OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Nghiêm có đáp án

28/04/2021 1.11 MB 210 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210428/5978499682_20210428_092403.pdf?r=6671
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi hk2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Nghiêm có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN NGHIÊM

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 6

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

          Câu 1: (0,5 điểm) Em hãy lựa chọn đáp án đúng (Chọn 2 đáp án)

          Hoa thụ phấn nhờ gió thường có các đặc điểm:

          A. Hoa nằm ở gốc cây, bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị ngắn.

          B. Hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài.

          C. Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu nhụy thường có lông dính.

          D. Hạt phấn ít, không có lông dính ở đầu nhụy, chỉ nhị dài.

          Câu 2: (0,25 điểm)

          Loại quả nào khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng?

          A. Quả hạch                  B. Quả khô          C. Quả mọng           D. Quả thịt

          Câu 3: (1,25 điểm) Em hãy sử dụng các cụm từ gợi ý để hoàn thiện nội dung sau: (Cụm từ gợi ý: Hạt kín; Hạt; mạch dẫn; sinh dưỡng; thực vật có hoa)

          Hạt kín là nhóm ...(1).... Chúng có một số đặc điểm chung như sau: Cơ quan ...(2)... phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,...), trong thân có ...(3)... hoàn thiện. Có hoa, quả. ...(4)... nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của các cây ...(5)..., vì nó được bảo vệ tốt hơn.

II. Tự luận (8 điểm)

          Câu 4. (2 điểm)

          Em hãy phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm qua kiểu gân lá của cây? Ngoài cách phân biệt qua kiểu gân lá còn có những dấu hiệu nào có thể nhận biết được cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm?

          Câu 5: (2 điểm)

          Thực vật có vai trò gì với động vật và con người?

          Câu 6: (2 điểm)   Bảo vệ đa dạng thực vật

          Cây gỗ dổi là một loại gỗ quý, được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như: Làm nhà, đóng đồ đạc, tủ,... Vì những vai trò rất lớn trong thực tiễn như vật nên chúng ta đã khai thác rất nhiều, những cây gỗ to trên địa bàn xã ABCDEFGHYJKLMNOPQRSTUVXY không còn nữa, chỉ còn lại một vài cây gỗ nhỏ. Tuy nhiên, như tình trạng hiện nay, chúng ta chưa có biện pháp để bảo vệ, vẫn khai thác tùy tiện loại gỗ này dẫn đến số lượng cây gỗ dổi trên địa bàn xã ABCDEFGHYJKLMNOPQRSTUVXY còn rất ít, một số thôn đã không còn câu nào. Điều đó kéo theo sự đa dạng sinh học bị giảm sút.

          Bằng kiến thức đã học, em hãy nêu cách bảo vệ đa dạng sinh học? Liên hệ với bản thân em.

          Câu 7: (2 điểm)

          Em hãy nêu cấu tạo của mốc trắng? Vì sao khi để 1 mẩu bánh mì ở trên bàn học sau vài ngày có hiện tượng mốc trắng?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

B,C

B

thực vật có hoa

sinh dưỡng

mạch dẫn

Hạt

Hạt kín

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (3 điểm). Chọn đáp án đúng nhất  (2đ)

Câu 1: Tại sao không coi nón của thông là một hoa?

   A. Nón lớn, mọc riêng thành từng chiếc.      B. Nón chưa có bầu nhụy.

   C. Nón nhỏ mọc thành từng cụm.                  D. Nón đều có trục nón, vảy, noãn.

Câu 2: Loại thực vật nào gây nên hiện tượng nước “nở hoa” ?

A. Rêu                              B. Tảo                               C. Dương xỉ D. Thông

Câu 3: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu ?

A. Mặt trên của lá già                                                B. Mặt dưới của lá già

C. Thân cây                                                                D. Rễ cây

Câu 4: Đặc điểm cấu tạo của rêu là:

A. Đã có rễ, thân, lá thật sự.                                B. Đã có mạch dẫn.

C. Chưa có thân, rễ, lá thật sự.                            D. Sống dưới nước.

Câu 5: Rêu thường sống ở:

      A. Môi trường nước.                                                      B. Nơi ẩm ướt.

      C. Nơi khô hạn.                                                              D. Môi trường không khí.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ dương xỉ tiến hóa hơn rêu ?

 A. Chứa chất diệp lục                                               B. Có thân, lá giả.

  C. Có rễ thật, có mạch dẫn                                      D. Sinh sản bằng bào tử

Câu 7: Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử?

A. Rêu                              B. Dương xỉ                      C. Hạt trần D. Tảo

Câu 8: Bộ phận nào của hoa tạo hạt?

A. Hợp tử                          B. Bầu nhuỵ                      C. Vỏ noãn D. Noãn

Câu 9: Các cây pơ mu, trắc bách diệp được xếp vào ngành hạt trần vì:

A. Có hạt nằm lộ ra trên lá noãn hở                          B. Có hoa, quả

C. Có nhiều giá trị thực tiễn                                      D. Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn

Câu 10: Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái là:

          A. Sinh sản sinh dưỡng                       B. Sinh sản hữu tính

          C. Sinh sản vô tính                             D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 11: Đặc điểm đặc trưng nhất của cây hạt trần là:

A. Lá đa dạng, có hạt nằm trong quả                                  B. Sinh sản hữu tính

C. Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn

D. Hạt nằm lộ trên lá noãn hở, chưa có hoa, chưa có quả

Câu 12: Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành:

A. Noãn.       B. Nhị hoa.                  C. Đài hoa.                  D. Bầu nhụy.

Câu 13: Hiện tượng hạt được bao bọc trong quả có ý nghĩa thích nghi là?

A. Giúp quả đẹp hơn                       B. Giúp cung cấp thức ăn cho động vật

C. Giúp các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt không bị thất thoát ra ngoài

D. Giúp hạt được bảo vệ tốt hơn, tăng cơ hội duy trì nòi giống

Câu 14: Loài cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh và thường được trồng ở bệnh viện, viện dưỡng lão?

A. Cây thông                    B. Cây sấu                        C. Cây hoa hồng D. Cây bưởi

Câu 15: Các nhóm quả và hạt nào sau đây phát tán nhờ gió:

A. Quả thông, chò, bằng lăng, trinh nữ.       B. Quả cải, chi chi, bầu, bồ công anh.

C. Quả trâm bầu, hoa sữa, chò, bồ công anh.

D. Quả phượng, trâm bầu, hoa sữa, đậu bắp.

Câu 16: Hãy chọn nội dung ở cột B phù hợp với cột A để điền vào cột trả lời (1đ).

Cơ quan (A)

Chức năng chính (B)

Trả lời

1. Lá

a. Bảo vệ và góp phần phát tán hạt

1 ……

2. Hoa

b. Bảo vệ phôi nảy mầm thành cây mới

2 ……

3. Quả

c. Chế tạo chất hữu cơ, trao đổi khí và nước

3 ……

4. Hạt

d. Sinh sản (thụ phấn, thụ tinh)

4 ……

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 2: (2 điểm) Hoa thụ phấn nhờ gió thường có những đặc điểm nào?                   

Câu 4: (2 điểm) Những điều kiện nào cần cho hạt nảy mầm?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1

2

3

4

5

6

7

8

B

B

B

C

B

C

A

D

9

10

11

12

13

14

15

 

A

B

D

D

D

A

C

 

16

1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (1,5 điểm) Hạt gồm những bộ phận nào?

Câu 2: (3.0 điểm) Thực vật hạt kín có những đặc điểm chung nào?

Câu 3: (2.0 điểm) Thực vật có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ đất và nguồn nước?

Câu 4: (3,5 điểm) Nấm có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và con người? Khi ăn phải nấm độc cần phải xử lí như thế nào?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ

- Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm

- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ

2

Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép…), trong thân có mạch dẫn phát triển.

- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả là một ưu thế của cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

- Môi trường sống đa dạng, đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Thụ phấn là gì ? Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?

Câu 2: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có mối quan hệ gì với thụ tinh? Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?

Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt trần? (Đặc điểm cấu tạo của cây Thông)

Câu 4: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

*Hoa tự thụ phấn:

- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.

- Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.

- Ví dụ: Chanh, cam .

* Hoa giao phấn:

- Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài.

- Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị – nhụy  không chín cùng 1 lúc.

- Ví dụ: Ngô, mướp.

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Có những loại quả chính nào? Trình bày đặc điểm của mỗi loại quả?

  Câu 2:  Nêu đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió?

Câu 3: Trình bày đặc điểm của vi khuẩn? Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thì phải làm thế nào?

Câu 4: Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.

* Quả khô:

- Vỏ quả khi chin: khô, cứng, mỏng.

- Chia thành 2 nhóm:

+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra.

Vd: quả cải, quả đậy Hà Lan……

+ Qủa khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.

Vd: quả thìa là, quả chò….

* Quả thịt :

- Vỏ quả khi chin: mềm, dày, chứa đầy thịt quả.

- Chia thành 2 nhóm :

+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước.

Vd: quả cam, cà chua….

+ Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong.

Vd: quả xoài, quả nhãn….

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dungBộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Nghiêm có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

ADMICRO
NONE
OFF