OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Huệ

02/12/2021 1.08 MB 4656 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211202/568859994509_20211202_164458.pdf?r=5124
ADMICRO/
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Huệ. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh.      

B. Hoài Thanh.

C. Phạm Văn Đồng.      

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút      

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí      

D. Kí sự

Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm      

B. Tự sự

C. Nghị luận      

D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người

B. Tình yêu lao động của con người

C. Do lực lượng thần thánh tạo ra

D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện      

B. Luận cứ

C. Các kiểu lập luận      

D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?

A. Tranh luận      

B. Ngợi ca

C. So sánh      

D. Phê phán

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường

B. Biên bản đại hội Chi đội

C. Thuyết minh cho một bộ phim

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 – 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.

B. Tôi bị ngã

C. Con chó cắn con mèo

D. Nam bị cô giáo phê bình

II. Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?

Câu 2: (1 điểm) Xác định cụm C – V trong các câu sau:

a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

Câu 3: (5 điểm)

Đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

1. A

2. B

3. C

4. D

5. A

6. B

7. C

8. D

II. Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

- Giá trị nội dung văn bản "Sống chết mặc bay"

+ Giá trị hiện thực: Đối lập gay gắt cuộc sống của dân với cuộc sống sa hoa của bọn quan lại (1 điểm)

+ Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với người dân nghèo và sự căm phẫn trước thái độ của bọn quan vô lại.

- Giá trị nghệ thuật: ngôn ngữ xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tương phản, tăng cấp được sử dụng tinh tế. (1 điểm)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu.........thì............

Tuy.........nhưng.........

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6,0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a.

- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)

- Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.

- Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)

- Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)

b.

- Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)

- Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)

Câu 2:

a. Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)

b.

* Nghệ thuật: (0,5đ)

- Từ ngữ giản dị, tinh luyện.

- Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

* Nội dung:

- Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)

Câu 3:

* Mở bài: (1,0đ)

- Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ

- Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

* Thân bài:

- Phát biểu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở Việt Bắc:

  • Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)
  • Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)

+ Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

  • Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)
  • Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ)

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi :

“Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

(Theo Ngữ văn 7, tập 1)

1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? (0,5 điểm)

2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? (0,5 điểm)

3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)

4. Xác định một thành ngữ có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)

5. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

“Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.” (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân qua bài ca dao trên.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn,...)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

2. Nội dung chính: số phận người nông dân trong xã hội phong kiến (tùy theo cách trình bày của học sinh, thấy phù hợp và đúng thì cho điểm)   

3. Từ láy: lận đận  

4. Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh   

5. Ẩn dụ: thân cò ( học sinh nêu được tên ẩn dụ đạt điểm tối đa) 0,5

- Phép đối: lên-xuống ( học sinh nêu được tên phép đối đạtđiểm tối đa)

II. LÀM VĂN      

Câu 1.

Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận người nông dân qua bài ca dao trên.      

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.     

b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm: Cảm nghĩ về thân phận người nông dân.       

c. Nêu được các ý cơ bản:         

- Thân phận cơ cực, vất vả, lận đận- Cuộc sống bấp bênh,nghèo khổ-Hoặc trong xã hội phong kiến thân phận người nông dân nhỏ bé,khó tìm được cái ăn, bị áp bức, chịu nhiều bất công.          

Câu 2.

Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn,…)         

a. Đảm bảo cấu trúc biểu cảm (kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả)     

- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.         

b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm      

- Cảm nghĩ về một người thân của em ( Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn,…)          

c. Triển khai được những ý cơ bản sau:

- Xác định được đối tượng biểu cảm

---(Để xem đáp án chi tiết phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm).

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Ngữ văn 7, tập 1, tr150, NXB GD Việt Nam, 2019)

Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm). Đặt trong hoàn cảnh ra đời, từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta?

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên.

Câu 4 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên?

Câu 5 (1,0 điểm). Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm).

Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU 

Câu 1.

- Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 

Câu 2.

Từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta.      

Câu 3.

Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên:

- Điệp ngữ: vì

- Tác dụng: Khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn về mục đích cao cả của cuộc chiến đấu: Cháu chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ.

Câu 4.

Nhận xét về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ:

- Đó là tình yêu rộng lớn, cao cả, sâu sắc.

- Tình yêu Tổ quốc là tình cảm rộng lớn, thiêng liêng, bao trùm và chi phối các tình cảm bình dị, thân thuộc. Và tình cảm trân trọng những gì thân thuộc làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc.          

Câu 5.

Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước?

- Nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước là thiêng liêng.

- Học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích góp phần xây dựng gia đình, quê hương đất nước giàu mạnh.

- Tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương.

-Tuyên truyền cho bạn bè trong và ngoài nước hiểu biết về quê hương đất nước Việt Nam xinh đẹp.   

II. TẬP LÀM VĂN

Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em.  

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm:

- Mở bài: giới thiệu được đối tượng biểu cảm

- Thân bài: triển khai bộc lộ cảm xúc do đối tượng gợi lên

- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho đối tượng.    

b. Xác định đúng đối tượng:

Mùa xuân trên quê hương.

c. Triển khai phát biểu cảm nghĩ.

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp.       

* Mở bài

- Giới thiệu về mùa xuân.

- Ấn tượng chung nhất của em về mùa xuân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. Phần đọc – hiểu: (3đ)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.

Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi .

(“Cuộc chia tay của những con búp bê” –Khánh Hoài)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?  (1đ)

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.(1đ)

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau:

“Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ”(1đ)

Phần II: Tập làm văn (7đ)

Câu 1: (2đ) Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện niềm vui của mình khi  được sống trong tình yêu thương của gia đình.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Huệ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF