãng                                                                .D. HCl.

Câu 9: Cho 4,48 lít khí CO2  (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,6M và Ba(OH)2 1,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Ba=137, C=12, O=16)

A. 11,82.                              B. 39,40.                          C. 19,70.                          D. 23,64.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi đun nóng nước cứng có tính cứng toàn phần sẽ thu được nước mềm.

B. Có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu bằng dung dịch Ca(OH)2.

C. Nước cứng là nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc nguồn nước.

D. Tính cứng tạm thời gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

Câu 11: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + e) bằng

A. 6.                                     B. 5.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 5,47 g hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dd X và 1,344 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Trung hòa dd X bởi dd Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là? (H=1, Cl=35,5, S=32, O=16, Na=23, K=39, Ba=137)

A. 9,415 gam.                       B. 10,54 gam.                  C. 10,48 gam.                  D. 11,295 gam.

Câu 13: Để bảo quản kali, người ta phải ngâm kali trong

A. dầu hỏa.                           B. phenol lỏng.                C. nước.                          D. rượu etylic.

Câu 14: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. KCl, NaNO3.                   B. NaCl, H2SO4.              C. Na2SO4, KOH.           D. NaOH, HCl.

Câu 15: Cho Mg có Z =12, cấu hình electron của ion Mg2+

A. 1s22s22p63s1.                    B. 1s2 2s22p6.                   C. 1s22s22p63s2.               D. 1s22s22p63s23p1.

Câu 16: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.                    B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. chỉ có kết tủa keo trắng.                                          D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 17: Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

A. Al.                                   B. Mg.                             C. Ba.                              D. Fe.

Câu 18: Cho 2,3 gam kim loại Na vào nước dư thì có V (lít) khí thoát ra ở đktc. Giá trị của V là (Na=23)

A. 4,48.                                B. 1,12.                            C. 3,36.                            D. 2,24.

Câu 19: Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ rắn X vào dung dịch NaOH dư thấy có khí thoát ra. Thành phần hỗn hợp rắn X gồm:

A. Al; Fe2O3; Fe.                                                          B. Fe; Fe2O3; Al2O3.

C. Fe; Al; Al2O3.                                                          D. Fe; Al2O3.

Câu 20: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng?

A. Mg, Fe.                            B. Fe, Cu.                        C. Al, Cu.                        D. Ca, Cu.

Câu 21: Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân dung dịch. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau?

A. Al.                                   B. Mg.                             C. Cu.                              D. Na.

Câu 22: Cho bột nhôm tác dụng với dd NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (Al=27)

A. 5,4 gam.                           B. 10,4 gam.                    C. 2,7 gam.                      D. 16,2 gam.

Câu 23: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns2np1.                             B. ns1.                              C. ns2.                              D. ns2np3.

Câu 24: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và 1,175 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Al=27, Na=23, H= 1, O=16)

A. 1,25.                                B. 4,85.                            C. 3,35.                            D. 2,425.

Câu 25: Ở các vùng đất nhiễm phèn, trước khi trồng trọt người ta thường bón chất bột nào sau đây?

A. CaSO4.                            B. MgCl2.                         C. CaCl2.                         D. CaO.

Câu 26: Vật bằng nhôm bền với nước và không khí là vì:

A. Nước và không khí có tính oxi hóa mạnh.

B. Nhôm là chất khử mạnh.       

C. Nhôm là nguyên tố lưỡng tính.

D. Trên bề mặt của nhôm được phủ một lớp oxit Al2O3.     

Câu 27: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 28,8 gam Cu. Giá trị của m là (Fe=56, Cu=64)

A. 16,8.                                B. 25,2.                            C. 8,4.                              D. 11,2.

Câu 28: Cho các mệnh đề sau:

   (1) Nước cứng là nguồn nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+

   (2) Trong hợp chất, kim loại kiềm có mức oxi hóa +1.

   (3) Tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

   (4) Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl

   (5) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.

Số mệnh đề đúng là:

A. 3.                                     B. 2.                                 C. 4.                                 D. 1.

Câu 29: Trong phương pháp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ CuSO4 có thể dùng kim loại nào sau đây làm chất khử?

A. Na.                                  B. Fe.                               C. K.                                D. Ag.

Câu 30: Hoà tan 3,024 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 8,208 gam muối khan. Kim loại đó là:

A. Mg (M=24).                     B. Al (M=27).                  C. Ca (M=40).                 D. Fe (M=56).

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Thí nghiệm nào sau đây đồng thời giải phóng khí, có xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan?

A. Cho Na vừa đủ vào dung dịch AlCl3.                     B. Cho K dư vào dung dịch MgCl2.

C. Cho K dư vào dung dịch CuSO4.                           D. Cho Na dư vào dung dịch AlCl3.

Câu 2: Cho Mg có Z =12, cấu hình electron của ion Mg2+

A. 1s22s22p63s23p1.               B. 1s22s22p63s2.               C. 1s22s22p63s1.               D. 1s2 2s22p6.

Câu 3: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m (Al=27, Fe=56, O=16)

A. 0,540 gam.                       B. 0,810 gam.                  C. 1,755 gam.                  D. 1,080 gam        .

Câu 4: Để bảo quản kali, người ta phải ngâm kali trong

A. dầu hỏa.                           B. rượu etylic.                 C. phenol lỏng.                D. nước.

Câu 5: Cho bột nhôm tác dụng với dd NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (Al=27)

A. 5,4 gam.                           B. 2,7 gam.                      C. 10,4 gam.                    D. 16,2 gam.

Câu 6: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 28,8 gam Cu. Giá trị của m là (Fe=56, Cu=64)

A. 25,2.                                B. 8,4.                              C. 16,8.                            D. 11,2.

Câu 7: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns2np3.                             B. ns1.                              C. ns2.                              D. ns2np1.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu bằng dung dịch Ca(OH)2.

B. Khi đun nóng nước cứng có tính cứng toàn phần sẽ thu được nước mềm.

C. Nước cứng là nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc nguồn nước.

D. Tính cứng tạm thời gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

Câu 9: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. Điện phân muối của kim loại tương ứng.

B. Dùng H2 khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

C. Khử ion kim loại thành kim loại bằng chất khử thích hợp.

D. Oxi hóa kim loại thành kim loại bằng chất khử thích hợp.

Câu 10: Điện phân dung dịch CuSO4 (các điện cực bằng graphit), phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được là?

A. Cu, H2SO4, O2.                                                        B. Cu(OH)2, H2SO4, O2.

C. Cu, H2SO4, H2.                                                        D. CuO, H2SO4, O2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Vật bằng nhôm bền với nước và không khí là vì:

A. Nước và không khí có tính oxi hóa mạnh.

B. Nhôm là chất khử mạnh.       

C. Trên bề mặt của nhôm được phủ một lớp oxit Al2O3.     

D. Nhôm là nguyên tố lưỡng tính.

Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư.

(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch (NH4)2SO4.

(c) Đun nóng nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2

(d) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3.

(e) Cho Mg tác dụng HNO3 loãng, N trong HNO3 bị khử xuống mức oxi hóa thấp nhất.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được chất khí, vừa thu được chất kết tủa là

A. 5.                                     B. 2.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 3: Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân dung dịch. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau?

A. Al.                                   B. Mg.                             C. Cu.                              D. Na.

Câu 4: Ở các vùng đất nhiễm phèn, trước khi trồng trọt người ta thường bón chất bột nào sau đây?

A. CaSO4.                            B. MgCl2.                         C. CaCl2.                         D. CaO.

Câu 5: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + e) bằng

A. 3.                                     B. 5.                                 C. 4.                                 D. 6.

Câu 6: Cho 4,48 lít khí CO2  (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,6M và Ba(OH)2 1,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Ba=137, C=12, O=16)

A. 39,40.                              B. 23,64.                          C. 19,70.                          D. 11,82.

Câu 7: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.                    B. không có kết tủa, có khí bay lên.

C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.                  D. chỉ có kết tủa keo trắng.

Câu 8: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng?

A. Ca, Cu.                            B. Fe, Cu.                        C. Al, Cu.                        D. Mg, Fe.

Câu 9: Điện phân dung dịch CuSO4 (các điện cực bằng graphit), phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được là?

A. Cu, H2SO4, O2.                                                        B. Cu(OH)2, H2SO4, O2.

C. Cu, H2SO4, H2.                                                        D. CuO, H2SO4, O2.

Câu 10: Cho bột nhôm tác dụng với dd NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là (Al=27)

A. 16,2 gam.                         B. 10,4 gam.                    C. 5,4 gam.                      D. 2,7 gam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Để bảo quản kali, người ta phải ngâm kali trong

A. rượu etylic.                      B. phenol lỏng.                C. dầu hỏa.                      D. nước.

Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns1.                                  B. ns2np3.                         C. ns2.                              D. ns2np1.

Câu 3: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + e) bằng

A. 3.                                     B. 5.                                 C. 4.                                 D. 6.

Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư.

(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch (NH4)2SO4.

(c) Đun nóng nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2

(d) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3.

(e) Cho Mg tác dụng HNO3 loãng, N trong HNO3 bị khử xuống mức oxi hóa thấp nhất.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được chất khí, vừa thu được chất kết tủa là

A. 4.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 5.

Câu 5: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng?

A. Ca, Cu.                            B. Fe, Cu.                        C. Al, Cu.                        D. Mg, Fe.

Câu 6: Cho 12,42 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít một khí X (không màu, có thể gây cười, dùng trong các quả bóng cười, nặng gấp khoảng 1,52 lần không khí) (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X sẽ thu được bao nhiêu gam muối khan? (N=14; O=16; H=1; Al=27)

A. 63,90 gam.                       B. 102,18 gam.                C. 71,94 gam.                  D. 102,78 gam.

Câu 7: Vật bằng nhôm bền với nước và không khí là vì:

A. Nhôm là nguyên tố lưỡng tính.

B. Nhôm là chất khử mạnh.       

C. Nước và không khí có tính oxi hóa mạnh.

D. Trên bề mặt của nhôm được phủ một lớp oxit Al2O3.     

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 5,47 g hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dd X và 1,344 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Trung hòa dd X bởi dd Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là? (H=1, Cl=35,5, S=32, O=16, Na=23, K=39, Ba=137)

A. 10,54 gam.                       B. 11,295 gam.                C. 10,48 gam.                  D. 9,415 gam.

Câu 9: Cho 2,3 gam kim loại Na vào nước dư thì có V (lít) khí thoát ra ở đktc. Giá trị của V là (Na=23)

A. 4,48.                                B. 1,12.                            C. 3,36.                            D. 2,24.

Câu 10: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 28,8 gam Cu. Giá trị của m là (Fe=56, Cu=64)

A. 8,4.                                  B. 25,2.                            C. 11,2.                            D. 16,8.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Thể tích khí hidro thu được (đtkc) khi cho 0,46 gam natri kim loại phản ứng hết với ancol etylic khan là (Cho Na=23)

A. 0,224 lít.

B. 0,672 lít.

C. 0,112 lít.

D. 0,56 lít.

Câu 2: Để phân biệt HCOOH và CH3COOH ta dùng thuốc thử là

A. dd AgNO3/NH3.

B. Na.

C. CaCO3.

D. NaOH.

Câu 3: Cho 8,96 lít hỗn hợp X gồm etan và etilen đi vào bình chứa dung dịch brom dư, sau phản ứng khí thoát ra khỏi bình là 3,36 lít. Các khí đo ở đktc. Thể tích etilen (lít) có trong hỗn hợp X là (Br=80)

A. 2,24 (lít).

B. 4,48 (lít).

C. 5,6 (lít).

D. 3,36 (lít).

Câu 4: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt 2 chất lỏng ancol etylic và glixerol?

A. Cu(OH)2.

B. Quì tím

C. Nước brom.

D. Kim loại Na.

Câu 5: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện

A. kết tủa đỏ nâu.

B. dung dịch màu xanh.

C. bọt khí.

D. kết tủa trắng.

Câu 6: Chất nào sau đây có chứa một liên kết đôi trong phân tử?

A. propen.

B. metan.

C. butan.

D. etin.

Câu 7: Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit.

A. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

B. chỉ thể hiện tính oxi hoá.

C. chỉ thể hiện tính khử.

D. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.

Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân ancol bậc 1 có công thức phân tử là C4H10O?

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 9: Sục hết 6,72 lít khí axetilen (đktc) vào dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa vàng. Giá trị m là (Cho C=12, H=1, O=16, Ag=108)

A. 18,0.

B. 9,0.

C. 72,0.

D. 36,0.

Câu 10: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?

Khí X thu được bằng cách đẩy nước

A. CH4.

B. H2

C. C2H2.

D. C3H8.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Lam Kinh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF