OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nghĩa Hưng A có đáp án

25/03/2021 1.92 MB 313 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210325/164341266294_20210325_171318.pdf?r=4693
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nghĩa Hưng A có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT NGHĨA HƯNG A

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN THI: SINH HỌC

Lớp 12 THPT

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1.

     a. Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân thực.

     b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen có ý nghĩa gì cho sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?

Câu 2.

     Cơ sở khoa học của lai phân tử? Nêu và giải thích các ứng dụng của lai phân tử.

Câu 3.

     a. Người ta tách gen mã hóa prôtêin trực tiếp từ hệ gen trong nhân tế bào nhân thực rồi cài vào hệ gen của vi khuẩn nhờ enzim đặc hiệu, nhưng khi gen này hoạt động thì sản phẩm prôtêin thu được lại không như mong muốn. Hãy giải thích tại sao lại như vậy? Biết rằng không có đột biến xảy ra.

     b. Trong trường hợp trên để nhận được prôtêin giống như ở tế bào nhân thực đã tổng hợp thì phải làm gì?

Câu 4.

     Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng, F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 24%. Biết mỗi gen qui định một tính trạng và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn giống nhau đồng thời không có đột biến phát sinh. Xác định kiểu gen của P, F1 và tỷ lệ các loại giao tử của F1.

Câu 5.

     Ở một loài động vật ngẫu phối, xét 1 gen gồm 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tần số alen A của giới đực là 0,6 và của giới cái là 0,8.

     a. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.

     b. Sau khi đạt trạng thái cân bằng di truyền, do điều kiện sống thay đổi nên tất cả các kiểu gen đồng hợp lặn aa không có khả năng sinh sản. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phổi.

Câu 6.

     a. Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu tính sẽ bị suy giảm? Giải thích.

     b. Tại sao thực vật thường phục hồi nhanh hơn động vật sau các lần đại tuyệt chủng?

Câu 7.

     a. Hãy trình bày cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa từ loài A có bộ NST 2n = 24 và loài B có bộ NST 2n = 14.

     b. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích.

Câu 8.

     a. Ở quần xã sinh vật, trong điều kiện nào xảy ra cạnh tranh loại trừ?

     b. Sự xuất hiện các loài sinh vật ngoại lai có tác động như thế nào đến thành phần loài sinh vật ờ các loài bản địa?

Câu 9. Vi khí hậu là gì? Khi thực hành: Khảo sát vi khí hậu của một khu vực cần chuẩn bị những gì? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm ở từng khu vực.

Câu 10.

     a. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn, cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo chiều hướng như thế nào?

     b. Hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực có gây ra diễn thế sinh thái hay không? Giải thích.

ĐÁP ÁN

Câu /ý

Nội dung

1

 

l.a

a. Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân thực.

 

- Giống nhau: Đều gồm 3 vùng : vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.

- Khác nhau :

Sinh vật nhân sơ

Sinh vật nhân thực

- Vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh)

- Vì không có các intron nên gen cấu trúc ngắn.

- Vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các êxôn là các intron (gen phân mảnh).

- Vì có các intron nên gen cấu trúc dài.

 

l.b

b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen có ý nghĩa gì cho sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?

 

- Cấu trúc không phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân sơ tiết kiệm tối đa vật liệu di truyền, năng lượng và thời gian cho quá trình nhân đôi ADN và phiên mã.

- Cấu trúc phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân thực tiết kiệm vật chất di truyền: từ một gen cấu trúc quá trình cắt các intron, nối các exon sau phiên mã có thể tạo ra các phân tử mARN trưởng thành khác nhau, từ đó dịch mã ra các chuỗi polipeptit khác nhau.

2

Cơ sở khoa học của lai phân tử ? Nêu và giải thích các ứng dụng của lai phân tử.

 

- Dựa vào khả năng biến tính và hồi tính của axít nuclêic và nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitơ trong phân tử axít nucleic (ADN - ADN; ADN - ARN; ARN - ARN).

- Xác định quan hệ họ hàng giữa hai cá thể khác loài. Cách làm như sau: tách ADN của loài cần nghiên cứu sau đó làm biến tính ADN rồi lấy hai mạch đơn của hai loài cho chúng bắt cặp với nhau theo từng cặp loài. Phân tử lai sau đó được cho biến tính và xác định nhiệt độ làm biến tính của chúng.

- So sánh nhiệt độ biến tính của các phân tử lai ta có thể biết được mức độ họ hàng giữa các loài. Vì nếu nhiệt độ biến tính của phân tử lai nào cao hơn thì thành phần nuclêotit của hai phân tử đó giống nhau nhiều hơn.

- Xác định được vị trí chính xác của gen trên NST. Làm tiêu bản NST sau đó xử lí cho ADN trên NST bị tách thành hai mạch. Tiếp đến nhỏ lên tiêu bản dung dịch chứa các đoạn ADN hoặc ARN một mạch cần lai được đánh dấu phóng xạ, hoặc các chất phát quang để chúng bắt đôi với nhau. Rửa tiêu bản để loại bỏ các phân tử đánh dấu không được bắt đôi trên NST. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi để xác định dược đoạn NST nào có được đánh dấu phóng xạ hoặc phát sáng sẽ xác định chính xác vị trí của gen trên NST.

- Xác định được một gen nào đó có bao nhiêu exon và bao nhiêu intron. Cho đoạn ADN chứa gen biến tính thành hai mạch sau đó trộn phân tử mARN trưởng thành không còn intron được đánh dấu phóng xạ và cho chúng lai với ADN. Quan sát dưới kính hiển vi và xác định các đoạn bắt đôi bổ sung và những đoạn không bắt đôi (các đoạn vòng) thì sẽ xác định được số exon là các đoạn bắt đôi, số intron là số lượng các đoạn vòng.

3

 

3a

Người ta tách gen mã hóa prôtêin trực tiếp từ hệ gen trong nhân tế bào nhân thực rồi cài vào hệ gen của vi khuẩn nhờ enzim đặc hiệu, nhưng khi gen này hoạt động thì sản phẩm prôtêin thu được lại không như mong muốn. Hãy giải thích tại sao lại như vậy? Biết rằng không có đột biến xảy ra.

 

- Ở vi khuẩn, phân tử mARN sau khi được tổng hợp xong sẽ tham gia dịch mã ngay mà không cần phải sửa chữa.

- Ở sinh vật nhân thực phân tử mARN sau khi được tổng hợp xong (mARN sơ khai) không tham gia dịch mã mà phải cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon lại với nhau

tạo mARN trưởng thành rồi mới tham gia dịch mã.

- Trong tế bào vi khuẩn không có bộ máy để cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau nên tổng hợp các sản phẩm prôtein không như mong muốn.

3b

Trong trường họp trên để nhận được prôtêin giống như ở tế bào nhân thực đã tổng hợp thì phải làm gì?

 

Muuốn khắc phục hiện tượng này thì phải xử lí gen của sinh vật nhân thực: cắt bỏ các đoạn intron và nối các exon lại với nhau, sau đó mới cài vào hệ gen của vi khuẩn.

{-- Nội dung đáp án câu 4, 5  của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

 

6a

Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu tính sẽ bị suy giảm? Giải thích.

 

- Khi kích thước của quẩn thể giảm quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên dễ dàng loại bỏ một số alen ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi hay trung tính dẫn tới làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. Khi kích thước quần thể nhỏ thì các cá thể dễ dàng giao phối gần dẫn tới làm giảm tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử đẫn tới giảm độ đa dạng di truyền của quần thể.

- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên cũng làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định nên sự đa dạng di truyền của quần thể sẽ giảm, ngoại trừ trường hợp CLTN luôn duy trì những cá thể có kiểu gen dị hợp loại bỏ những cá thể có kiểu gen đồng họp tử.

6b

Tại sao thực vật thường phục hồi nhanh hơn động vật sau các lần đại tuyệt chủng?

 

- Vì thực vật có khả năng chống chịu với điều kiện cực đoan tốt hơn so với động vật.

- Khả năng này có được là do:

+ Thực vật có khả năng sống ở dạng tiềm sinh tốt hơn so với động vật, do đó chúng có thể tránh được các tác động của các điều kiện môi trường cực đoan trong một thời gian dài.

+ Thực vật có khả năng dự trữ năng lượng tốt hơn nhờ các cơ quan dự trữ như hạt, củ, thân...

+ Nhu cầu năng lượng của thực vật thường thấp hơn động vật do thực vật ít tiêu tốn năng lượng cho nâng đỡ, di chuyển và điều hòa thân nhiệt...

7

 

7a

Hãy trình bày cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa từ loài A có bộ NST 2n = 24 và loài B có bộ NST 2n = 14.

 

Cơ chế hình thành một loài mới từ loài A và loài B

- Hình thành loài mới do lai xa nhưng không đa bội hoá: Loài A (2n = 24) x Loài B (2n = 14) => Dạng lai F1 (nA + nB = 19): Dạng này bất thụ, nhưng nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng tạo nên quần thể hoặc nhóm quần thể tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái => hình thành loài mới.

- Hình thành loài mới do lai xa và đa bội hoá :Loài A (2n = 24) x Loài B (2n = 14) => Dạng lai F1 (2nA + 2nB = 38). Dạng này có khả năng sinh sản hữu tính tạo nên quần thể hoặc nhóm quần thể tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái => hình thành loài mới.

7b

Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích.

 

Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào:

- Alen bị đào thải là trội hay lặn: chọn lọc chống lại alen trội thì nhanh chóng làm thay đổi tần số của alen trong quần thể vì gen trội biểu hiện ra kiểu hỉnh ngay cả ở trạng thái dị hợp tử. Chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp.

- Áp lực của chọn lọc: Nếu áp lực chọn lọc càng lớn thì sự thay đổi tần số các alen diễn ra càng nhanh và ngược lại.

- Tốc độ sinh sản của loài. Nếu loài có tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì sự thay đổi tần số alen diễn ra nhanh và ngược lại.

- Loài đó là lưỡng bội hay đơn bội. Ở loài đơn bội tất cả các gen đều được biểu hiện ra kiểu hình nên sự đào thải các gen có hại diễn ra nhanh hơn ở các loài lưỡng bội.

8

 

8a

Ở quẩn xã sinh vật, trong điều kiện nào xảy ra cạnh tranh loại trừ?

 

Cạnh tranh loại trừ xảy ra khi có sự nhập cư của loài khác từ môi trường khác nhập cư tới, quần thể nhập cư có ổ sinh thái trùm lên ổ sinh thái của loài sống trong quần xã hoặc ngược lại loài nhập cư có ổ sinh thái nằm gọn trong ổ sinh thái của loài bản địa. Hai loài này có ổ sinh thái trùng nhau nên sẽ cạnh tranh gay gắt và loài có ổ sinh thái hẹp hơn sẽ bị loài có ổ sinh thái rộng hơn loại trừ.

- Cạnh tranh loại trừ dẫn tới tiêu diệt loài có ổ sinh thái hẹp. Nếu loài đến nhập cư có ổ sinh thái rộng hơn loài bản địa, tiềm năng sinh học cao hơn thì sẽ dẫn tới làm tiêu diệt loài bản địa, làm mất cân bằng sinh thái, gây ra diễn thế sinh thái.

8b

Sự xuất hiện các loài sinh vật ngoại lai có tác động như thế nào đến thành phần loài sinh vật ở các loài bản địa?

 

- Khi có mặt loài ngoại lai thì thường xảy ra cạnh tranh giữa loài ngoại lai với loài bản địa. Sự cạnh tranh khác loài thường có xu hướng cạnh tranh hiền hòa hoặc cạnh tranh loại trừ.

- Nếu xảy ra cạnh tranh loại trừ (Khi có ổ sinh thái trùm lên nhau) thì sẽ dẫn tới một loài bị tiêu diệt (Thông thường loài chiến thắng là loài ngoại lai).

- Nếu xảy ra cạnh tranh hiền hòa (Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau một phần) thì quá trình cạnh tranh sẽ làm phân li ổ sinh thái của mỗi loài và sự có mặt của loài ngoại lai làm tăng tính đa dạng của hệ sinh thái bản địa

9

 

 

Vi khí hậu là gì? Khi thực hành: Khảo sát vi khí hậu của một khu vực cần chuẩn bị những gì? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm ở từng khu vực.

- Vi khí hậu là tổng thể các điều kiện khí hậu ở bất kì khu vực nhỏ nào (Khí hậu trong hang, trong hốc cây, hốc đá...).

- Khi thực hành: Khảo sát vi khí hậu của một khu vực cần chuẩn bị những dụng cụ sau: Thước dâỵ (1,5 - 2,0 m); Ẩm kế và nhiệt kế cầm tay; Cọc (sào) trên 2m, một đầu nhọn để cắm xuống đất, dây để chằng buộc hoặc băng dán; sổ tay hoặc bút chì.

- Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố của khí hậu, tác động tô hợp của nhiệt-ẩm quyết định sự phân bố, đời sống của các loài và các tổ chức cao hơn như quần thể, quẩn xã sinh vật. Chính sự tác động tổ hợp của hai yếu tố nhiệt độ - lượng mưa của các vùng trên quả đất đã dẫn đến sự phân bố của các khu sinh học như đồng rêu, rừng lá rộng, rụng lá theo mùa, hoang mạc...

- Sự tác động tổ hợp của nhiệt- ẩm quyết định đến bộ mặt của một vùng địa lí xác định và do đó qui định giới hạn tồn tại của các quần xã sinh vật, trước hết đối với thảm thực vật.

10

 

10a

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn, cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo chiều hướng như thế nào?

 

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn, cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo chiều hướng:

- Tăng dần số lượng chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích, tăng dần số lượng chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ.

- Độ phức tạp của lưới thức ăn ngày càng tăng, càng có nhiều mắt xích chung (Loài đa thực).

10b

Hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực có gây ra diễn thế sinh thái hay không? Giải thich.

 

- Phú dưỡng ở các thủy vực là hiện tượng các thủy vực được bồi tụ chất lắng đọng hoặc cung cấp nhiều yếu tố khoáng. Có những trường hợp phú dưỡng cũng có thể gây ra diễn thế sinh thái.

- Khi được phú dưỡng thì vi tảo trong thủy vực phát triển mạnh. Khi vi tảo phát triển mạnh sẽ tiết ra độc tố làm chết các loài động vật như giáp xác, các loài cá. Mặt khác vi tảo phát triển mạnh phủ kín bề mặt thủy vực làm cho ôxy khó kuyếch tán từ không khí vào thủy vực nên thủy vực thiếu ôxy dẫn tới động vật bị chết. Khi số lượng loài bị chết nhiều làm biến đổi cấu trúc của quần xã thủy vực thì gây ra diễn thế sinh thái.

- Tuy nhiên các loài sống trong thủy vực thường có tiềm năng sinh học cao nên khả năng khôi phục số lượng cá thể và đưa số lượng cá thể về trạng thái cân bằng; Mặt khác ở các thủy vực thường xảy ra sự di - nhập cư nên khi có sự biến động số lượng loài thì sẽ có sự nhập cư góp phân ổn định hệ sinh thái. Chỉ khi nào không có sự nhập cư thì hiện tượng phú dướng mới gây ra diễn thế sinh thái.

 

2. ĐỀ 2

Câu 1:

     a) Trong quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi không tách nhau ra ngay mà vẫn còn dính với nhau ở tâm động có ý nghĩa gì?

     b) Một cơ thể đực của một loài có kiểu gen ABD/abd. Xét 2 tế bào của cơ thể trên giảm phân bình thường tạo giao tử, theo lí thuyết, số loại giao tử tối thiểu và tối đa tạo thành là bao nhiêu? Giải thích.

     c) Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}\frac{{{\rm{DE}}}}{{{\rm{de}}}}\) giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa mấy loại giao tử, với tỉ lệ như thế nào? Biết ở ruồi giấm đực không xảy ra trao đổi chéo (hoán vị gen).

Câu 2:

     a)  Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây có thể gây những hậu quả xấu gì?

     b) Hãy cho biết những ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3.

Câu 3:

     a) Hãy cho biết những ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

     b) Giải thích tại sao các động vật trao đổi khí bằng phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú lại cần có hệ tuần hoàn kép?

     c) Huyết áp là gì? Huyết áp biến động như thế nào trong hệ mạch?

Câu 4:

     a) Trong rừng nhiệt đới có nhiều cây thân leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của những kiểu hướng động gì?

     b) Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở động vật.

Câu 5:

     a) Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdXY. Trong quá trình phân bào, một hợp tử của loài này bị rối loạn phân li ở cặp nhiễm sắc thể Dd, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Hãy viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của 2 tế bào con.

     b) Vì sao phân tử ADN cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào nhưng vẫn xếp gọn trong nhân?

     c) Người ta tiến hành tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN từ 4 loại nuclêôtit có tỉ lệ A: U: G: X = 1: 2: 3: 4. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba có chứa 1 nuclêôtit loại A và 2 nuclêôtit loại X là bao nhiêu?

Câu 6:

     a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử?

     b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 68. Người ta phát hiện ở loài này có loại thể lệch bội chứa 69 nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế hình thành dạng lệch bội trên?

     c) Nêu ý nghĩa của đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.

Câu 7:

     a) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp nào?

     b) Người ta sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến alen A thành alen a. Khi cặp alen Aa nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho alen a ít hơn alen A là 62 nuclêôtit. Hãy xác định:

     - Dạng đột biến xảy ra với alen A?

     - Hậu quả của dạng đột biến này đối với sản phẩm prôtêin do alen a mã hóa? Biết đột biến trên xảy ra ở vùng mã hóa của gen không phân mảnh và đột biến không xảy ra ở bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung trả lời

1

a) Trong quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi không tách nhau ra ngay mà vẫn còn dính với nhau ở tâm động có ý nghĩa gì?

- Tạo điều kiện cho sự phân li đồng đều các NST về các tế bào con, giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền.

- Nếu là ở giảm phân thì còn tạo điều kiện để 2 NST trong cặp tương đồng thực hiện quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu 1 (sự tiếp hợp xảy ra giữa 2 cromatit khác nguồn trong cặp tương đồng)

b) Một cơ thể đực của một loài có kiểu gen ABD/abd. Xét hai tế bào của cơ thể trên giảm phân bình thường tạo giao tử, theo lí thuyết, số loại giao tử tối thiểu và tối đa tạo thành là bao nhiêu? Giải thích.

Xét trường hợp 1: Cơ thể trên không có trao đổi chéo (hoán vị gen)

- Số loại giao tử tối thiểu là 2 loại

- Số loại giao tử tối đa là 4 loại.

Xét trường hợp 2: Cơ thể trên có thể xảy ra trao đổi chéo (hoán vị gen)

- Nếu 2 tế bào sinh tinh không xảy ra trao đổi chéo → Số loại giao tử tối thiểu là 2 loại

- Nếu 2 tế bào sinh tinh có 2 kiểu trao đổi chéo khác nhau → Số loại giao tử tối đa là 6 loại.

(HS không giải thích mà chỉ trả lời đúng số lượng thì được 50% tổng số điểm)

c) Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{ab}}}}\frac{{{\rm{DE}}}}{{{\rm{de}}}}\)  giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa mấy loại giao tử với tỉ lệ như thế nào? Biết ở ruồi giấm đực không xảy ra trao đổi chéo (hoán vị gen).

- Số loại giao tử tối đa: 4

- Tỉ lệ giao tử: 2: 2: 1: 1

2

a)  Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây có thể gây những hậu quả xấu gì?

- Gây độc hại cho cây trồng: Khi bón quá nhiều phân đạm vào gốc thì làm tăng áp suất thẩm thấu của đất nên tế bào rễ cây có thể không hút được nước → cây bị héo.

- Gây ô nhiễm nông phẩm: Dư lượng chất khoáng trong mô thực vật quá cao sẽ gây ngộ độc, gây bệnh cho động vật và người khi ăn.

- Đối với môi trường: Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

b) Hãy cho biết những ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3.

- Không xảy ra hô hấp sáng nên năng suất quang hợp cao hơn thực vật C3

- Điểm bù CO2 thấp hơn,

- Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn.

- Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.

- Thực vật C4 có cường độ quang hợp cao hơn.

3

a) Hãy cho biết những ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

Máu từ cơ quan trao đổi khí trở về tim và được tim bơm đi, do vậy tạo ra áp lực đẩy máu đi rất lớn, tốc độ máu chảy nhanh và máu đi được xa. Điều này làm tăng hiệu quả cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.

b) Giải thích tại sao các động vật trao đổi khí bằng phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú lại cần có hệ tuần hoàn kép?

+ Phổi là nơi trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài → máu phải vận chuyển các chất khí trong các mạch qua lại giữa tim và phổi tạo vòng tuần hoàn nhỏ.

+ Ở tất cả các tế bào trong cơ thể đều phải trao đổi khí nên máu từ tim phải vận chuyển các chất khí trong hệ mạch đến các tế bào và ngược lại tạo vòng tuần hoàn lớn.

c) Huyết áp là gì? Huyết áp biến động như thế nào trong hệ mạch?

- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.

- Huyết áp biến động trong hệ mạch: Huyết áp lớn nhất ở động mạch chủ và giảm dần từ động mạch đến mao mạch qua tĩnh mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.

{-- Nội dung đáp án câu 4, 5  của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử?

- Trong cơ chế tự nhân đôi ADN: Enzim ADN polimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 3 → 5, lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc: A mạch gốc liên kết bổ sung với T môi trường, G mạch gốc liên kết bổ sung  X môi trường và ngược lại.

- Trong cơ chế phiên mã: Enzim ARN polimeraza trượt dọc trên mạch gốc của gen theo chiều 3 → 5, lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc A mạch gốc liên kết bổ sung liên kết bổ sung  U môi trường, T mạch gốc liên kết bổ sung A môi trường, G mạch gốc liên kết bổ sung X môi trường và ngược lại.

- Trong cơ chế dịch mã: Các tARN mang axit amin tới riboxom, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung tạm thời với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc: A liên kết bổ sung U, G liên kết bổ sung X và ngược lại.

b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 68. Người ta phát hiện ở loài này có loại thể lệch bội chứa 69 nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế hình thành dạng lệch bội trên?

- Trong quá trình giảm phân ở 1 bên bố (hoặc mẹ) có một cặp NST không phân ly tạo giao tử đột biến  (n + 1) = 35 NST.

- Trong thụ tinh: Giao tử đột biến (35 NST) thụ tinh với giao tử bình thường (n = 34 NST) tạo hợp tử (2n + 1 = 69), từ đó hình thành thể ba.

c) Nêu ý nghĩa của đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.

Ý nghĩa: Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. Do đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.

7

a) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp nào?

- Đột biến ở tế bào sinh dưỡng

- Đột biến giao tử nhưng giao tử không tham gia quá trình thụ tinh.

- Đột biến giao tử nhưng giao tử không có khả năng thụ tinh hoặc sức sống kém.

- Đột biến gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.

(Nếu HS trả lời được từ 3 ý trở lên thì cho 0.5 điểm, chỉ trả lời được 1 ý thì không cho điểm)

b) Người ta sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến alen A thành alen a. Khi cặp alen Aa nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho alen a ít hơn alen A là 62 nuclêôtit. Hãy xác định:

- Dạng đột biến xảy ra với alen A?

- Hậu quả của dạng đột biến này đối với sản phẩm prôtêin do alen a mã hóa? Biết đột biến trên xảy ra ở vùng mã hóa của gen không phân mảnh và đột biến không xảy ra ở bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc.

* Dạng đột biến:

- Gọi số nuclêôtit của gen A là NA, của gen a là Na.

- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen A nhân đôi 5 lần là: (25 - 1). NA = 31NA

- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen a nhân đôi 5 lần là: (25 - 1). Na = 31Na

- Theo bài ra ta có: 31NA - 31Na = 62 → NA - Na = 2

→ Gen a ít hơn gen A là 1 cặp nuclêôtit. Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit.

(HS làm cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa)

* Hậu quả

- Khi mất 1 cặp nuclêôtit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit và làm thay đổi chức năng của prôtêin.

- Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit có thể làm xuất hiện sớm mã kết thúc thì làm cho chuỗi polipeptit do alen tổng hợp ngắn lại.

 

3. ĐỀ 3

Câu 1: Nhận định sau đây đúng hay sai? Nếu sai, hãy giải thích.

a) Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là sự sinh trưởng của thân, rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

b) Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là hiện tượng xuân hóa.

c) Trong bảo quản thóc giống, người ta thường phơi khô hạt để độ ẩm bằng 6%.

d) Hệ tuần hoàn hở có ở các động vật không xương sống như tôm, châu chấu, mực ống, bạch tuộc.

Câu 2:

a) Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây trồng có thể gây ra những hậu quả gì?

b) Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, huyết áp biến đổi như thế nào trong hệ mạch?

Câu 3:

a) Phân biệt đặc điểm giải phẫu của lá thực vật C3 và lá thực vật C4.  

b) Tại sao hệ tiêu hóa của thỏ thải ra hai loại phân: màu đen và màu xanh? Thỏ thường ăn lại loại phân nào? Giải thích.

Câu 4: Để xác định sự có mặt của lipit, prôtêin và ion khoáng  có trong hạt lạc cần tiến hành thí nghiệm như thế nào?

Câu 5:

a) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp nào?

b) Hãy đề xuất phương pháp để nhận biết cây tứ bội trong số những cây lưỡng bội.

Câu 6:

a) Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân ở giới đực và giới cái như nhau. Trong đó, cặp alen Bb trên cặp nhiễm sắc thể số 1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%, cặp alen Dd trên cặp nhiễm sắc thể số 2 xảy ra hoán vị gen với tần số (f) chưa biết. Cho P: ♀\(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}\frac{{{\rm{De}}}}{{{\rm{dE}}}}\)  x ♂\(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}\frac{{{\rm{De}}}}{{{\rm{dE}}}}\) . Hãy xác định (f) trong các trường hợp sau:

+  F1 xuất hiện kiểu gen \(\frac{{{\rm{AB}}}}{{{\rm{AB}}}}\frac{{{\rm{DE}}}}{{{\rm{De}}}}\) với tỉ lệ 0,08%.

+ F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình (A - B - D - ee) là 12,6225%.

b) Từ những hiểu biết về chu kì tế bào, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và tác nhân gây đột biến số lượng nhiễm sắc thể có hiệu quả nhất. Giải thích.

Câu 7: Các quần thể ngẫu phối (P) dưới đây có ở trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec không? Giải thích.

a) 0,5 AA: 0,5 aa.                                     b) 0,2 AA: 0,4 Aa: 0,2 aa.     

c) 0,3 AA: 0,3 Aa: 0,3 aa.             d) 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09 aa.

Câu 8:

a) Vì sao điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực lại phức tạp hơn điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ?  

b) Người ta xử lí vi khuẩn E. coli bằng tác nhân đột biến sau đó nuôi cấy chúng trên môi trường không có lactôzơ. Các vi khuẩn này vẫn tổng hợp được enzim cần thiết cho sự vận chuyển và phân giải đường lactôzơ. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Câu 9:

a) Quần thể tự phối có những đặc điểm di truyền gì? Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần (trong vòng ba đời) kết hôn với nhau?

b) Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra con bị bệnh bạch tạng, tỉ lệ con bị bệnh bạch tạng chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này.

Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai vợ chồng đều bị bệnh bạch tạng lại sinh ra con bình thường. Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng trên.

Câu 10: Thế nào là phép lai thuận nghịch? Hãy cho một ví dụ minh họa trường hợp tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định có kết quả phép lai thuận - lai nghịch khác nhau.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

1

a. Sai - vì sinh trưởng sơ cấp xảy ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (thực vật Một lá mầm)..................................................................................

b. Đúng..........................................................................................................................

c. Sai – vì khi phơi khô hạt thóc với độ ẩm 6% thì hạt không có khả năng  nảy mầm..

d. Sai - vì mực ống, bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín......................................................

 

 

2

a. Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây trồng có thể gây ra hậu quả:

- Khi bón quá nhiều phân đạm vào gần gốc cây → tăng Ptt  của đất → cây không hút được nước, mất nước → cây héo………………………………………………….

- Dư lượng chất khoáng trong mô thực vật quá nhiều → gây ô nhiễm nông phẩm → gây ngộ độc cho con người và động vật sử dụng……...................................................

- Dư lượng phân bón quá cao → thay đổi tính chất lí hóa của đất→ giết chết vi sinh vật có lợi trong đất, gây rửa trôi (Gây ô nhiễm môi trường đất, nước)….…………….

b. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, huyết áp lớn nhất trong động mạch chủ và giảm dần từ động mạch chủ xuống mao mạch qua tĩnh mạch (thấp nhất ở tĩnh mạch)……..

3

a. Điểm khác biệt về giải phẫu của lá thực vật C3 và lá thực vật C4

- Lá của thực vật C3 chỉ có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu………………………

- Lá của thực vật C4 có 2 loại lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch……….

b. - Hệ tiêu hóa của thỏ thải ra hai loại phân màu đen và màu xanh, vì:

+ Phân màu xanh là phân tiêu hóa lần đầu còn xác bã thực vật và vi sinh vật đường ruột chưa được tiêu hóa.

+ Phân màu đen đã qua tiêu hóa lần thứ hai, chất dinh dưỡng đã được hấp thụ hết chỉ còn chất bã thải.

- Thỏ thường ăn loại phân màu xanh nhằm bổ sung nguồn đạm từ vi sinh vật và tiếp tục tiêu hóa để hấp thu chất dinh dưỡng…………………………………………….

 

 

 

4

Các bước tiến hành thí nghiệm:

- Loại bỏ vỏ, giã nhuyễn hạt lạc chia làm 3 phần……………………………………...

- Phần 1: Cho cồn vào → lọc lấy dịch → cho vào 2 ống nghiệm→ nhỏ nước vào một ống → xuất hiện huyền phù → Lipit…………………………………………………..

- Phần 2: Cho nước vào → lọc lấy dịch → bổ sung dung dịch CuSO4 (trong môi trường kiềm NaOH)→ dung dịch màu tím → Prôtêin………………….……………..

- Phần 3: Cho nước đun sôi 10 - 15 phút → lọc 20ml dịch → bổ sung 2ml thuốc thử amon magie → xuất hiện kết tủa trắng (NH4MgPO4)­ → ion khoáng …………

 

5

a. Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong trường hợp:

- Đột biến ở tế bào sinh dưỡng, đột biến gây chết hoặc không có khả năng sinh sản…….

- Đột biến giao tử nhưng giao tử không tham gia quá trình thụ tinh, không có khả năng thụ tinh hoặc sức sống kém………………………………………………………

b. Phương pháp nhận biết cây tứ bội trong số những cây lưỡng bội:

- Hình thái: cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt, cây lưỡng bội bình thường…………………………………………………………

- Tiêu bản NST: cây tứ bội có bộ NST 4n còn các cây lưỡng bội có bộ NST 2n……...

{-- Nội dung đáp án câu 6, 7  của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

8

a. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ vì:

- Cấu trúc phức tạp của ADN trong NST, ADN trong tế bào nhân thực có số lượng cặp nuclêôtit rất lớn.........................................................................................................

- Chỉ 1 phần nhỏ ADN mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà hoặc không hoạt động......................................................................................

 

b. Trong môi trường không có lactôzơ, các vi khuẩn E. coli vẫn tổng hợp được enzim cần thiết cho sự vận chuyển và phân giải đường lactôzơ vì:

- TH1: Gen điều hòa bị đột biến → Prôtêin ức chế bị mất hoạt tính → không gắn vào vùng vận hành (O)…………………………………………………………………….

- TH2: Vùng vận hành (O) của Opêron bị đột biến → Prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành (O)……………………………………………………………………..

9

a. - Đặc điểm di truyền  của quần thể tự phối: Tần số tương đối của các alen không đổi qua các thế hệ tự phối. Thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp, giảm dần kiểu gen dị hợp, quần thể dần dần phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau..........................................................................................

- Luật Hôn nhân và gia đình cấm không cho người có họ hàng gần (trong vòng ba đời) kết hôn với nhau vì: kết hôn trong vòng ba đời, nhiều gen lặn có hại có nhiều cơ hội trở về trạng thái đồng hợp tử nên tác động có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình. Con cháu của họ có sức sống kém, dễ mắc nhiều bệnh tật, thậm chí có thể bị chết non…→ ảnh hưởng tới chất lượng dân số…..……………………………………….

b. Hai vợ chồng đều bị bạch tạng mà sinh ra con bình thường thì có thể do:

 - TH1: Alen gây bệnh bạch tạng ở mẹ thuộc một gen khác với alen gây bệnh bạch tạng ở bố => có sự tương tác gen trong tổ hợp gen của con gây nên màu da bình thường ở người con (do tương tác gen)... ......................................................................

- TH2: Alen gây bệnh bạch tạng ở cả bố và mẹ thuộc cùng 1 gen nhưng trong quá trình phát sinh giao tử một trong hai bên bố mẹ có đột biến gen làm xuất hiện alen trội, alen này được thụ tinh tạo ra con có màu da bình thường (đột biến alen lặn thành alen trội).........................................................................................................................

10

a. Phép lai thuận nghịch là phép lai được thực hiện theo 2 hướng, nếu trong hướng thứ nhất dùng dòng này làm bố thì hướng thứ hai nó sẽ được dùng làm mẹ……………………

b. Ví dụ

 - Ruồi giấm: thân xám (A) trội hoàn toàn thân đen (a). Cánh dài (B) trội hoàn toàn cánh cụt (b); 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái với tần số f (0% < f < 50%)………………………...................................................................

- Lai thuận: P:  ♂ AB/ab  (thân xám, cánh dài) × ♀ ab/ab (thân đen, cánh cụt)

                   F1:  1 thân xám, cánh dài (AB/ab ) : 1 thân đen, cánh cụt ( ab/ab)

- Lai nghịch: P:  ♀AB/ab(thân xám, cánh dài) ×  ♂ab/ab  (thân đen, cánh cụt)

                      F1: (1-f)/2 thân xám, cánh dài (AB/ab ) : (1-f)/2thân đen, cánh cụt (ab/ab ) :

                       f/2  thân xám, cánh cụt (Ab/ab ) :  f/2 thân đen, cánh dài (aB/ab )

 

4. ĐỀ 4

Câu 1:

     Em hãy cho biết:

     a. Nguyên tắc bổ sung là gì?

     b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc di truyền?

     c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm có thể gây ra hậu quả gì?

Câu 2:

     a. Nêu các đặc trưng của ADN.

     b. Phân tử ADN mạch kép có thể bị biến tính bởi nhiệt độ, nhiệt độ mà tại đó 2 mạch của ADN tách nhau ra thành hai mạch đơn gọi là nhiệt độ biến tính (nhiệt độ nóng chảy). Các phân tử ADN mạch kép sau đây có cùng chiều dài, hãy sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN và giải thích. Biết: ADN1 có 20%A, ADN2 có 35%G, ADN3 có 15%X, ADN4 có 40%T, ADN5 có 10%T.

     c. Ở Opêron Lac, nếu đột biến điểm xảy ra ở vùng khởi động, vùng vận hành, gen cấu trúc có thể ảnh hưởng như thế nào tới quá trình phiên mã?

Câu 3:

     a. Bộ nhiễm sắc thể của các loài được đặc trưng bởi những yếu tố nào?

     b. Các cơ chế nào giúp duy trì tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua các thế hệ cơ thể?

     c. Khi quan sát tiêu bản tế bào của một con châu chấu, người ta đếm được tổng số 23 nhiễm sắc thể. Có thể rút ra kết luận gì? Mô tả cơ chế hình thành con châu chấu nói trên.                      

Câu 4:

     a. Sự trao đổi chéo giữa các crômatít xảy ra ở thời điểm nào trong quá trình phân bào? Trong giảm phân, sự trao đổi chéo có thể dẫn đến những kết quả nào?

     b. Trong các tế bào sinh dưỡng của một người đều có bộ nhiễm sắc thể 44A+XXY. Hãy nêu đặc điểm và cơ chế hình thành cơ thể nói trên.

Câu 5: Ở ruồi giấm, xét các cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}\frac{{HG}}{{hg}}\)XMXm\(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}\frac{{HG}}{{hg}}\)XMY.

     a. Theo dõi 1000 tế bào sinh dục của ruồi cái giảm phân, người ta thấy có 200 tế bào xảy ra trao đổi chéo ở cặp , các cặp khác không có sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể. Hãy xác định tần số hoán vị gen (trao đổi chéo).

     b. Quá trình giảm phân của các cơ thể trên nếu không xảy ra đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

     c. Nếu cho hai cá thể có kiểu gen nói trên lai với nhau, theo lí thuyết có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con? Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn.

Câu 6:

     Tính trạng nhóm máu ở người do 1 gen gồm 3 alen: IA, IB, IO quy định.

            Kiểu gen IAIA, IA IO quy định nhóm máu A

            Kiểu gen IBIB, IB IO quy định nhóm máu B

     Kiểu gen IAIB, quy định nhóm máu AB

     Kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O

     a. Một trẻ có nhóm máu O và một trẻ có nhóm máu A được sinh ra bởi 2 cặp vợ chồng khác nhau. Cặp vợ chồng thứ nhất người chồng nhóm máu A, vợ nhóm máu B. Cặp vợ chồng thứ hai người chồng nhóm máu O, vợ nhóm máu AB. Hãy cho biết mỗi đứa trẻ nói trên được sinh ra bởi cặp vợ chồng nào? Giải thích.

     b. Ở một cộng đồng người đang cân bằng di truyền có 49% người nhóm máu O, 32% người nhóm máu A, 15% người nhóm máu B, 4% người nhóm máu AB. Hãy xác định:

     - Tỉ lệ các loại kiểu gen của cộng đồng này.

     - Khả năng một cặp vợ chồng trong cộng đồng này đều nhóm máu A sinh được hai người con cùng nhóm máu nhưng khác nhau về giới tính.

Câu 7:

     Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Xét phép lai P: AaBbDDEe  x  AaBbDdEe, hãy xác định:

     a. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con.

     b. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội ở đời con.

     c. Tỉ lệ kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp ở đời con.

     d. Tỉ lệ kiểu gen có chứa 3 alen trội ở đời con.

Câu 8:

    Ở một loài thực vật, khi lai giữa 2 cơ thể thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng đời con F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn đời con F2 thu được tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có thể giải thích kết quả trên như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

 

Em hãy cho biết:

a. Nguyên tắc bổ sung là gì?

b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc di truyền?

c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm có thể gây ra hậu quả gì?

 

 

a. Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc kết cặp giữa các bazơ nitric(nuclêôtít). Trong đó một Purin (bazơ kích thước lớn) bổ sung với một pirimidin (bazơ kích thước nhỏ), A liên kết với T hoặc U bởi 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bởi 3 liên kết hiđrô.

b. Trong cấu trúc di truyền nguyên tắc bổ sung được thể hiện:

   - Trong cấu trúc của phân tử ADN

     + A mạch này chỉ liên kết với T mạch kia = 2 liên kết hiđrô.

     + G mạch này chỉ liên kết với X mạch kia = 3 liên kết hiđrô.

   - Trong cấu trúc của phân tử tARN, rARN 

     + A liên kết với U = 2 liên kết hiđrô.

     + G liên kết với X = 3 liên kết hiđrô.

c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm có thể gây ra hậu quả:

   - Trong cơ chế nhân đôi của phân tử ADN

     + Nếu sự bắt cặp sai xảy ra trong cấu trúc của gen thì dẫn đến đột biến gen.

     + Nếu sự bắt cặp sai xảy ra ở các trình tự nối hoặc đầu mút,... thì không gây ra đột biến gen mà chỉ làm biến đổi ADN.

   - Trong quá trình phiên mã sự bắt cặp sai giữa các nuclêôtít dẫn đến tạo ra các ARN đột biến.

   - Trong cơ chế dịch mã nếu có sự đối mã sai của các tARN và mARN thì có thể tạo ra các pôlipéptít đột biến.

2

a. Nêu các đặc trưng của ADN.

b. Phân tử ADN mạch kép có thể bị biến tính bởi nhiệt độ, nhiệt độ mà tại đó 2 mạch của ADN tách nhau ra thành hai mạch đơn gọi là nhiệt độ biến tính (nhiệt độ nóng chảy). Các phân tử ADN mạch kép sau có cùng chiều dài, hãy sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN và giải thích. Biết: ADN1 có 20%A, ADN2 có 35%G, ADN3 có 15%X, ADN4 có 40%T, ADN5 có 10%T.

c. Ở Opêron Lac, nếu đột biến điểm xảy ra ở vùng khởi động, vùng vận hành, gen cấu trúc có thể ảnh hưởng như thế nào tới quá trình phiên mã?

 

 a. Các đặc trưng của ADN.

 - Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtít.

 - Hàm lượng ADN.

 - Tỉ lệ A+T/G+X.             

 - Dạng ADN mạch thẳng hay mạch vòng, mạch đơn hay mạch kép.

 - Chỉ số ADN (trình tự lặp lại các nuclêôtít ở vùng không mã hóa)

b. - Thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN :

           ADN5 à ADN2 à ADN1 à ADN3à ADN4

- Giải thích :

   + Các phân tử ADN có cùng chiều dài à Có cùng số nuclêôtít àsố liên kết hiđrô phụ thuộc vào tỉ lệ nuclêôtít. Nếu tỉ lệ A(T) càng cao thì số liên kết hiđrô càng ít và ngược lại.

   + Phân tử ADN có càng nhiều liên kết hiđrô thì nhiệt độ biến tính càng cao và ngược lại.

   + Số liên kết H2 của các phân tử ADN trên xếp theo thứ tự giảm dần:

ADN5 à ADN2 à ADN1 à ADN3à ADN4. Vậy thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN :  ADN5 à ADN2 à ADN1 à ADN3à ADN4

c.

 - Đột biến xảy ra ở vùng (P) có thể làm tăng cường, giảm bớt hoặc làm mất khả năng phiên mã của Opêron

 - Đột biến ở vùng vận hành (O) làm prôtêin ức chế không bám được vào sẽ làm cho Opêron phiên mã liên tục ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.

 - Đột biến xảy ra ở vùng gen cấu trúc không làm ảnh hưởng đến phiên mã mà chỉ có thể ảnh hưởng đến dịch mã.

3

a. Bộ nhiễm sắc thể của các loài được đặc trưng bởi những yếu tố nào?

b. Các cơ chế nào giúp duy trì tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua các thế hệ cơ thể?

c. Khi quan sát tiêu bản tế bào của một con châu chấu, người ta đếm được tổng số 23 nhiễm sắc thể. Có thể rút ra kết luận gì? Mô tả cơ chế hình thành con châu chấu nói trên

 

  1. Bộ nhiễm sắc thể của các loài được đặc trưng bởi những yếu tố

  - Số lượng NST: Các loài khác nhau thường có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau. Ví dụ ruồi giấm 2n = 8, ruồi nhà 2n = 12, tinh tinh 2n = 48…

  - Hình thái NST: Bộ nhiễm sắc thể của các loài khác nhau bởi hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể. Ví dụ hình hạt, hình que, hình chữ V với kích thước khác nhau.

  - Cấu trúc NST: Khác nhau về thành phần gen và trình tự sắp xếp của các gen trên NST. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của bộ nhiễm sắc thể.

b. Các cơ chế nào giúp duy trì tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua các thể hệ cơ thể

  - Đối với các loài sinh sản vô tính : Cơ chế nguyên phân.

  - Đối với các loài sinh sản hữu tính : Cơ chế giảm phân + thụ tinh + nguyên phân.

c.

 - Ở châu chấu con cái có số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là 2n = 24 (cặp nhiễm sắc thể giới tính XX) trong khi con đực có số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là 23 (cặp nhiễm sắc thể giới tính XO).

 - Tiêu bản tế bào đó có thể là con châu chấu đực bình thường hoặc con châu chấu cái bị đột biến thể một nhiễm (2n – 1).

 - Cơ chế hình thành con đực

 - Cơ chế hình thành con cái 2n – 1 là do trong quá trình giảm phân ở bố hoặc mẹ đã xảy ra rối loạn phân li ở một cặp nhiễm sắc thể tạo ra giao tử thiếu một nhiễm sắc thể (n – 1), giao tử đột biến kết hợp với giao tử bình thường tạo nên thể đột biến.

4

a. Sự trao đổi chéo giữa các crômatít xảy ra ở thời điểm nào trong quá trình phân bào? Trong giảm phân, sự trao đổi chéo có thể dẫn đến những kết quả nào?

b. Trong các tế bào sinh dưỡng của một người đều có bộ nhiễm sắc thể 44A+XXY. Hãy nêu đặc điểm và cơ chế hình thành cơ thể nói trên.

 

a.

 - Sự trao đổi chéo giữa các crômatít thông thường xảy ra ở kì đầu của giảm phân I giữa 2 trong 4 crômatít khác nguồn của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.

 - Đôi khi sự trao đổi chéo có thể xảy ra ở kì đầu của nguyên phân hoặc kì sau giảm phân II.

- Nếu trao đổi chéo cân giữa các các cặp NST đồng hợp thì không ảnh hưởng gì.

- Nếu trao đổi chéo cân giữa các crômatít dẫn đến hoán vị gen.

- Nếu trao đổi chéo không cân giữa các crômatít khác nguồn trong cặp tương đồng dẫn đến đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

- Nếu trao đổi chéo giữa các crômatít của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau dẫn đến đột biến chuyển đoạn (có thể có mất đoạn).

b.

 - Người có bộ nhiễm sắc thể 44A + XXY là người mắc hội chứng claiphentơ có đặc điểm biểu hiện: giới tính nam, người gầy, thân cao không bình thường, tinh hoàn không phát triển, khó có con.

 - Cơ chế hình thành

 + Do rối loạn giảm phân I hoặc giảm phân II ở cặp nhiễm sắc thể giới tính của mẹ tạo giao tử XX, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường chứa Y của bố tạo ra thể đột biến.

 + Do rối loạn phân li trong giảm phân I của cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố tạo giao tử chứa XY, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường của mẹ tạo ra thể đột biến.

{-- Nội dung đáp án câu 5,6 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

7

Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Xét phép lai P: AaBbDDEe  x  AaBbDdEe, hãy xác định:

a. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con.

b. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội ở đời con.

c. Tỉ lệ kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp ở đời con.

d. Tỉ lệ kiểu gen có chứa 3 alen trội ở đời con.

 

Ta có:  + Aa x  Aa à TLKG 1/4AA : 1/2Aa : 1/2aa,         TLKH : 3/4A- : 1/4aa.

            + Bb x  Bb à TLKG 1/4BB : 1/2Bb : 1/2bb,         TLKH : 3/4B- : 1/4bb.

            + DD x  Dd à TLKG 1/2DD : 1/2Dd,                    TLKH : 1D-.

            + Ee x  Ee à TLKG 1/4EE : 1/2Ee : 1/2ee,           TLKH :3/4E- : 1/4ee.

a.

+ Cặp DD x Dd luôn cho đời con có kiểu hình trội nên tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội, một tính trạng lặn là: \(C_3^2 \times \frac{3}{4} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{4} = \frac{{27}}{{64}}\)

  1. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội ở đời con

+ Cặp DD x Dd luôn cho đời con có kiểu hình trội nên

 + Khả năng đời con có kiểu hình mang 3 tính trạng lặn là: 0.25x0.25x0.25=1/64

à Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội là \(1 - \frac{1}{{64}} = \frac{{63}}{{64}}\)

c. Tỉ lệ kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp là: 

 \(\left( {\frac{1}{2}{\rm{DD}} \times C_3^1 \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2}} \right) + \left( {\frac{1}{2}{\rm{Dd}} \times C_3^2 \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2}} \right) = \frac{3}{8}\).

d. Phép lai trên cho đời con có tối đa 8 alen trội trong kiểu gen nhưng trong mỗi kiểu gen luôn có ít nhất 1 alen D à tỉ lệ cơ thể có 3 alen trội là \(C_7^2 \times {\left( {\frac{1}{2}} \right)^7} = \frac{{21}}{{128}}\).

8

Ở một loài thực vật, khi lai giữa 2 cơ thể thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng đời con F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn đời con F2 thu được tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có thể giải thích kết quả trên như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa.

 

Theo đề ta có P thuần chủng khác nhau à F1 đồng nhất 1 kiểu gen dị hợp, F2 có tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng à F1 cho 2 loại giao tử.

- Trường hợp 1: Tính trạng do một cặp gen quy định, trội lặn hoàn toàn và di truyền theo qui luật phân li của MenĐen.

- Sơ đồ lai:

- Trường hợp 2: Tính trạng do 2 cặp gen quy định, nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn (Có thể tương tác bổ sung hoặc tương tác cộng gộp)

- Sơ đồ lai:

5. ĐỀ 5

Câu 1.

     a. Huyết áp là gì? Huyết áp biến đổi như thế nào trong hệ mạch? Nguyên nhân gây ra sự biến đổi đó?

     b. Trình bày các đặc trưng của sinh sản hữu tính?

Câu 2.

     Xét sự di truyền về tính trạng thuận tay ở người do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, gen A quy định tính trạng thuận tay phải, a quy định tính trạng thuận tay trái. Ở một quần thể cân bằng di truyền có 64%  người thuận tay phải. Một người người đàn ông thuận tay phải có bà nội thuận tay trái lấy một người phụ nữ thuận tay phải có bố thuận tay phải có kiểu gen đồng hợp. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh một đứa con thuận tay phải mang hai alen khác nhau trong kiểu gen là bao nhiêu? Những người khác trong phả hệ nếu không nói đến đều thuận tay phải.

Câu 3.

     Ở thực vật nếu trong quần thể giao phấn và quần thể tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện với tần số như nhau thì thể đột biến xuất hiện sớm ở quần thể nào? Giải thích?  

Câu 4.

     Vai trò của các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong quá trình phát  sinh loài người. Tại sao loài người vẫn chịu sự chi phối của các quy luật sinh học nhưng không biến đổi thành loài khác.

Câu 5.

     Trong 1 thí nghiệm, lai ruồi giấm cái cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực cánh ngắn, mắt trắng thu được F1: 100% cánh dài-mắt đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được:

     F2 ♀: 306 cánh dài – mắt đỏ : 101 cánh ngắn - mắt đỏ 

      ♂: 147 cánh dài- mắt đỏ: 152 cánh dài-mắt trắng: 50 cánh ngắn-mắt đỏ: 51 cánh ngắn mắt trắng.

           Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Giải thích kết quả thu được và viết sơ đồ lai.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

a.

- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch: Từ động mạch -> mao mạch -> Tĩnh mạch.

- Nguyên nhân: Do ma sát giữa các phân tử máu phân tử máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử với nhau khi máu chảy trong hệ mạch.

b.

- Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực và giao tử cái, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.

- Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.

- Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:

+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường luôn biến đổi.

+ Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa

Câu 2.     

a. Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa

Trong quần thể người thuận tay phải xác suất có kiểu gen dị hợp Aa là: 0,48/0,64 = 3/4

-> Người thuận tay phải xác suất có kiểu gen đồng hợp AA là : 1-3/4 = 1/4

- Xét gia đình chồng:

+ Bà nội có kiểu gen aa -> Bố có kiểu gen Aa

+ Mẹ có kiểu gen : 1/4 AA : 3/4 Aa

.-> Chồng có xác suất kiểu gen : 5/13 AA : 8/13 Aa

- Xét gia đình vợ :

+ Bố có kiểu gen : AA

+ Mẹ có kiểu gen:  1/4 AA : 3/4 Aa

-> Vợ có xác suất kiểu gen : 5/8 AA : 3/8 Aa

- Xác suất con thuận tay phải mang 2 alen khác nhau trong kiểu gen tức dị hợp ( Aa )

= 79/208       

Câu 3

- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá thể qua đó ảnh hưởng đến tần số tương đối của các alen. Nên các alen lặn chỉ tác dụng của CLTN và bị đào thải khi chúng biểu hiện ra kiểu hình.

- Các alen lặn trên NST X có nhiều cơ hội được biểu hiện ra kiểu hình hơn các alen lặn trên NST thường

-  Vì các alen lặn trên NST thường chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp lặn

- Còn gen trên X chỉ cần 1 alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của X đã biểu hiện ra kiểu hình.

- Alen lặn trên NST X dễ được biểu hiện nên chịu tác dụng của CLTN nhiều hơn, tần số alen thay đổi nhanh hơn. Alen lặn trên NST thường thì tồn tại lâu hơn trong quần thể ở trạng thái di hợp.

Câu 4

- Vai trò của nhân tố sinh học: Sự tác động của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn vượn người.

- Vai trò nhân tố xã hội: là quá trình tác động hình thành tiếng nói tư duy và khả năng lao động.

- Loài người chịu chi phối các nhân tố sinh học nhưng không biến đổi thành loài khác vì: con người thích nghi với môi trường bằng lao động cải tạo hoàn cảnh sống chứ không phải chủ yếu b.ằng các biến đổi sinh học trên cơ thể. Những biến đổi sinh học chỉ làm hoàn thiện về cấu trúc cơ thể không làm cho con người biến đổi thành loài khác

{-- Nội dung đáp án câu 5  của đề số 5  các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Nghĩa Hưng A có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF