OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Thái Thụy

13/05/2021 1.14 MB 313 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210513/96929891889_20210513_091255.pdf?r=7503
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 của trường THCS Thái Thụy có đáp án chi tiết năm 2021. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS THÁI THỤY

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4.0 điểm):

Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)

Câu 2 (6.0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:

“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

(Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng)

Câu 3 (10 điểm):

Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”

Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4 điểm)

- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. (1,0đ)

- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… (1,0đ)

- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước. (1,0đ)

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người. (0,5đ)

Câu 2 (6 điểm)

a. Yêu cầu về kỹ năng: (0,5đ)

HS viết thành bài văn biểu cảm ngắn, bố cục mạch lạc, cảm xúc trong sáng, diễn đạt lưu loát.

b. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể cảm thụ theo ý kiến chủ quan, tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (1,0đ)

- Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. (0,5đ)

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (1,0 điểm):

Trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung có đoạn:

Người ta bảo không trông

Ai cũng nhủ đừng mong

Riêng em thì em nhớ

a) Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên.

b) Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được.

Câu 2 (2,0 điểm):

Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ sau:

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Câu 3 (7,0 điểm):

Có ý kiến đã nhận xét rằng:

"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."

Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (1,0 điểm):

- Xác định từ đồng nghĩa: bảo, nhủ (0,25 đ)

- Chỉ ra nét nghĩa: bảo: nói cho biết để theo đó mà làm; nhủ: khuyên bảo người khác một điều gì đó. (0,25 đ)

- Xác định từ đồng nghĩa: trông, mong, nhớ (0,25 đ)

- Chỉ ra nét nghĩa: mong: trông ngóng, đợi chờ điều gì, việc gì đó xảy ra; trông: tương tự như mong; nhớ: nghĩ đến với tình cảm tha thiết, muốn được gặp, được thấy. (0,25 đ)

Câu 2 (2,0 điểm):

* Về mặt hình thức: (1,0 điểm) Đáp ứng yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy).

* Về mặt nội dung: (1,0 điểm)

- Nêu được cảm nghĩ về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

- Vẻ đẹp: hình thức và nhân phẩm (tròn đầy, trong trắng, son sắt) được thể hiện qua hình ảnh của chiếc bánh trôi (vừa trắng vừa tròn; tấm lòng son)

- Thân phận: nổi nên, không tự định đoạt được số phận của mình được thể hiện qua sự nổi, chìm, rắn nát của chiếc bánh trôi (Bảy nổi ba chìm, rắn nát...)

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới dây và trả lời câu hỏi:

“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.

Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. (…)

Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.”

(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)

Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (1.0 điểm) Xác định nội dung đoạn trích?

Câu 3 (2.5 điểm) Xác định và phân tích các biện pháp tu từ có trong câu văn: “Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.”

Câu 4 (2.0 điểm) Thông điệp mà tác giả muốn giử gắm trong đoạn trích là gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”

(Trích “Nhớ con sông quê hương”- Tế Hanh)

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (3 điểm).

Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Câu 2: (7 điểm).

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ. … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Câu 3 (10 điểm).

 Có ý kiến đã nhận xét rằng:

"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."

Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (3 điểm)

* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):

Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.

* Cho điểm:

Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.

* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):

- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.

- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.

- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (5 điểm): Chỉ ra những cái hay, cái đẹp và hiệu quả diễn đạt của nó được sử dụng trong đoạn thơ sau:

...Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt.

Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát,

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca....

 (Tố Hữu)

Câu 2 (5 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

 “Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:

“Yêu nhau yêu cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.

 (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)

Câu 3 (10 điểm)

Phất biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Rằm tháng riêng” của nhà thơ Hồ Chí Minh”

Ngữ văn 7- tập I

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (5 điểm):

* Yêu cầu về hình thức: Viết thành bài văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn lọc, chính xác.

* Yêu cầu về nội dung cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:

- Cái đẹp (nghệ thuật của đoạn thơ):

+ Cách gieo vần “a” (câu 1, 4) và “át” (câu 2,3) làm cho khổ thơ giàu tính nhạc điệu.

+ Đảo trật tự cú pháp và dùng câu cảm thán ở câu thơ thứ nhất đã nhấn mạnh cảm xúc ngợi ca.

+ Âm thanh tiếng hát điệu hò tạo cảm giác mênh mông khoáng đạt.

+ Cách ngắt nhịp cân đối 4/4.

+ Đoạn thơ có màu sắc chói chang của nắng, có cái bát ngát tốt tươi của rừng cọ, đồi chè, nương lúa.

+ Có đường nét sơn thuỷ hữu tình - một vẻ đẹp trong thi ca cổ - trên là núi đồi in bóng xuống dòng sông sóng vỗ với những chuyến phà ngang dọc qua sông.

- Cái hay (nội dung của đoạn thơ): Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp, rực rỡ tươi sáng về thiên nhiên đất nước; tạo cho lòng người niềm tự hào vô bờ bến về Tổ quốc tươi đẹp tràn đầy sức sống.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Thái Thụy. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF