OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Yên Mô B

12/05/2021 1.24 MB 3532 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210512/674483537441_20210512_093610.pdf?r=5683
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ văn một cách chính xác và đầy đủ nhất HOC247 xin gửi đến Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Yên Mô B. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

 

 
 

TRƯỜNG THPT YÊN MÔ B

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

chẳng hiểu sao lần nào qua biên giới

mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can

mộc miên đỏ một trời biên viễn

như máu tươi ròng rã ngàn năm

dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén

người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông

thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tã

khuya khoắt bóng ai rình rập dưới triền sông

có ai trồng mộc miên biên giới

hay biên cương cây tìm đến mọc lên

hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái

cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương.

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng câu thơ in đậm?

Câu 3: Nêu ý nghĩa của việc lặp lại ý thơ ở khổ một và khổ ba: mộc miên đỏ một trời biên viễn/như máu tươi ròng rã ngàn năm/hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về câu thơ cuối cùng: cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương. (Viết trong khoảng 5-7 dòng).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1. (2.0 điểm): Từ bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ). trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trong việc giữ gìn, bảo vệ những vùng đất biên cương của Tổ quốc.

Câu 2. (5.0 điểm).

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa.Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.

[…]Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán.Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ.

(Trích Vợ nhặt, Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb GD, 2016, trang 24-25)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó nhận xét lời tâm sự của Kim Lân về ý đồ và cảm hứng sáng tác truyện ngắn Vợ nhặt: “… Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ được sử dụng câu thơ: mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can

+ Điệp từ: rực đỏ => nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa mộc miên như làm nó rực rỡ tất cả không gian xung quanh: Rực đỏ không gian, từ triền sông, lên vách núi, rồi vào tâm can.

+ Ẩn dụ: Rực đỏ tâm can

Câu 3: Việc lặp lại ý thơ ở khổ một và khổ ba: mộc miên đỏ một trời biên viễn/như máu tươi ròng rã ngàn năm/hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái

Rộng hơn, sâu hơn, da diết khắc khoải như tiếng khóc. Hoa mộc miên cứ tầng bậc như nước mắt, chan hòa, cạn khô, tiếng nấc ròng rã ngàn năm -> một nỗi đau nhức buốt.

=> giúp ta liên tưởng tới không phải là những bông hoa đẹp mà đẹp hơn nữa là những người chiến sĩ sẵn sàng hi sinh xương máu của mình để vùng biên giới ngàn năm qua. Một vùng biên giới không khi nào không có máu đổ.

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về câu thơ cuối cùng: cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương. (Viết trong khoảng 5-7 dòng)

Với phép ẩn dụ (sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương), câu thơ cuối cùng của bài thơ khẳng định sức sống bất diệt, lòng kiên trung bền chí của cây mộc miên (cây hoa gạo) trong tư cách là loài cây trấn giữ biên cương của Tổ quốc. Hình ảnh cây mộc miên cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho lòng kiên gan và tinh thần bảo vệ đất nước của những chiến sĩ biên phòng và nhân dân ta ở các vùng giáp biên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1. (2.0 điểm): Suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trong việc giữ gìn, bảo vệ những vùng đất biên cương của Tổ quốc.

Cần đảm bảo 2 nội dung sau:

- Bài thơ khơi gợi tình cảm, trách nhiệm của người Việt Nam nói chung và những người trẻ hôm nay về trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ những vùng đất biên cương của Tổ quốc.

- Trách nhiệm của những người trẻ cần được thể hiện từ lí tưởng đến hành động: Nhận thức đúng đắn về tình hình chính trị của đất nước, nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, đóng góp của bản thân đối trong việc giữ gìn, bảo vệ những vùng đất biên cương của Tổ quốc (chẳng hạn: chia sẻ khó khăn với bộ đội và đồng bào ta ở các vùng giáp biên, không thờ ơ trước các hành vi buôn lậu qua biên giới).

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm) 

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Nói về tàu điện tại Nhật, mỗi khoang tàu đều được thiết kế rõ ràng, đều có một dãy ghế ưu tiên có màu khác biệt dành cho những người có sức khỏe yếu, hoặc tàn tật gọi là “yusenseki”. Người Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh lành lặn dù trên tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ ngồi vào dãy ghế ưu tiên. Bởi họ biết chỗ nào mình nên ngồi, và chỗ nào không, cộng thêm lòng tự trọng không cho phép họ thực hiện hành vi “sai trái” ấy. Vì vậy gần như trên tàu luôn có chỗ dành cho những người thực sự cần phải ngồi riêng, như người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai.

Thứ hai người Nhật không bao giờ muốn mình trở nên yếu đuối trước mặt người khác, nhất là người lạ. Tinh thần samurai được truyền từ đời này sang đời khác đã cho họ sự bất khuất, hiên ngang trong mọi tình huống. Bởi vậy, hành động bạn nhường ghế cho họ có thể sẽ gây tác dụng ngược so với ý định tốt đẹp ban đầu. Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là một kẻ yếu đuối cần được “ban phát lòng thương”.

Thứ ba dân số Nhật đang được coi là “già” nhất thế giới, tuy nhiên người Nhật không bao giờ thừa nhận mình già. Nếu bạn đề nghị nhường ghế cho người lớn tuổi, việc này đồng nghĩa với việc bạn coi người đó là già, và đây chính là mũi dao nhọn “xiên” thẳng vào lòng tự ái vốn cao ngun ngút của người Nhật. Có thể bạn có ý tốt, nhưng người được nhường ghế sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Bỏ đi nha.

Cuối cùng xã hội Nhật Bản rất coi trọng sự  bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau. Họ không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên. Kể cả bạn có nhã ý lịch sự muốn nhường chỗ cho một thai phụ, họ cũng sẽ lịch sự từ chối mặc dù trong lòng rất mong muốn có được chỗ ngồi mà bạn đang sở hữu. Bạn đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để chiếm được chỗ ngồi ấy và người Nhật không muốn nhận đồ miễn phí, những thứ họ không phải nỗ lực để đạt được.

(Vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ, Theo Tri thức trẻ - 20/8/2015)

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (0,5 điểm). Những nguyên nhân nào khiến người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ?

Câu 3 (1 điểm). Văn hóa nhường ghế của người Nhật có gì khác với văn hóa của Việt Nam? Suy ngẫm của anh/ chị về điều đó?

Câu 4 (1 điểm) Theo anh/ chị làm thế nào để chúng ta có thể nhường chỗ cho người khác một cách có văn hóa? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng)

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam trong xã hội được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc - hiểu 

Câu 1    

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2

Nguyên nhân khiến người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ là:

+ Có dãy ghế ưu tiên có màu khác biệt dành cho người già

+ Không ai muốn là kẻ yếu đuối cần được ban phát lòng thương

+ Không ai muốn thừa nhận mình già – coi đó là xúc phạm

+ Coi trọng sự bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác

chiếc lưỡi đi qua ngàn cơn bão từ vựng

chiếc lưỡi trồi sụt trên núi đồi thanh âm, trên thác ghềnh cú pháp

chiếc lưỡi bị hành hình trong một tuyên ngôn

Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác

cám dỗ xui nhiều điều dại dột

đời cũng dạy ta không thể uốn cong

dù phần thắng nhiều khi thuộc những bầy cơ hội

Trên chiếc lưỡi có lời tổ tiên

Trên chiếc lưỡi có vị đắng sự thật

Trên chiếc lưỡi có vị đắng ngọt môi em

Trên chiếc lưỡi có lời thề nước mắt

Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác

dẫu những lời em làm ta mềm lòng

dẫu tình yêu em từng làm ta cứng lưỡi

Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác

một chiếc lưỡi mang điều bí mật

và điều này chỉ người biết mà thôi.

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. Bài thơ được viết theo thể nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ “Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác”?

Câu 3: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ dưới đây và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:

“Trên chiếc lưỡi có lời tổ tiên

Trên chiếc lưỡi có vị đắng sự thật

Trên chiếc lưỡi có vị đắng ngọt môi em

Trên chiếc lưỡi có lời thề nước mắt”

Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh/ chị sau khi đọc bài thơ trên là gì?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Bài thơ trong phần Đọc hiểu làm ta suy ngẫm về nhiều cách nói năng cũng như cư xử trong đời sống của giới trẻ hiện nay.

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề trên.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017). Từ đó, liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I - ĐỌC - HIỂU    

Câu 1    

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

- Bài thơ viết theo thể thơ tự do

Câu 2

- Câu thơ gợi cho người đọc sự ngỡ ngàng “Tôi không nói bằng chiếc lưỡi của người khác”. Chuyện tưởng như rất hiển nhiên vì ai mà chẳng nói bằng chính chiếc lưỡi của mình.

- Thế nhưng có nhiều khi ta nói, có khi cả giọng nói không phải thật sự là của ta mà là của một người nào đấy.

- Khi ta không còn là chính mình, ta “nói bằng chiếc lưỡi của người khác” thì phần nhiều lời nói ra sẽ chẳng hay ho gì.    

Câu 3  

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ, lặp cấu trúc câu

- Tác dụng: Có tác động mạnh mẽ đến người đọc, như là lời nhắc nhở về sự thiêng liêng, trân trọng và quý giá của lời nói. Hãy biết giữ gìn để lời nói luôn là của chính mình.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau :

“Bần thần hương huệ thơm đêm

Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn

Chân nhang lấm láp tro tàn

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào?

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu

Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò...sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết nhữnglời mẹ ru

Bao giờ cho tới mùa thu

Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

(Ngyễn Duy; Thơ Nguyễn Duy -Trần Đăng Khoa tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1998)

Câu 1 (0,5 điểm) Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết nào?

Câu 2 (1.0 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về nghĩa của từ “ đi” trong câu thơ sau:“ Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết những lời mẹ ru” ?

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ trong đoạn thơ sau:

“Bao giờ cho tới mùa thu

Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao”

Câu 4: (0,5 điểm) Đoạn thơ gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Nguồn thơ: Sưu tầm)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định  phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

Câu 3 (1 điểm): Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta"

Câu 4 (1 điểm): Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm"

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Yên Mô B. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF