OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn có đáp án

25/03/2021 2.28 MB 166 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210325/757318687984_20210325_171312.pdf?r=4937
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện Sinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN THI: SINH HỌC

Lớp 12 THPT

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một giống lúa có alen A gây bệnh vàng lùn, để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh này người ta tiến hành các bước sau:

     (1) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

     (2) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến, gieo hạt mọc thành cây.

     (3) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

     (4) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn tạo dòng thuần. Thứ tự đúng là

     A. (1) → (2) → (3) → (4)                           B. (2) → (3) → (1) → (4)

     C. (2) → (3) → (4) → (1)                           D. (1) → (3) → (2) → (4)

Câu 2. Một gen ở sinh vật nhân sơ có L= 0,255 micromet, sao mã 5 lần. Các phân tử ARN sinh ra đều cho 6 lượt riboxom trượt qua. Mỗi protein hình thành gồm 1 chuổi polypeptit. Tổng số aa tự do tham gia vào cấu trúc protein để thực hiện chức năng sinh học là:

     A. 249                     B. 7470                        C. 7500                       D. 7440

Câu 3. Bản chất của quy luật phân li theo Menđen là

     A. sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền, giảm phân diễn ra bình thường trong quá trình hình thành giao tử.

     B. sự phân li đồng đều của các nhân tố di truyền trong mỗi cặp nhân tố di truyền.

     C. thế hệ P thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn, số lượng cá thể phân tích phải đủ lớn.

     D. sự phân li đồng đều các alen của từng cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

Câu 4. Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn hai cây thuần chủng, tương phản về kiểu gen, mỗi cây chỉ trội về 1 trong 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai?

     A. Có 10 loại kiểu gen.

     B. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.    

     C. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.

     D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về 1 cặp gen.

Câu 5. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen qui định, alen trội là trội hoàn toàn.

     Biết rằng không xảy ra đột biến mới và người đàn ông II. 4 đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,2. Xác suất để IV. 10 không mang alen gây bệnh là bao nhiêu?

     A.1/3                       B. 8/15                           C. 5/11                           D.  2/3

Câu 6. Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là

    A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.          B. mất một cặp A - T.         

    C. mất một cặp G - X.                                                D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.

Câu 7. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

     (1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

     (2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.

     (3) Nếu cho các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với các cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

     (4) Màu sắc hoa là kết quả sự tương tác giữa các gen không alen.

     A. 4                         B. 3                  C. 1                             D. 2

Câu 8. Một tế bào sinh giao tử có kiểu gen \(\frac{{{\rm{ABCD}}}}{{{\rm{abcd}}}}\frac{{{\rm{EFGH}}}}{{{\rm{efgh}}}}\) tiến hành giảm phân. Giao tử tạo ra do đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể là:

A. Giao tử  ABCD EFGH                                      B. Giao tử  ABCD efg

C. Giao tử  abcd EFGH                                       D. Giao tử abcd efgh 

Câu 9. Cho phép lai P: ♀ AB/abXDXd × ♂ Ab/aBXDY, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen trội của các gen trên chiếm 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể cái mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ

A. 27%       B. 41,25%     C. 13,5%    D. 40,5%

Câu 10. Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,8AA : 0,2Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F4 của quần thể này có tần số alen A là           

     A. 1/14                    B. 1/13                         C. 12/13                      D. 13/14

Câu 11. Phát biểu nào không đúng?

     A. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi.

     B. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.

     C. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.

     D. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi.

Câu 12. Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám với gà mái cùng kiểu hình (P), thu được ở F1:

     - Giới đực: 75% chân cao, lông xám : 25% chân cao, lông vàng.

     - Giới cái: 30% chân cao, lông xám : 7,5% chân thấp, lông xám : 42,5% chân thấp, lông vàng : 20% chân cao , lông vàng.

     Biết rằng không xảy ra đột biến, tính trạng chiều cao chân do một cặp gen có hai alen (A, a) qui định. Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định phù hợp với kết quả trên?

     (1) Gen qui định chiều cao chân nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y.      (2) Ở F1, gà lông xám và gà lông vàng có tỉ lệ tương ứng là 9 : 7.

     (3) Một trong hai cặp gen qui định màu lông gà nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X.

     (4) Gà trống (P) xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

     (5) Gà trống chân cao, lông xám, thuần chủng ở F1 chiếm tỉ lệ 5%.     (6) Ở F1 có 4 kiểu gen qui định gà mái chân cao, lông vàng.

     A. 3                         B. 4                              C. 5                             D. 6

Câu 13. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì

     A. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn các alen lặn có có lợi cho bản thân sinh vật.

     B. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi.

     C. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử.       

     D. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội.

Câu 14. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbDE/dx ♀ AaBbDe/de. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử 2n + 1 với kiểu gen khác nhau?       

     A. 24                       B. 9                              C. 48                           D. 84

Câu 15. Quan điểm nào sau đây là không đúng?

     A. Lai xa tạo cơ thể lai có thể dẫn đến hình thành loài mới.     

     B. Lai xa kết hợp với đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật.

     C. Cơ chế đa bội hoá tạo dạng tứ bội hữu thụ cách li sinh sản với dạng gốc là cơ chế đẫn đến hình thành loài mới.

     D. Cơ chế tự đa bội hoá tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế đẫn đến hình thành loài mới.

Câu 16. Ở một loài thực vật, khi cho cây (P) tự thụ phấn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 46,6875% hoa đỏ, thân cao; 9,5625% hoa đỏ, thân thấp; 28,3125% hoa trắng, thân cao; 15,4375% hoa trắng, thân thấp. Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen qui định. Điều nào sau đây không đúng?

     A. Hoán vị gen hai bên với tần số f = 30%.

     B. Cây hoa đỏ, thân cao dị hợp tử ở F1 luôn chiếm tỉ lệ 43,625%.

     C. Hoán vị gen một bên với tần số f = 49%.

     D. Trong tổng số cây hoa trắng, thân thấp ở F1, cây mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 43,3198%.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐÁP ÁN

B

D

B

D

B

A

C

B

CÂU

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐÁP ÁN

A

D

C

C

C

A

D

C

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận  của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ 2

I. Phần I: trắc nghiệm

Câu 1: Khi lai phân tích cá thể có 2 tính trạng cần theo dõi được kết quả lai phân ly gồm 4 loại kiểu hình bằng nhau.có bao nhiêu kết  luận  sau đây là đúng

     (1) Hai cặp gen qui định 2 cặp tính trạng có thể nằm trên 2 locut khác nhau thuộc cùng 1 cặp NST tương đồng

     (2) Hai tính trạng di truyền liên kết  hoàn toàn

     (3) Hai cặp gen qui định 2 cặp tính trạng có thể nằm trên 2 locut khác nhau thuộc 2 cặp NST tương đồng

     (4) Cho cá thể trong phép lai phân tích tự thụ đời  lai có thể thu được 4 loại kiểu hình với 10 loại kiểu gen

     (5) Cho cá thể trong phép lai phân tích tự thụ đời  lai thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ khác 9:3:3:1

     A. 3                         B. 2                 C. 4                             D. 5

Câu 2: Một tế bào sinh tinh có kí hiệu gen AaBb  giảm phân II không hình thành thoi phân bào. Theo lý thuyết kết thúc giảm phân cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng 

     A. 1                         B. 2                   C. 3                            D. 4

Câu 3: Có bao nhiêu hiện tượng đột biến sau đây có thể làm cho số lượng NST trong tế bào bị giảm

     (1) Mất đoạn NST               (2) Thể ba nhiễm                      (3) Chuyển đoạn NST           

     (4) Thể không nhiễm              (5) Thể tam bội                       (6) Thể môt nhiễm

     A. 4                         B. 3                             C. 5                             D. 2

Câu 4: Nếu xét một tính trạng được qui định bởi một gen gồm 2 alen. Hai alen của gen đó tác động qua lại với nhau như thế nào thì quan sát kiểu hình luôn biết được kiểu gen

     (1) Trội hoàn toàn                            (2) Trội không hoàn toàn                (3) Đồng trội  

     (4) Alen gây chết là đồng trội        (5) Alen gây chết là đồng lặn

     A. 1,2,3                   B. 2,3,4                  C. 1,2,4                           D. 3,4,5

Câu 5: Ở cá chép gen qui định tính trạng màu mắt gồm 2 alen nằm trên vùng tương đồng của X và Y,A qui đinh mắt đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định mắt trắng.Thực hiện phép P lai giữa cá chép mắt đỏ với cá chép mắt trắng.Cho các kết quả sau ở F1

     (1) 100% cá con là mắt đỏ  

     (2) Trong tổng số cá cái được sinh ra có 50% là mắt đỏ  

     (3) 50% mắt đỏ:50% mắt trắng, mắt trắng toàn là cá đưc 

     (4) 50% mắt đỏ:50% mắt trắng, mắt trắng toàn là cá cái

     (5) 75% mắt đỏ: 25%mắt trắng

     Biết rằng không có đột biến xẩy ra.Theo lý thuyết có bao nhiêu kết quả lai đã cho là phù hợp với thông tin của phép lai

     A. 2                         B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 6: Xét 2 locut nằm trên 2 cặp NST thường, mỗi locut gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn .Theo lý thuyết với 2 locut trên tạo ra các kiểu gen trong loài  có  bao nhiêu phép lai cho đời con có sự phân ly kiểu hình 1:0 là:

     A. 4                         B. 6                             C. 10                           D. 20                                                                                                                                                                      

Câu 7: Ở một loài thực vật thực hiện phép lai giữa 2(P) cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ đời con (F1)thu được 4 loại kiểu hình gồm 512 cây trong đó  có 32 cây kiểu hình thân thấp, hoa trắng , cho các cây F1 có cùng kiểu hình giao phấn ngẫu nhiên.Tỉ lệ cây thân thấp, hoa trắng ở F2 là

     A. 11/18                  B. 1/16                        C. 1/9                          D. 1/81

Câu 8: Biết một gen qui định một tính trạng, phép lai giữa 2 cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 5 cặp gen cho đời con số kiểu hình tối đa:

    A. 25                                        B. 35                         C. 45                         D. 55

Câu 9: Có bao nhiêu kiểu gen sau đây cho tỉ lệ giao tử giống nhau ở cả 3 trường hợp: các gen phân li độc lập , các gen liên kết hoàn toàn, các genòaảy ra hoán vị

     1-AB/ab             2-AB/AB    3/Ab/aB    4-Ab/ab   5-AB/aB  6-aB/ab

     A. 2                                     B. 3                             C. 4                      D. 5

Câu 10: Một loài thực vật gen A -cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả vàng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F1

     A. 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ.

     B. 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ.

     C. 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ.

     D. 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ.

Câu 11: Tính trạng là kết quả của hiện tượng tương tác gen.P thuần chủng F2 xuất hiện  1 trong những tỉ lệ phân tính sau;

     (1) 9:6:1      (2) 12:3:1      (3) 9:7     (4) 13:3     (5) 9:3:3:1

     Lai phân tích F1  được tỉ lệ phân tính 3:1.kết quả này phù hợp với kiểu tương tác

     A. 1,2                  B. 3,4                   C. 1,2,4              D. 5

 Câu 12: Người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?

     A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST thường.

     B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.

     C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST giới tính.

     D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.

Câu 13: Cho các phát biểu sau về hệ thống di truyền trong tế bào.Có bao nhiêu phát biểu đúng

     (1) Có 3 hệ thống di truyền trong tế bào: Di truyền NST thường, di truyền NST giới tính, di truyền ngoài NST

     (2) Có 2 hệ thống di truyền trong tế bào:Di truyền NST và di truyền ngoài nhân

     (3)Di truyền NST đóng vai trò chính         

     (4)Tế bào là một đơn vị di truyền       

     (5)Di truyền NST giới tính  đóng vai trò chính

     A. 3                         B. 2                             C. 4                             D. 1

Câu 14: Cho các bước sau

    (1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen

    (2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen

    (3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.

     Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau

     A. (1) à (2) à (3)       B. (3) à (1) à (2)          C. (1) à (3) à (2)            D. (2) à (1) à (3)

Câu 15: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có KG XDXd không xảy ra đột biến gen nhưng xảy ra hoán vị giữa alen A và alen a. Theo lý thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

     A. AB XD, Ab XD, aB Xd, ab Xd hoặc AB Xd, Ab XD, aB Xd, ab XD

     B. AB XD, Ab Xd, aB XD, ab Xd hoặc AB Xd, Ab Xd, aB XD, ab XD

     C. AB XD, Ab Xd, aB XD, ab Xd hoặc AB Xd, Ab XD, aB Xd, ab XD

     D. AB XD, Ab XD, aB Xd, ab Xd hoặc AB Xd, Ab Xd, aB XD, ab XD

Câu 16: Điều nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của các loại ARN trong quá trình dịch mã?

     A. ARN thông tin được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.

     B. Sau khi tổng hợp xong prôtêin, mARN thường được các enzim phân hủy.

     C. ARN vận chuyển có chức năng mang axit amin tới ribôxôm, bộ ba đối mã đặc hiệu trên tARN có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với côđon tương ứng trên mARN.

     D. ARN ribôxôm kết hợp với mARN tạo nên ribôxôm, ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

A

B

C

D

C

B

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

A

B

A

A

C

C

D

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận  của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho các thông tin về đột biến sau đây:

     (1)- Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.

     (2)- Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

     (3)- Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN

     (4)- Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.

     Các thông tin nói về đột biến gen là

     A. (1) và (2)                        B. (3) và (4)                 C. (1) và (4)               D. (2) và (3)

Câu 2. Giả sử đoạn mARN sau: 5'AUGGGGGXUUXGAAAAXXUAGXAGUUU3' tham gia dịch mã tạo 1 chuỗi polypeptit thì chuỗi polypeptit đó có bao nhiêu axit amin:

     A. 6                                     B. 7                             C. 8                             D. 9

Câu 3. Gen đột biến có chiều dài không đổi, số liên kết hidro tăng 1.Đây là dạng đột biến gen nào?

     A. Mất cặp A-T                                          B. Thêm cặp A-T

     C. Thay thế cặp G-X =A-T                         D. Thay thế cặp A-T = G-X

Câu 4. Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1

     A. 96.                               B. 108.                             C. 204.                             D. 64.

Câu 5. Ở người, màu mắt nâu là trội và màu xanh là lặn. Khi 1 người đàn ông mắt nâu kết hôn với người mắt xanh và họ có con trai mắt nâu, con gái mắt xanh. Có thể kết luận chắc chắn rằng:

     A. Người đàn ông không phải là cha đẻ                                B. Người đàn ông là dị hợp tử

     C. Màu mắt liên kết với giới tính                                           D. Cả hai cha mẹ đều là đồng hợp tử

Câu 6. Nhận định nào sau đây là đúng?

     A. Bố và mẹ truyền cho con kiểu hình.

     B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.

     C. Bố và mẹ truyền cho con các alen để tạo nên kiểu gen.

     D. Mức phản ứng của các gen trong một kiểu gen là như nhau. 

Câu 7. Ở thực vật, A :thân cao, a: thân thấp, A trội hoàn toàn so với a. Xét 3 cặp P : P1 : Aa x Aa ; P2 : AA x aa ; P3 : AA x Aa. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con thu được của cả 3 cặp phép lai trên là

     A. 1 cao : 1 thấp                  B. 11 cao : 1 thấp                     C. 3 cao : 1 thấp                       D. 5 cao : 1 thấp

Câu 8. Phép lai giữa hai thứ đậu hoa trắng với nhau. F1 toàn bộ màu đỏ. Cho F1 thụ phấn ở F2 thu được 9 đỏ: 7 trắng. Nếu F1 hoa đỏ lai trở lại với 1 trong các kiểu gen hoa trắng của P thì sẽ thu được ở đời sau % hoa trắng là:

     A. 100%                             B. 75%            `           C. 50%                        D. 25%

Câu 9. Quần thể ngẫu phối với quần thể nội phối giống nhau ở đặc điểm:

     A. Tần số kiểu gen không đổi qua các thế hệ                       

     B. Tần số alen không đổi qua các thế hệ

     C. Ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ  

     D. Cấu trúc di truyền tuân theo công thức p2+2pq+q2 = 1

Câu 10. Tần số kiểu gen trong quần thể thực chất là

     A. Tỉ lệ các alen trong quần thể                                            B. Tỉ lệ các gen trong quần thể

     C. Tỉ lệ kiểu hình trong quần thể                                           D. Tỉ lệ kiểu gen trong quần thể

Câu 11. Thành phần kiểu gen của 1 quần thể là 0.49 AA : 0.42Aa: 0.09aa. Tính trần số tương đối của A, a trong quần thể:

     A. A: a = 0,3:0,7                 B. A: a = 0,7:0,3                      C. A: a = 0,6:0,4                      D. A: a = 0,8:0,2

Câu 12. Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là:

    A.18                              B. 36                               C. 30                                D. 27

Câu 13. Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?

     (1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.                

     (2) Nuôi cấy hạt phấn.

     (3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài.           

     (4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.

     A. 2.                                    B. 1.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 14. Nhà sinh học tách 1 gen từ tế bào người đính vào plasmid, cài plasmid vào vi khuẩn. Vi khuẩn tạo 1 protein tuy nhiên protein này chẳng giống gì với protein tạo trong tế bào người vì:

     A. vi khuẩn bị biến nạp                                             B. Gen không có các đầu dính

     C. Gen chứa các intron                                            D. Gen này không lấy từ thư viện gen

Câu 15. Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

     A. Bệnh tiếng khóc mèo kêu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

     B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.

     C. Bệnh máu khó đông và hội chứng Tocno

     D. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao

Câu 16. Có hai chi em gái mang nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A. Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là:

     A. IBIO   và  IAIO                        B. IAIO    và  IAIO                             C. IBIO   và    IBIO           D. IOIO   và   IAIO

Câu 17. Một cặp vợ chồng bình  thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù màu không mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào? Cho biết gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường ứng là H và M

     A. Bố XmHY, mẹ XMhXmh                                                     B. Bố XmhY, mẹ XmH hoặc XMhXmH

     C. Bố XMHYmẹ XMHxMH                                                       D. Bố xMHY; mẹ XMHXmH

Câu 18. Theo quan  niệm hiện đại, vai trò của giao phối ngẫu nhiên là:

     (1) Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

     (2) Giúp phát tán đột biến trong quần thể.

     (3) Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

     (4) Trung hòa bớt tính có hại của đột biến trong quần thể.

     (5)Làm thay đổi tần số alen của quần thể dẫn đến hình thành loài mới

     A. (1), (2), (3).                    B. (2), (3), (4).                         C. (2), (4), (5).                         D. (1), (2), (5).

Câu 19. Vì sao trong lịch sử những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước ?

     A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi

     B. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh trong quần thể, chon lọc tự nhiên không ngừng hoạt động

     C. Các đặc điểm thích nghi đa đạt được chỉ hợp lí tương đối

     D. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh xác định

Câu 20. Vì sao loài người sẽ không biến đổi thành 1 loài nào khác?

     A. Cơ thể người có cấu trúc hoàn chỉnh nhất trong giới động vật

     B. Con người có khả năng lao động cải tạo hoàn cảnh nên có thể thích nghi với mọi điều kiện địa lí sinh thái trên trái đất

     C. Do khoa học công nghệ phát triển, loài người không còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên

     D. Con người có khả năng lao động cải tạo hoàn cảnh nên có thể thích nghi với mọi điều kiện địa lí sinh thái trên trái đất và khoa học công nghệ phát triển, loài người không còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1C

2A

3D

4C

5B

6C

7B

8C

9B

10D

11B

12D

13A

14C

15B

16A

17D

18B

19B

20D

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận  của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4. ĐỀ 4

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Nhận xét nào đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

     (1) Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch gốc ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’.

     (2) Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’->3’.

     (3) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’->5’ là liên tục

còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục( gián đoạn).

     (4) Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’->5’.

     A. 1,3,4.                   B. 2,3,4.                     C. 1,2,3.               D. 1,2,4.

Câu 2:  Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 60 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể ngũ bội (5n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là       

     A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 5 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 12 và 5n = 60.

     B. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.

     C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

     D. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng
tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.

Câu 3: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được . Xử lý  bằng cônsixin, sau đó cho  giao phấn ngẫu nhiên với nhau được . Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việc xử lí hoá chất gây đột biến lên  đạt 60%. Tỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở là 

     A. 60%.                  B. 91%.                       C. 75%.                            D. 45%.

Câu 4: Ở phép lai ♂AaBbDdEe  x ♀AabbddEe ,Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở  10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở  2% số tế bào không phân li trong giảm  phân  I, giảm  phân  II  diễn ra bình thường,  các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:

     A. 0.2%.                 B. 88,2% .                   C. 2%.                         D. 11,8% .

Câu 5: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết , trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?              

    (1) AAAa x AAAa               (2) Aaaa x AAAa

    (3) Aaaa x Aaaa                   (4) Aaaa x AAaa

     A. 1                         B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 6: Cho một số phát biểu về hoán vị gen như sau:

­     (1) Tần số hoán vị có thể bằng 50%.       

     (2) Để xác định tần số hoán vị gen người ta chỉ có thể dùng phép lai phân tích.

     (3) Tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị luôn lớn hơn hoặc bằng 25%.

     (4) Tần số hoán vị bằng tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là

     A. 1.                     B. 4.                              C. 2.                             D. 3.

Câu 7: Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa hồng. Cho F1 lai phân tích, Fa thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 50% cây hoa hồng : 50% cây hoa trắng. Cho các cây Fa tạp giao với nhau , ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa đỏ. Nhận định nào sau đây đúng ?

     A. Kiểu gen của F2 phân li theo tỉ lệ ( 1 : 2 : 1)2.                    B. F2 có 16 tổ hợp nên Fa dị hợp tử hai cặp gen.

     C. Có hiện tượng tương tác giữa hai gen không alen. D. Tính trạng màu sắc hoa do một gen quy định

Câu 8: Tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen(Aa,Bb.Dd) phân ly độc lập tương tác cộng gộp, mỗi alen trội cao thêm 5cm.Lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F1 có chiều cao 130 cm . Lai F1 với cây thấp nhất thu được F2. Có mấy nhận xét không phù hợp.

  1. F2 không có cây nào 130 cm
  2. F2 cây cao 125 cm chiếm hơn 35%
  3. Cây cao nhất có chiều cao 145 cm
  4. ở F2 có 8 kiểu hình
  5. ở F2 có 50% cây cao dưới 125 cm

     A. 5                                     B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 9: Ở một loài thực vật, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho 5 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, ti lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 là:

     a) 3 đỏ : 1 vàng                    b) 5 đỏ : 3 vàng            c) 9 đò : 1 vàng                        d) 4 đỏ : 1 vàng

     e) 19 đỏ : 1 vàng .                f) 100% đỏ                   g) 17 đỏ : 3 vàng                       h) 5 đỏ : 1 vàng

     Tổ hợp đáp án đúng gồm

   A. a, c, d, e, f, g.                   B. c ,d, e, f, g, h.          C. a, b, c ,d, e, f.          D.b c ,d, e, f, h.

Câu 10: Trong số các xu hướng sau:

     (1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. 

     (2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ. 

     (3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. 

     (4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.

     (5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.  

     (6) Đa dạng về kiểu gen.

     (7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.

     Những  xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn là

     A. (2); (3); (5); (6).           B. (1); (4); (6); (7).           C. (1); (3); (5); (7).           D. (2); (3); (5); (7).

Câu 11: Tần số tương đối của alen A ở phần đực trong quần thể ban đầu là 0,6. Qua ngẫu phối quần thể đạt được trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Tần số tương đối của alen A, a ở phần cái của quần thể ban đầu là:

     A. A = 0,6 ; a = 0,4             B. A = 0,7 ; a = 0,3                 C. A = a = 0,5             D. A = 0,8 ; a = 0,2

Câu 12: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là: 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1.

Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95 ?

     A. n = 1    ;                          B. n = 2                       C. n = 3                       D. n =  4

Câu 13. Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được?

     A. Nuôi cấy hạt phấn.                                  B. Dung hợp tế bào trần.     

     C. Gây đột biến nhân tạo.                            D. Nhân bản vô tính

Câu 14: Cho các bước tạo động vật chuyển gen :

     (1) Lấy trứng ra khỏi con vật

     (2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.

     (3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm

     (4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi .

     Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là

     A. (1)à(3)à(4)à(2)                                             B. (3)à(4)à(2)à(1)

     C. (2)à(3)à(4)à(1)                                             D. (1)à(4)à(3)à(2)

Câu 15: Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (III) sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên

     A. 3/48                                B. 3/24                                    C. 5/72.                       D. 5/36.

Câu 16: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?

     A. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật

     B.  Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lý

     C. Hình thành loài mới bằng cách sinh thái thường xảy ra đối với các loại động vật ít di chuyển

     D. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm.

1C

2D

3B

4D

5C

6C

7D

8C

9A

10C

11D

12C

13B

14A

15C

16A

 

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận  của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

5. ĐỀ 5

Câu 1:

a) Đột biến điểm là gì? Số liên kết hiđrô của gen bị thay đổi như thế nào qua các dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit?

b) Nêu khái niệm thể tự đa bội và thể dị đa bội. Ý nghĩa của đột biến đa bội đối với tiến hoá và chọn giống.

Câu 2: Cho hai loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\).

            a) Nêu những điểm khác biệt (vị trí gen, đặc điểm di truyền, số loại giao tử, số lượng biến dị tổ hợp) của 2 kiểu gen nói trên.

            b) Dùng lai phân tích có thể nhận biết được 2 kiểu gen nói trên không? Biết một gen quy định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn.

Câu 3:

            Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBbDe/dE  tự thụ phấn, biết một gen quy định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định số loại giao tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai trên.

Câu 4: Sinh vật biến đổi gen là gì? Nêu các cách để tạo sinh vật biến đổi gen.

Câu 5:

            a) Ở một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, xét một gen có 2 alen A và a. Giả sử có một quần thể thuộc loài này ở thế hệ P có thành phần kiểu gen là: 0,2AA: 0,8Aa. Hãy xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.

            b) Cho một cơ thể có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\), nếu biết trong quá trình giảm phân đã có 20% số tế bào xảy ra trao đổi đoạn mang gen B với gen b dẫn tới hoán vị gen, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Xác định tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra?

Câu 6: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh (N) ở người:

Hãy cho biết:

            a) Bệnh (N) do gen trội hay gen lặn quy định, gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính? Giải thích.

            b) Xác định kiểu gen của từng cá thể trong phả hệ trên.

Câu 7:

            a) Những nhân tố tiến hóa nào có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể? Tại sao giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa?

            b) Nêu vai trò của đột biến và chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung trả lời

1

a.

- Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit

- Số liên kết hiđrô bị biến đổi:

  + Mất một cặp nuclêôtit: Số liên kết bị giảm 2 (mất cặp A-T) hoặc giảm 3 (mất cặp G-X)

  + Thêm một cặp nuclêôtit: Số liên kết tăng 2 (thêm cặp A-T) hoặc tăng 3(thêm G-X)...

  + Thay thế một cặp Nu: Số liên kết giảm 1(Thay thế G-X bằng A-T) hoặc tăng 1(thay thế A-T bằng G-X); Không đổi (Thay thế A-T bằng T-A; thay thế G-X bằng X-G)…

b. Khái niệm thể tự đa bội và dị đa bội:

- Thể tự đa bội: là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n, trong đó 3n, 5n … là đa bội lẻ; còn 4n, 6n … là đa bội chẵn………….

- Thể dị đa bội: là hiện tượng khi cả 2 bộ NST của hai (hay nhiều) loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào…………………………

*Ý nghĩa: Có thể tạo loài mới, giống mới……………………

{-- Nội dung đáp án câu 2  của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3

- Số loại giao tử: 2x2x2= 8 loại …………………………………………………

- Số loại kiểu gen: 3x3x3= 27 loại ………………………………………...........

- Số loại kiểu hình: 2x2x3= 12 loại ……………………………………………..

- Tỉ lệ kiểu hình: (3:1)(3:1)(1:2:1) …………………............................................

4

- Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình......................

- Các cách để tạo sinh vật biến đổi gen :

+ Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen..........................................

+ Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen..................................

+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen...................

{-- Nội dung đáp án câu 5 của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

- Bệnh N do gen lặn quy định vì:  Cặp vợ, chồng II2 và II3 bình thường sinh con gái bị bệnh…………………………………………………………………

- Gen gây bệnh nằm trên NST thường vì cặp vợ, chồng II2 và II3 bình thường sinh con gái bị bệnh. Nếu bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X qui định thì con gái bị bệnh có KG đồng hợp lặn (XaXa) => phải nhận Xa từ bố => bố có KG XaY => bố bị bệnh. Trái đề bài ra => Gen gây bệnh nằm trên NST thường………………

- Xác định kiểu gen:     

+ Quy ước: gen A quy định tính trạng bình thương; gen a: bệnh N

+ Người I1, I3, III1 mắc bệnh N nên có kiểu gen là aa

+ Người II1, II2, II3, II4 bình thường nhưng có bố bị bệnh nên có kiểu gen là Aa

+ Người I2, I4, III2 bình thường nên có kiểu gen là AA hoặc Aa

7

a.

- Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể: Đột biến, di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.

- Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì: không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể..............

b. Vai trò:

- Đột biến: Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa

- Chọn lọc tự nhiên: Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể -> Quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa...........................      

 
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF