OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 2 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nam Phù Cừ

11/05/2021 1.18 MB 104 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210511/994151713833_20210511_143208.pdf?r=3110
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 2 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Nam Phù Cừ, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT NAM PHÙ CỪ

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 2

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Dung dịch chất X tác dụng với nước brom và làm đổi màu quỳ tím. Vậy X là

  A. axit axetic.                     B. phenol.                          C. vinyl axetat.                 D. axit acrylic.

Câu 2: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên là                            

  A. metyl acrylat.                 B. metyl metacrylat.          C. metyl axetat.                D. etyl acrylat.

Câu 3: Trong phân tử triolein có bao nhiêu liên kết C=O?

  A. 6.                                    B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 4: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?

  A. CuO.                              B. O2.                                C. KOH.                           D. Na.

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → Sobitol.

Các hợp chất hữu cơ X, Y lần lượt là

  A. tinh bột, glucozơ.           B. xenlulozơ, glucozơ.      C. xenlulozơ, fructozơ.     D. glucozơ, etanol.

Câu 6: Cho 2.0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  A. 4,725.                             B. 2,550.                           C. 3,425.                           D. 3,825.

Câu 7: Amin có tên gọi nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng R-NH3Cl?

  A. N-metylmetanamin.       B. isopropylamin.              C. metylphenylamin.         D. trimetylamin.

Câu 8: Chất nào dưới đây không thuộc loại axit béo?

  A. (CH3)2CH[CH2]14COOH.                                       B. CH3[CH2]14COOH.

  C. CH3[CH2]16COOH.                                                 D. CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH.

Câu 9: Cho este no, mạch hở có công thức CnHmO6. Quan hệ giữa n với m là

  A. m = 2n.                          B. m = 2n + 1.                   C. m = 2n – 2.                   D. m = 2n – 4.

Câu 10: Số nguyên tử hidro có trong một phân tử anilin là

  A. 5.                                    B. 9.                                  C. 7.                                  D. 11.

Câu 11: Số đồng phân cấu tạo amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là

  A. 3.                                    B. 2.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 12: Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to)?

  A. Triolein.                         B. Glucozơ.                       C. Tripanmitin.                  D. Vinyl axetat.

Câu 13: Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

  A. Axit aminoaxetic.          B. Lysin.                           C. Axit glutamic.              D. Metylamin.

Câu 14: Dãy nào say đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?

  A. Amoniac, etylamin, anilin.                                      B. Anilin, metylamin, amoniac.

  C. Etylamin, anilin, amoniac.                                       D. Anilin, amoniac, metylamin.

Câu 15: Tổng số chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tráng bạc là

  A. 6.                                    B. 5.                                  C. 4.                                  D. 3.      

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol este E tạo bởi axit X và ancol Y. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Tên của ancol Y là

  A. ancol metylic.                B. ancol etylic.                  C. ancol propylic.              D. ancol anlylic.

Câu 17: Chỉ ra phát biểu đúng.

  A. Alanin có công thức C6H5NH2.                             

  B. NH3 là amin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

  C. Đốt cháy cacbohidrat luôn cho mol CO2 bằng mol H2O.

  D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.

Câu 18: Xà phòng hóa chất béo X trong NaOH (dư) thu được 18,4 gam glixerol và 182,4 gam một muối natri của axit béo. Tên của X?

  A. Triolein.                         B. Tripanmitin.                  C. Triolein.                        D. Tristearin.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 42,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ và xenlulozơ cần dùng 1,44 mol O2. Nếu đun nóng 42,48 gam X trên với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) thu được lượng Ag là

  A. 8,64 gam.                       B. 117,04 gam.                  C. 86,40 gam.                   D. 43,20 gam.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn amino axit no, mạch hở X (trong phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH), thu được H2O, 5,28 gam CO2 và 4,48 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X là

  A. C2H5O2N.                      B. C3H7O2N.                    C. C4H9O2N.                    D. C5H11O2N.

Câu 21: Để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất phản ứng 90%) cần dùng ít nhất V lít dung dịch HNO3 97,67% (D = 1,52 g/ml) phản ứng với lượng dư xenlulozơ. Giá trị của V là

  A. 27,23.                             B. 27,72.                           C. 28,29.                           D. 24,95.

Câu 22: Hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối ntrai của α-amino axit và ancol. Số công thức cấu tạo của X là

  A. 6.                                    B. 2.                                  C. 5.                                  D. 3.

Câu 23: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu đỏ

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Có kết tủa Ag

Z

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

T

Dung dịch brom

Có kết tủa trắng

 

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

  A. Axit glutamic, saccarozơ, hồ tinh bột, anilin.         

  B. Axit axetic, glucozơ, hồ tinih bột, anilin.

  C. Axit glutamic, frutozơ, xenlulozơ, phenol.            

  D. Axit α-aminopropionic, glucozơ, tinh bột, anilin.

Câu 24: Một amino axit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COO, trong đó oxi chiếm 35,955% khối lượng. Lấy 26,7 gam X cho tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam rắn khan?

  A. 37,30 gam.                     B. 33,30 gam.                    C. 44,40 gam.                   D. 36,45 gam.

Câu 25: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

  A. 3.                                    B. 2.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 26: Trong các chất: phenol, etyl axetat, lysin, saccarozơ. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là

  A. 4.                                    B. 1.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 27: T là hợp chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức, có công thức phân tử C6H10O4. T tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một ancol X và chất Y có công thức C2H3O2Na. Chất X là

  A. ancol etylic.                   B. ancol butylic.                C. etylen glicol.                 D. propan-1,2-điol.

Câu 28: Cho 0,25 mol lysin vào 400 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với a mol HCl. Giá trị của a là

  A. 0,9.                                 B. 0,5.                               C. 0,15.                             D. 0,65.

Câu 29: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

  X + 3NaOH → X1 + X2 + X3 + H2O

  X1 + 2NaOH (rắn) → CH4 + 2Na2CO3

  X2 + HCl → Phenol + NaCl

  X3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag.

Công thức phân tử cũa là

  A. C11H12O5.                      B. C10H12O4.                     C. C10H8O4.                      D. C11H10O4.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH3COOC2H3, C2H5COOCH3 và (CH3COO)3C3H5 cần 17,808 lít O2 (đktc) thu được 30,36 gam CO2 và 10,26 gam H2O. Lượng X trên phản ứng tối đa với bao nhiêu mol NaOH?

  A. 0,18.                               B. 0,16.                             C. 0,12.                             D. 0,2.

Câu 31: Cho các phát biểu sau:

  (a) Đốt cháy hoàn toàn triolein, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O

  (b) Glucozơ bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.

  (c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.

  (d) Hợp chất CH3COONH3CH3 là este của aminoaxit.

  (e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: valin, metylamin, axit glutamic.

  (g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH

Số phát biểu đúng là

  A. 4.                                    B. 3.                                  C. 5.                                  D. 2.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:

  (a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực

  (b) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước

  (c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc

  (d) Có hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C3H6O2

  (e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.

  (g) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước

Số phát biểu đúng là

  A. 3.                                    B. 4.                                  C. 5.                                  D. 2.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp A chứa C2H5OH và một amin X. Sản phẩm thu được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 8,1 gam H2O. Biết sản phẩm của phản ứng cháy gồm CO2, H2O và N2. Giá trị m là.

  A. 9,2 gam.                         B. 4,6 gam.                        C. 3,45 gam.                     D. 6,9 gam.

Câu 34: Hỗn hợp A chứa 2 este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2, chứa vòng benzen (Y không tham gia phản ứng tráng gương). Cho m gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch B chứa NaOH và KOH (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1) đun nóng. Biết tổng số mol các este có trong A nhỏ hơn tổng số mol NaOH và KOH có trong dung dịch B. Sau khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của X trong A gần với giá trị nào sau đây:

  A. 52,2.                               B. 51,1.                             C. 53,2.                             D. 50,0.

Câu 35: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là

  A. 29,4 gam.                       B. 31,0 gam.                      C. 33,0 gam.                     D. 41,0 gam.

Câu 36: Hỗn hợp X chứa metyl acrylat, metylamin, glyxin và 2 hidrocacbon mạch hở. Đốt cháy 0,2 mol X cần vừa đủ x mol O2, thu được 0.48 mol H2O và 1.96 gam N2. Mặt khác, 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 0,7M, giá trị x gần với giá trị nào sau đây.

  A. 0,4.                                 B. 0,5.                               C. 0,7.                               D. 0,6.

Câu 37: Chất hữu cơ mạch hở X có công thức CxHyO4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được (m + a) gam muối Y của amino axit no, mạch hở và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn một lượng muối Y bất kì, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng khối lượng Y. tổng số nguyên tử trong X là

  A. 21.                             B. 22.                                     C. 25.                                D. 28.

Câu 38: Cho 0.1 mol hỗn hợp A gồm hai amino axit X, Y đều no, mạch hở và không có quá 5 nguyên tử oxi trong phân tử. Cho A tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Mặc khác, cho A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M, cô cạn thu được a gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 26 gam kết tủa. Giá trị của a là

  A. 17,04.                             B. 18,12.                           C. 19,20.                           D. 17,16.

Câu 39: Hỗn hợp A gồm ancol X no, đơn chức, mạch hở, axit Y mạch hở, chứa 2 liên kết π (pi) và este E tạo bởi X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam A cần 1,344 lít O2 (vừa đủ), thu được 2,016 lít CO2 (các khí đo đktc). Mặt khác, cho m gam A tác dung hết với 100ml dung dịch KOH 0,75 M, thu được dung dịch B. Cô cạn B được chất rắn T. Phần trăm khối lượng chất (có khối lượng phân tử nhỏ hơn) trong T gần với giá trị nào sau đây

  A. 20%.                              B. 15%.                             C. 10%.                             D. 25%.

Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T gồm este hai chức, mạch hở X và este đơn chức Y thu được 6,54 mol CO­2 và 3,6 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn T cần dụng 141.285 gam dung dịch NaOH 50,96%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn Q gồm 3 muối (đều có phân tử khối lớn > 90 đvC). Ngưng tụ phần hơi thu được 117,875 ml ancol etylic 40o. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Q là

  A. 39,6%.                           B. 47,7%.                          C. 50,2%.                          D. 62,8%.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1-D

2-A

3-C

4-C

5-B

6-D

7-B

8-A

9-D

10-C

11-D

12-C

13-A

14-D

15-C

16-A

17-D

18-A

19-D

20-B

21-C

22-C

23-B

24-A

25-A

26-C

27-C

28-A

29-D

30-A

31-D

32-D

33-D

34-A

35-C

36-B

37-C

38-A

39-B

40-B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 41. Hai dung dịch chất nào sau đây đều tác dụng được với Fe?

  A. CuSO4 và ZnCl2.              B. MgCl2 và FeCl3.         C. CuSO4 và HCl.             D. HCl và CaCl2.

Câu 42. Công thức phân tử nào sau đây là của este no, đơn chức, mạch hở?

  A. C4H10O2.                          B. C4H8O2.                      C. C4H6O4.                        D. C4H6O2.

Câu 43. Khí cacbonic có công thức phân tử là

  A. NO2.                                 B. CO.                             C. CO2.                              D. SO2.

Câu 44. Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?

  A. Nhiệt độ nóng chảy.         B. Tính cứng.                  C. Tính dẫn điện.              D. Khối lượng riêng.

Câu 45. Dung dịch amino axit nào dưới đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

  A. Glyxin.                             B. Alanin.                        C. Valin.                            D. Lysin.

Câu 46. Hiđrocacbon nào dưới đây tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3?

  A. Etan.                                 B. Etilen.                         C. Axetilen.                       D. Propilen.

Câu 47. Phương pháp hiện đại điều chế anđehit axetic từ nguồn nguyên liệu nào dưới đây?

  A. Etan.                                 B. Ancol etylic.               C. Axetilen.                       D. Etilen.

Câu 48. Chất nào sau đây được dùng làm phân đạm?

  A. KCl.                                 B. Ca(H2PO4)2.               C. (NH2)2CO.                    D. KH2PO4.

Câu 49. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

  A. Tơ nilon-6,6.                    B. Xenlulozơ.                  C. Tơ axetat.                      D. Polielilen.

Câu 50. Polistiren được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp monome nào dưới đây?

  A. C6H5-CH=CH2.               B. CH2=CH-CH3.           C. CH2=CH-CH=CH2.      D. CH2=CH2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

41C

42B

43C

44C

45D

46C

47D

48C

49D

50A

51D

52B

53C

54A

55C

56C

57D

58A

59C

60D

61B

62B

63B

64B

65B

66A

67C

68C

69A

70C

71B

72A

73C

74A

75A

76D

77C

78A

79A

80A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Khi điện phân dung dịch nào sau đây tại catot xảy ra quá trình khử nước?

A. Dung dịch ZnCl2.          B. Dung dịch CuCl2      C. dung dịch AgNO3.    D. Dung dịch MgCl2.

Câu 2: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(vinyl clorua).                                                 B. Teflon.

C. Polistiren.                                                             D. Poli(hexametylen-ađipamit).

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NO2, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?

A. 2.                                    B. 4.                               C. 3.                               D. 1.

Câu 4: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại?

A. Mg.                                B. Na.                            C. Cu.                            D. Al.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại: Natri, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) ở có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

Câu 6: Ở các khu chợ, khu thương mại người kinh doanh thường bày bán các loại hàng hóa, vật liệu đa dạng như vải vóc, thiết bị điện tử, đồ dùng gia đình… và đa phần các loại hàng hóa vật liệu này chứa kim loại hoạt động như Mg, Al …Nếu chẳng may xảy ra cháy thì việc đầu tiên phải ngắt nguồn dẫn điện và chọn phương án dập tắt đám cháy. Trong thực thế đó thì biện pháp nào sau là có thể sử dụng tốt nhất để dập các đám cháy?

A. Dùng bình cứu hỏa chứa CO2 để dập đám cháy.

B. Dùng vòi phun nước, phun vào đám cháy.

C. Dùng cát phun vào khu chợ, khu thương mại.

D. Huy động quạt để tạo gió dập đám cháy.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(1) Al là kim loại lưỡng tính.

(2) Trong phản ứng hoá học ion kim loại chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(3) Nguyên  tắc để làm  mềm  nước  cứng là  khử ion Ca2+ , Mg2+ .

(4) Dung dịch hỗn hợp NaHSO4 và NaNO3 có thể hoà tan được Cu.

Phát biểu không đúng là:

A. (1), (2), (3), (4).             B. (1), (3), (4).               C. (1), (2), (3).               D. (2), (3), (4).

Câu 8: Số liên kết  và liên kết  trong phân tử vinylaxetilen: CH C-CH=CH2 lần lượt là?

A. 7 và 2.                            B. 3 và 2.                       C. 3 và 3.                       D. 7 và 3.

Câu 9: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

100,5

118,2

249,0

141,0

 

Thứ tự tăng dần tính axit của các chất lần lượt là:

A. Z, T, Y, X.                     B. X, Y, Z, T.                 C. X, T, Z, Y.                D. Z, T, X, Y.

Câu 10: Cho các nhận xét sau :

(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.

(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.

(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.

(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.

(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.

Số nhận xét đúng là

A. 5.                                    B. 4.                               C. 3.                               D. 6.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1-C

2-D

3-B

4-D

5-C

6-B

7-C

8-D

9-A

10-C

11-C

12-A

13-B

14-B

15-A

16-A

17-D

18-A

19-C

20-C

21-C

22-A

23-B

24-D

25-D

26-D

27-D

28-B

29-C

30-B

31-B

32-A

33-C

34-D

35-B

36-A

37-D

38-A

39-B

40-D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Crom(III) hiđroxit có màu gì?

  A. Màu vàng.                   B. Màu lục xám.           C. Màu đỏ thẫm.           D. Màu trắng.

Câu 2: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Ag?

  A. Fe(NO3)2.                    B. HNO3 đặc.                C. HCl.                          D. NaOH.

Câu 3: Dung dịch của chất nào dưới đây có môi trường axit?

  A. NH4Cl.                        B. Na2CO3                    C. Na3PO4                    D. NaCl

Câu 4: Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?

  A. HCl                             B. NaCl                         C. Na2CO3                    D. NH4NO3

Câu 5: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa?

  A. KHCO3                       B. KOH                        C. NaNO3                     D. Na2SO4

Câu 6: Chất nào sau đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất?

  A. CH3COOH                 B. C6H6                        C. C2H4                        D. C2H5OH

Câu 7: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

  A. Ca                                B. Fe                             C. Na                            D. Al

Câu 8: Công thức hóa học của tristearin là

  A. (C15H31COO)3C3H5.                                         B. (C17H33COO)3C3H5

  C. (C17H31COO)3C3H5.   D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 9: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

  A. Al(NO3)3.                    B. NaHCO3.                 C. Al                             D. MgCl2.

Câu 10: Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol không có khả năng phản ứng với

  A. KCl                                                                   B. nước brom. 

  C. dung dịch KOH đặc.                                         D. kim loại K.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-B

2-B

3-A

4-C

5-D

6-D

7-A

8-D

9-B

10-A

11-C

12-A

13-A

14-C

15-C

16-B

17-D

18-B

19-D

20-A

21-C

22-B

23-D

24-C

25-C

26-D

27-A

28-B

29-B

30-A

31-D

32-B

33-A

34-C

35-A

36-B

37-C

38-D

39-C

40-D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cho các chất sau : metan, axetilen, etilen, vinylaxetilen, toluen, stiren. Số chất làm mất màu nước Brom là :

A. 6                                           B. 5                                    C. 4                                    D. 3

Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau :

(a) Cho Mg vào dung dịch FeCl2

(b) Dẫn khí CO dư qua bột CuO nóng và (c) Cho K vào dung dịch CuSO4

(d) Cho Mg vào dung dịch HCl Số phản ứng có tạo thành kim loại là :

A. 3                                           B. 4                                    C. 1                                    D. 2

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,2g glyxerol và 91,8g muối. Giá trị của m là:

A. 101                                       B. 85                                  C. 89                                  D. 93

Câu 4: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được cho ở bảng sau :

Mẫu Thử

Thuốc Thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 / OH -

Có màu tím

Z

AgNO3/NH3

Kết tủa Ag trắng sáng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là :

A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozo

B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozo

C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozo, anilin

D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozo, anilin

Câu 5: Cho các dung dịch chứa các cacbohydrat X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau

- Cho từng giọt dung dịch Brom vào X thì thu được dung dịch mất màu

- Đun nóng Y với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa Ag - Z có màu xanh tím khi nhỏ vào một vài giọt dung dịch Iod

- X, Y, Z lần lượt là :

A. Glucozo, Fructozo, Hồ tinh bột

B. Glucozo, Fructozo, Saccarozo

C. Glucozo, Saccarozo, Hồ tinh bột

D. Fructozo, Glucozo,Tinh bột

Câu 6: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được Glyxerol :

A. Tristearin                              B. Metyl fomat                  C. Metyl axetat                  D. Benzyl axetat

Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Thả 1 viên Fe vào dung dịch HCl (2) Thả 1 viên Fe vào dung dịch CuSO4 (3) Thả 1 viên Fe vào dung dịch FeCl3

(4) Nối 1 dây Cu với 1 dây Fe rồi để trong không khí ẩm (5) Đốt 1 dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2

(6) Thả 1 viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng Trong các thí nghiệm trên, trường hợp Fe không bị ăn mòn điện hóa học là :

A. (1), (3), (4), (5)                    B. (2), (3), (4), (6)             C. (2), (4), (6)                    D. (1), (3), (5)

Câu 8: Tên gọi của CH3COOC2H5 là :

A. etyl axetat                            B. metyl axetat                  C. benzyl axetat                 D. phenyl axetat

Câu 9: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit :

A. saccarozo                             B. Xenlulozo                     C. glucozo                         D. tinh bột

Câu 10: Cho 15,6g hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng kế tiếp tác dụng hoàn toàn với Na, thấy sinh ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của ancol là

A. C4H9OH, C5H11OH

C. CH3OH, C2H5OH

B. C3H7OH, C4H9OH

D. C2H5OH, C3H7OH

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1-C

2-D

3-C

4-C

5-A

6-A

7-D

8-A

9-A

10-D

11-B

12-B

13-A

14-B

15-D

16-C

17-A

18-B

19-A

20-D

21-A

22-D

23-C

24-C

25-C

26-C

27-B

28-D

29-D

30-D

31-B

32-B

33-A

34-B

35-B

36-A

37-C

38-B

39-B

40-B

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học lần 2 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nam Phù Cừ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF