Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi Học kì 1 lớp 10 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Lạc Long Quân. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo.
TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN |
ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 CTST NĂM HỌC 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
1. ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Yêu đi
“Yêu đi nhé, nếu không sẽ là muộn
Thời gian trói chẳng đợi một ai đâu
Như mây bay, gió thoảng, nước qua cầu
Ngày sẽ hết khi mặt trời giã biệt
Hãy yêu mình và yêu đời tha thiết
Yêu cỏ cây, hoa lá, chim muông
Yêu con sâu, cánh bướm, chuồn chuồn
Yêu giọt nắng ban mai, yêu cơn mưa chiều cuối phố
Yêu tiếng khóc, yêu nỗi buồn nhăn nhó
Yêu nụ cười, hạnh phúc đến đam mê
Yêu phồn hoa phố thị, miền quê
Yêu trẻ nhỏ, yêu cụ già tóc bạc
Yêu giọng nói, yêu lời ca tiếng hát
Yêu câu thơ, trang sách tuổi học đường
Yêu tóc dài, tóc ngắn cũng yêu luôn
Yêu chiếc nón ngày hè, yêu chiếc khăn mùa lạnh
Yêu kẻ giàu sang, yêu những mảnh đời bất hạnh
Yêu bậc tri thức, yêu người ít học dại khờ
Yêu sum vầy, yêu chia cách bơ vơ
Yêu tất cả vì kiếp người ngắn lắm!
Đừng gieo rắc chi thêm hận thù rối rắm
Hãy bao dung yêu hết thảy muôn loài
Yêu hôm nay và yêu cả ngày mai
Yêu, yêu nữa, đến ngàn sau, yêu mãi!”
Hàn Long Ẩn
Câu 1 (0.25 đ) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2 (0.75 đ) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của điệp từ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 3 (0.5 đ) Theo tác giả, vì sao chúng ta cần phải “yêu” một cách chân thành như thế?
Câu 4 (1.5 đ) Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu), nêu cảm nhận của bản thân về khổ thơ cuối cùng.
II. PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về “hương vị của tình yêu cuộc sống” trong đời mỗi con người.
Câu 2 (5.0 điểm):
Từ những hiểu biết của bản thân về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, anh/chị cảm nhận như thế nào về việc Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch?
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ
Cách giải:
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Điệp từ “yêu”
Tác dụng:
+Tạo giọng điệu nhịp nhàng, tha thiết cho bài thơ
+Khẳng định tình yêu chính là lẽ sống của cuộc đời
Câu 3:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Chúng ta cần phải “yêu” một cách chân thành như thế vì:
+Thời gian chẳng chờ đợi ai, nó qua nhanh
+Tình yêu có thể giúp xóa đi hận thù, mở rộng tấm lòng bao dung
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Gợi ý:
- Đoạn thơ cuối là đoạn thơ kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ
- Bằng việc sự dụng điệp từ “yêu” tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của tình yêu trong cuộc sống…
-Thời gian là vô tận nhưng đời người hữu hạn, hãy cho đi tình yêu thương chứ không phải là sự hận thù
- Cho đi có nghĩa là còn mãi mãi và cũng chỉ có tình yêu mới có thể gắn kết con người
- Tình yêu sẽ luôn tồn tại vĩnh hằng, bất biến
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
Cách giải:
Giới thiệu vấn đề
Giải thích vấn đề
- Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Tình yêu thương là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm - "mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác". Nó cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác, chính bản thân mình hoặc các con vật.
- Tình yêu trong cuộc sống mang nhiều hương vị khác nhau.
Phân tích, bàn luận vấn đề
- Vai trò của tình yêu:
+ Làm cho con người trở nên gần gũi nhau hơn, biết cảm thông và chia sẻ nhiều hơn
+ Khi mối quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp sẽ xây dựng một xã hội tốt đẹp
- Hương vị của tình yêu trong cuộc sống:
+ Khi ta còn bé, gắn bó với gia đình, hương vị tình yêu lúc đó có lẽ là mùi cơm nóng thơm nức, là sự ngọt ngào của chiếc bánh chia đôi với anh chị em…
+ Khi lớn lên, bước ra ngoài xã hội, hương vị của tình yêu đa dạng hơn nhiều. Đó có thể là nỗi nhớ nhà da diết, là hạnh phúc khi được người bạn tặng một que kem, là sự giúp đỡ của một người không quen nào đó khi vô tình bị hỏng xe trên đường…
+ Riêng với tình yêu đối lứa, hương vị đó có thể là sự pha trộn của nhiều cung bậc cảm xúc. Là sự ngọt ngào, hạnh phúc khi yêu và được yêu, là chút giận hờn, ghen tuông, … và cũng có thể là việc buồn rầu khi bị cự tuyệt hay tổn thương…
+ Cho dù là hương vị nào cũng cho ta những trải nghiệm đắt giá để từ đó ta tìm ra được điều gì là quan trọng nhất với mình và cách để cho đi hay nhận về yêu thương đúng nghĩa. Tình yêu cũng là một hành trình thức tỉnh…
- Phê phán những người không biết yêu thương, vô cảm…
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Giới thiệu tác phẩm
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về Âu Lạc và An Dương Vương của kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta.
- Đây là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo tái hiện một giai đoạn đầy biến động của nhà nước Âu Lạc buổi sơ khai, thuật lại khá trọn vẹn cuộc đời An Dương Vương từ khi lên ngôi cho đến lúc để mất nước.
Cảm nhận về việc Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch
Giới thiệu nhân vật Mị Châu: Mị Châu là con gái An Dương Vương, sau này lấy Trọng Thủy – con trai Triệu Đà.
Nguyên nhân dẫn đến việc Mị Châu bị kết tội:
- Triệu Đà, vua phương Bắc có âm mưu đánh chiếm Âu Lạc nên sau nhiều phen thua dưới nỏ thần của An Dương Vương, hắn đã cho con trai Triệu Đà sang cầu thân. Đây chẳng qua là kế hoãn binh nhằm thực hiện tiếp âm mưu tái chiếm.
- An Dương Vương lại cho Trọng Thủy ở rể. Đó là sự mất cảnh giác trầm trọng hơn, tạo cơ hội thuận lợi cho gián điệp đội lốt chú rể xâm nhập sâu hơn để khám phá bí mật quốc gia, bí mật bố phòng quân sự và bí mật về vũ khí Âu Lạc.
- Mị Châu nhẹ dạ, cả tin, nể tình vợ chồng, cho Trọng Thủy xem nỏ thần, vô tình tiếp tay cho âm mưu của cha con Triệu Đà có điều kiện thực hiện sớm.
- Triệu Đà chiếm được nỏ thần, chuyện gì đến đã đến.
=> Sự chủ quan, mất cảnh giác và ỷ lại vào vũ khí, coi thường giặc của An Dương Vương đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp của mình và đưa Âu Lạc đến diệt vong => nước mất nhà tan.
Phân tích lời kết tội của Rùa Vàng, vua cha chém đầu nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch?
- Lời kết tội của Rùa Vàng chính là lời kết tội của công lí, của nhân dân trước hành động vô tình phản quốc của Mị Châu. Đó là bài học xương máu về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, mối quan hệ giữa gia đình và Tổ quốc.
- Thanh gươm đáng ra phải dùng để chém kẻ thù thì nay An Dương Vương phải dùng để chém chính khúc ruột của mình.
- Hành động “tuốt kiếm chém Mị Châu” là hành động quyết liệt và dứt khoát của An Dương Vương đứng về phía công lí và quyền lợi của dân tộc để trừng trị kẻ đắc tội với non sông, dù sự đắc tội đó là vô tình hay hữu ý.
=> Sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua cũng chính là bài học cho muôn đời.
- Tuy nhiên, Mị Châu cũng chỉ là nạn nhân của bi kịch tình yêu:
+ Mị Châu là nàng công chúa ngây thơ, trong trắng sống trong sự thương yêu, cưng chiều của đức vua giữa không khí hào hùng và thanh bình của đất nước.
+ Nàng là người vợ thực sự yêu thương chồng nhưng không hề biết âm mưu của Trọng Thủy
+ Những ngày sống bên Mị Châu, Trọng Thủy vừa muốn đạt được âm mưu của mình và vừa muốn có được tình yêu của Mị Châu nhưng tận cùng của con đường rắc trắng lông ngỗng là cái chết của tình yêu
->Tác giả dân gian muốn phê phán chiến tranh phi nghĩa
- Tác giả dân gian xây dựng chi tiết Mị Châu nhảy xuống biển thành ngọc minh châu trong lòng trai sò, lấy nước giếng nơi Trọng Thủy tự tử mà rửa ngọc càng sáng thêm là sự minh chứng cho lòng dạ Mị Châu trong trắng, vô tình mắc tội => thái độ cảm thông, thương xót của nhân dân với nàng.
- Hình ảnh ngọc trai – giếng nước mang ý nghĩa biểu tượng:
+ Mối tình mang đầy bi kịch
+ Sự nhẹ dạ, cả tin, sự thờ ơ với vận mệnh quốc gia dân tộc phải trả bằng sinh mạng
+ Phải lấy cái chết của kẻ thù mới rửa nổi “nhục thù”
=>Bài học đắt giá cho thế hệ sau
2. ĐỀ SỐ 2
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học:
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
- Có người thường chú tâm đén những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo http://gacsach.com)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? (0.5 điểm)
Câu 2: Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vệt đen” tượng trưng cho điều gì? (0.5 điểm)
Câu 3: Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? (0.5 điểm). Dựa vào nội dung đó hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác?
Câu 4: Theo anh/chị việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ.” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào? (1.0 điểm).
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.”
Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của người tráng sĩ đời Trần qua bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
(Phiên âm)
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
(Dịch thơ)
“Múa giáo giang sơn trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.”
---HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, nghị luận
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.
Câu 3:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.
- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…
Lưu ý: HS có thể có những cách trả lời khác nhưng nếu đúng ý, phù hợp vẫn cho điểm tối đa.
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.
II.LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
Cách giải
Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức của một đoạn văn và đảm bảo dung lượng 15 đến 20 câu, tránh viết quá ngắn hoặc quá dài so với quy định
---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy---
khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.
3. ĐẾ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“Thật vậy, Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc từng viết “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách dường như đã dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoạt Smart và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát..... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1: Đặt nhan đề cho văn bản trên? (0.5 điểm)
Câu 2: Nội dung của văn bản là gì? (0.5 điểm)
Câu 3: Phát hiện và sửa lỗi sai trong câu: “Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc than thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus...” (1.0 điểm)
Câu 4: Theo anh/chị đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách) (1.0 điểm)
II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.
Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
(Nhàn, Trang 129, Ngữ Văn 10, Tập 1, NXB GD 2006)
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp: Đọc, tìm ý
Cách giải:
- Nhan đề: vai trò của sách trong cuộc sống
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Thực trạng văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay và sự khẳng định vai trò không thể thiếu của việc đọcsách trong cuộc sống.
Câu 3:
Phương pháp: Phân tích, lí giải
Cách giải:
- Từ sai “tha thẩn”
- Sửa lại:
“Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc thơ thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus...”
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải: HS lựa chọn tác dụng và lý giải sự lựa chọn sao cho phù hợp, thuyết phục
Gợi ý:
- Đọc sách là để nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động.
II.LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, giải thích, bình luận
Cách giải:
Giải thích:
+ “Sách tốt”: Là sách có nội dung tích cực, có tác dụng cung cấp cho ta những tri thức về mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách…
+ “Bạn hiền”: Là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những buồn vui, giúp ta vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên trong học tập, cuộc sống.
Bàn luận:
+ Sách tốt là người bạn đồng hành với ta trên con đường học tập, trau dồi tri thức để làm chủ cuộc sống của mình. “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”.
+ Sách tốt là người bạn giúp ta biết phân biệt xấu – tốt, đúng – sai; dạy ta biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp, biết căm giận, lên án cái xấu, cái ác, biết sẻ chia, cảm thông, biết trọng nghĩa tình
+ Sách tốt là người bạn nâng đỡ tâm hồn ta những lúc ta buồn.
+ Sách tốt khơi gợi cho ta những ước mơ, những hoài bão đẹp.
Bài học nhận thức và hành động:
+ Biết trân trọng sách tốt và việc đọcsách.
+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc.sách và chọn sách ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy---
4. ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU
Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:
- Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.
Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42)
Câu 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
Câu 2: Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra "Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.” có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1.
- Trạng ngữ: Năm 1920.
- Chủ ngữ: cậu bé 11 tuổi nọ.
- Vị ngữ: lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
Câu 2.
Ý nghĩa:
- Thứ nhất: Người bố muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố.
- Thứ 2: Đây như một bài học của người bố dành cho con trai "có vay, có trả".
- Thứ 3: Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho bố.
---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy---.
5. ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
(Ca dao)
Câu 1. Khái quát nội dung của bài ca dao?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt trong bài ca dao trên?
Câu 3. Xác định các biện pháp tu từ trong bài ca dao. Nêu hiệu quả diễn đạt của chúng?
Câu 4. Từ nội dung bài ca dao trên, anh/chị có liên hệ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 3 - 5 dòng)
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Em hãy tưởng tượng mình là An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy để kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Nội dung bài ca dao: Bài ca nói về thân phận lệ thuộc, bị động, không được tự quyết định cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời qua đó, tác giả dân gian cũng bày tỏ lòng thương cảm, xót xa với người phụ nữ.
Câu 2:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã được học.
Cách giải:
- Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh “Thân em như tấm lụa đào”
- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ.
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
Cách giải:
Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân. Gợi ý:
- Người phụ nữ trong xã hội hiện đại đã được nhìn nhận một cách công bằng hơn.
- Người phụ nữ được đi học, được nắm quyền hành trong xã hội và đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội.
- Tuy nhiên, ở một vài góc tối vẫn xảy ra tình trạng bạo hành với phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại đâu đó
II. PHẦN TỰ LUẬN
Phương pháp:
- Phân tích (phân tích yêu cầu của đề…)
- Sử dụng kĩ năng xây dựng một văn bản tự sự.
Cách giải:
Yêu cầu về kỹ năng:
+ Biết cách làm bài văn tự sự, có sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng.
+ Bài văn có đủ ba phần: Mở bài (phần mở đầu) – thân bài (Phần nội dung) – kết luận (Kết thúc truyện)
+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
Yêu cầu về nội dung:
Học sinh dùng lời văn của mình kể lại câu chuyện, ngôi kể ở đây là ngôi thứ nhất – tự xưng An Dương Vương, kể chuyện một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng nội dung câu chuyện phải đảm bảo trung thành với tác giả dân gian.
Cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay)
Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện.
+ An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.
+ Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành được xây xong.
+ Rùa vàng cho An Dương vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.
+ Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương Vương nhờ có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, rút quân về nước.
+ Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.
+ Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần (Tráo đổi lẫy nỏ làm từ móng thần Kim Quy thành lẫy giả).
+ Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam
Kết bài: Kết thúc câu chuyện.
+ Trọng Thủy lần theo dấu lông ngỗng đuổi theo.
+ An Dương Vương chém đầu Mị Châu và theo Rùa Vàng xuống biển.
+ Trọng Thủy đem xác Mị Châu về an táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Trọng Thủy lao đầu xuống giếng mà chết.
---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Lạc Long Quân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024523 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024172 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024247 - Xem thêm