OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Lý Thái Tổ

12/12/2022 462.08 KB 207 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221212/859674373963_20221212_150340.pdf?r=651
ADMICRO/
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2022-2023 Trường THCS Lý Thái Tổ. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 7 CTST

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Miền Trung đang gồng sức chịu đựng trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử. Nhắc đến miền Trung, người ta không thể không nghĩ đến một dải đất hẹp, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, khi nắng chang chang, lấc mưa tầm tã, bão lũ nối nhau hoành hành. Dân nói, miền Trung không bão lũ mới là chuyện lạ nhưng mưa lụt như tháng mười năm nay thì ai cũng phải bàng hoàng, lo ngại. Những ngày vừa qua, tôi ở Quảng Trị tâm lũ, chứng kiến mưa như thác đổ xuống từ trời. Áo ào mưa. Trắng xóa mưa. Nối nhau, không dứt. Mưa dữ dội và dày đặc đến mức người đứng cách nhau dăm mét không nhìn rõ mặt.

[...] Nói bao nhiêu cũng không hết nỗi đau của dân miền Trung, của cả nước trong mùa lũ năm Canh Tý nhiều bất an và cay nghiệt này. Đại dịch Covid-19 chưa tan, thiên tai lại đè lên trĩu nặng đôi vai miền Trung, nhiều gia đình trắng tay sau bao làm lụng, chắt chiu, dành dụm. [...] Minh triết sống của dân miền Trung, của dân Việt Nam là thế. Và còn hơn thế, cải tăng xử truyền thống rất mộc mạc mà sâu sắc này "Thương ngirời như thể thương thân"...

(Trích: Miền Trung, tình người trên đỉnh lũ, www.suckhoedoisong.vn, ngày 20/10/2020)

a. Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nhắc đến miền Trung, người ta không thể không nghĩ đến điều gì? Chỉ ra một quan hệ tử có trong câu: "Mưa dữ dội và dày đặc đến mức người đứng cách nhau dăm mệt không nhìn rõ mặt” (1,0 điểm)

b. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

c. Trong thời gian qua, em đã có những việc làm cụ thể nào (ít nhất 2 hoạt động) để chung tay hướng về đồng bào miền Trung nhằm khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra? (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 4 đến 5 câu) nêu lên những việc làm cụ thể của em trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó có sử dụng một từ ghép (chú thích rõ từ ghép đó).

Câu 3: (4,0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa,

Ao sâu nước cả, khôn chài cả,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa,

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

(Ngữ văn 7, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1

a.

- Nhắc đến miền Trung, người ta không thể không nghĩ đến một dải đất hẹp, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, khi nắng chang chang, lấc mưa tầm tã, bão lũ nối nhau hoành hành.

- Quan hệ từ “và”: Mưa dữ dội và dày đặc đến mức người đứng cách nhau dăm mệt không nhìn rõ mặt.

b.

- Nội dung chính: Đoạn trích nói về những thiên tai, khó khăn mà người miền Trung gặp phải.

c.

Em tham khảo các gợi ý sau:

- Ủng hộ tiền tiết kiệm, quần áo cũ, sách vở đã học cho bạn bè học sinh vùng bão.

- Cổ vũ, động viên tinh thần cho đồng bào vùng lũ.

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (1.5 điểm)

Đọc bài thơ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(Ngữ văn 7, tập 1)

a. Hãy cho biết tên bài thơ và tác giả

b. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ.

Câu 2: (1.5 điểm)

Xếp các từ sau thành hai nhóm:

Sống – chết; cao – thấp; chẵn – lẻ; nông – sâu; già – trẻ; đen – trắng.

Câu 3: (7.0 điểm)

a. Thông điệp mà tác giả Khánh Hoài gửi gắm qua truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì?

b. Hãy phát biểu cảm nghĩ về vai trò của gia đình đối với bản thân em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a.

- Tác phẩm: Cảnh khuya

- Tác giả: Hồ Chí Minh

b. Hoàn cảnh: Được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

c.

- So sánh: Tiếng suối so sánh với tiếng hát

- Điệp ngữ: chưa ngủ

Câu 2:

- Nhóm 1: sống – chết; chẵn – lẻ;

- Nhóm 2: cao – thấp; nông – sâu; già – trẻ; đen – trắng

Câu 3:

a. Thông điệp: Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

b.

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài

* Vai trò gia đình

- Nơi ta được sinh ra, được nuôi lớn

- Nơi nhận được tình yêu thương, sự che chở của cha mẹ

- Nơi ta trở về sau những mệt mỏi của cuộc sống.

---(Để xem tiếp đáp án Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (1 điểm)

Trình bày nghệ thuật và nội dung chính của văn bản "Sông núi nước Nam" (Lí Thường kiệt) ?

Câu 2: (2 điểm)

 Em hãy so sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến)

Câu 3: (1 điểm)

Nêu định nghĩa Điệp ngữ? Lấy Ví dụ ?

Câu 4: (1 điểm)

Từ in đậm trong câu sau đúng sai như thế nào? Hãy thay từ đó bằng từ thích hợp.

" Con người phải biết lương tâm"

Câu 5: (5 điểm)

Cảm nghĩ về loài cây em yêu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

* Nghệ thuật chính:

- Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- giọng thơ dõng dạc đanh thép

* Nội dung:

- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 2:

Khác nhau:

- Trong bài “Bạn Đến Chơi nhà” của Nguyễn Khuyến:

+ Ta 1: tác giả (Nguyễn Khuyến)  Ta 2: khách (bạn)

+ Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

- Trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta với ta : đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

+ Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang. Tâm trạng buồn, cô đơn. Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.

Câu 3:

- Nêu định nghĩa điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ.

 - Ví dụ:

"Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu"

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (5 điểm):

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cà, khôn chài cả,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi

Cải chửa ra cây, cà mới nu,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

(Nguyễn Khuyến)

a. (0.5 điểm): Bài thơ "Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ nào? Kể tên một bài thơ đã học có cùng thể thơ đó.

b. (0.5 điểm): Chi ra quan hệ tử được dùng trong bài thơ trên.

c. (1.0 điểm): Em hãy so sánh cụm từ "ta với ta” trong hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà”.

d. (3.0 điểm): “Bạn đến chơi nhà" đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn. Viết đoạn văn từ 8 -10 câu biểu cảm về tình bạn đẹp được thể hiện trong bài thơ.

Câu 2 (5 điểm):

Học sinh chọn một trong hai đề:

Đề 1: Biểu cảm về vẻ đẹp bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh.

Đề 2: Biểu cảm về vẻ đẹp bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1

a.

- Bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú.

- Văn bản có cùng thể thơ: Qua đèo Ngang.

b.

- Quan hệ từ trong bài: “thời”, “với”.

c.

* Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

* Khác nhau:

- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:

+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)

+ Ta: Khách (bạn)

=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

- Trong bài qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng

- Cụm từ ta với ta:

+ Bà Huyện Thanh Quan: Biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ

+ Nguyễn Khuyến: Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy.

d.

* Mở đoạn: giới thiệu sơ lược về tình bạn của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ qua bài thơ.

* Thân đoạn:

a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở.

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.

=> Tự nhiên, mộc mạc, giản dị và chân thành.

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt và bông đùa khi bạn đến chơi.

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ

+ Ta (2): khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

* Kết đoạn: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

Câu 2:

Đề 1

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

- Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ

2. Thân bài

a. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong đêm trăng mùa xuân

- Bức tranh trong đêm trăng được diễn tả qua những nét vẽ gợi hình về thiên nhiên tạo vật.
- Tác giả đã sử dụng từ “lồng lộng” để miêu tả ánh trăng bao trùm và chiếu rọi khắp không gian, tạo nên cách cảm nhận độc đáo: “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”.

- Bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức xuân và sắc xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân cùng giao hòa, mở ra ý niệm độc đáo về niềm tin và sức sống.

b. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” thể hiện tình yêu thiên nhiên cùng niềm lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cách mạng

- “Thưởng trăng” và “bàn bạc việc quân” cùng song hành quyện hòa gợi lên mối quan hệ giữa thiên nhiên và non sông đất nước.

- Ánh trăng soi chiếu tạo nên cách cảm nhận “trăng ngân đầy thuyền”, thể hiện niềm tin tưởng, hi vọng vào chiến thắng của cách mạng.

- Con thuyền tràn ngập ánh trăng đã thể hiện chất thi sĩ và chiến sĩ trong tâm hồn nhân vật trữ tình. 

3. Kết bài

- Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

 

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. Phần Văn - Tiếng Việt (5 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(Trích “Cảnh khuya” - Hồ Chí Minh)

a. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ

b. Nêu rõ thể thơ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên.

c. Tim, phân loại và phân tích rõ tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu hai của bài thơ (trình bày thành những câu văn liên tiếp).

2. Hãy điền các cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để hoàn thiện các thành ngữ sau:

a. Bước ..... bước.....

b. Mưa ... gió ....

Đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm được.

II. Phần Tập làm văn (5 điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Loài cây em yêu.

Đề 2: Cảm nghĩ về một người thân yêu của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN I

Câu 1

a.

- Chép thơ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của kháng chiến chống Pháp.

c.

- Điệp ngữ: “lồng” thuộc loại điệp ngữ cách quãng.

- Tác dụng: điệp ngữ “lồng” giúp câu thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm và nhấn mạnh vẻ đẹp huyền ảo, hòa quyện của thiên nhiên vào đêm trăng.

Câu 2.

- Điền từ:

a. Bước thấp bước cao.

b. Mưa to gió lớn.

- Đặt câu:

a. Em đi đâu mà vội vàng bước thấp bước cao thế?

b. Hôm đó ngoài trời lạnh tanh, lại mưa to gió lớn, những người bán hàng rong không biết có nơi nào trú ẩn hay không?

PHẦN II

Đề 1

1. Mở bài:

Giới thiệu về loài cây em yêu.

2. Thân bài:

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

+ Em thích màu của lá cây,…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Đề 2

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

- Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

- Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm 2022-2023 Trường THCS Lý Thái Tổ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF