OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDKT & PL 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Phan Văn Trị

30/12/2022 1.04 MB 206 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221230/613232697788_20221230_154641.pdf?r=4004
ADMICRO/
Banner-Video

Một trong những thi quan trọng với các em học sinh Lớp 10 là kì thi Học kì 1. Để chuẩn bị ôn tập thật tốt, HOC247 mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Phan Văn Trị dưới đây. Mỗi đề thi kèm đáp án chi tiết sẽ giúp các em đối chiếu kết quả dễ dàng. Chúc các em học tập tốt và đạt được kết quả cao trong kì thi này nhé!

 

 
 

 TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: GDKT & PL 10 KNTT

Thời gian làm bài: 45 phút

1. Đề thi số 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Mỗi hoạt động kinh tế có vai trò khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau, đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng:

A. vận động và phát triển.

B. trì trệ và tụt hậu.

C. vận động theo chiều đi xuống.

D. vận động theo chiều ngang.

Câu 2. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của:

A. người tiêu dùng.

B. các quy luật kinh tế.

C. người sản xuất.

D. quan hệ cung - cầu.

Câu 3. Phương án nào dưới đây không thuộc quy luật kinh tế?

A. Quy luật tiền tệ.

B. Quy luật cạnh tranh.

C. Quy luật cung - cầu.

D. Quy luật giá trị.

Câu 4. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là:

A. thị trường.

B. doanh nghiệp.

C. bất động sản.

D. kinh tế.

Câu 5. Giá trị của hàng hóa được đo bằng:

A. nhu cầu sử dụng.

B. giá cả.

C. giá trị sử dụng.

D. mức độ tiêu dùng.

Câu 6. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 7. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

B. Thu lợi nhuận.

C. Phát triển kinh tế nhà nước.

D. Cung ứng hàng hóa.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, công dân đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên được phép đăng ký kinh doanh?

A. 18 tuổi.

B. 19 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 21 tuổi.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh được sử dụng tối đa bao nhiêu lao động?

A. Dưới 10 lao động.

B. Dưới 15 lao động.

C. Dưới 20 lao động.

D. Dưới 25 lao động.

Câu 10. Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 11. Đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 12. Ngân hàng Y cho ông P vay 30 tỉ đồng để thành lập công ty sau khi xem xét năng lực tài chính của ông là 2 sổ hồng nhà riêng và 3 giấy phép sở hữu xe ô tô. Ngân hàng đã thể hiện đúng đặc điểm nào dưới đây của tín dụng?

A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

B. Có tính tạm thời.

C. Dựa trên sự tin tưởng.

D. Có tính ổn định cao.

Câu 13. Cho vay thế chấp là hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị:

A. tương đương với lượng vốn cho vay.

B. cao hơn với lượng vốn cho vay.

C. thấp hơn với lượng vốn cho vay.

D. không đổi với lượng vốn cho vay.

Câu 14. Trường hợp không thể trả nợ cho ngân hàng, phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để:

A. ngân hàng xử lí tài sản thế chấp.

B. chi cục thuế xử lí tài sản thế chấp.

C. kho bạc Nhà nước xử lí tài sản thế chấp.

D. sở tài chính xử lí tài sản thế chấp.

Câu 15. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên gọi là kế hoạch tài chính cá nhân:

A. ngắn hạn.

B. trung hạn.

C. dài hạn.

D. có hạn.

Câu 16. Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp chúng ta:

A. đầu tư sinh lời, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

B. sử dụng tiền một cách thoải mái và phóng khoáng.

C. đầu cơ tích trữ, lợi dụng thị trường hàng hóa.

D. thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.

Câu 17. Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân và thực hiện thành công cần thực hiện bao nhiêu bước cơ bản?

A. Bốn bước.

B. Ba bước.

C. Bảy bước.

D. Sáu bước.

Câu 18. Bạn T muốn mua đích đá tập võ nhưng không đủ tiền, vì vậy bạn đã tiến hành tiết kiệm tiền để thực hiện mục tiêu đó. Trong trường hợp này, bạn T nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào cho phù hợp?

A. Ngắn hạn.

B. Trung hạn.

C. Dài hạn.

D. Có hạn.

Câu 19. Phương án nào sau đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

A. Áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.

B. Áp dụng hầu hết với tất cả các đối tượng liên quan.

C. Áp dụng trong mọi phạm vi, vị trí địa lí khu vực tỉnh thành.

D. Áp dụng nhiều lần, nhiều nơi trong một số lĩnh vực đời sống.

Câu 20. Pháp luật có vai trò như thế nào để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lý nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội?

A. Tạo cơ sở hợp pháp.

B. Tạo nền tảng vững chắc.

C. Tạo cơ sở pháp lý.

D. Tạo giá trị pháp lý.

Câu 21. Văn bản luật do tổ chức nào ban hành?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Tòa án.

D. Viện kiểm sát.

Câu 22. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường đối với công ty TNHH K về hành vi gây tiếng ồn vượt chuẩn kĩ thuật, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư kinh doanh khi chưa đủ điều kiện. Quyết định trên thuộc loại văn bản pháp luật nào?

A. Văn bản áp dụng pháp luật.

B. Văn bản về bảo vệ môi trường.

C. Văn bản quy phạm pháp luật.

D. Văn bản xử lí vi phạm pháp luật.

Câu 23. Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm là:

A. vận dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. chấp hành pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

Câu 24. Một nhóm thanh niên tiến hành đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng vào 2 giờ đêm đã bị cảnh sát cơ động trấn áp, bắt và tịch thu xe. Trong trường hợp trên, nhóm thanh niên đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là tuân thủ pháp luật? Lấy một tình huống cụ thể về tuân thủ pháp luật?

Câu 2. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lý do cụ thế.

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm trên? Vì sao?

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

 

1 2 3 4 5 6 7 8
A B A A B C B A
9 10 11 12 13 14 15 16
A A C C A A C A
17 18 19 20 21 22 23 24
A A A C A A B D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

- Ví dụ: Công dân nam đủ 18 tuổi chủ động tham gia nghĩa vụ quân sự

Câu 2.

- Không đồng tình, vì theo luật lao động việc chấm dứt hợp đồng lao động phải do thỏa thuận giữa hai bên hoặc người lao động vi phạm giao kết hợp đồng, khi đó người sử dụng lao động mới có căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Đề thi số 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau?

A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau.

B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau.

C. Tách rời, không liên quan tới nhau.

D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau.

Câu 2. Phương án nào sau đây thuộc thị trường tư liệu sản xuất?

A. Thị trường máy gặt.

B. Thị trường tủ lạnh.

C. Thị trường bảo hiểm.

D. Thị trường vàng.

Câu 3. Phương án nào sau đây không thuộc một trong những chức năng của thị trường?

A. Chức năng thừa nhận.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

D. Chức năng điều khiển.

Câu 4. Cơ chế thị trường có ưu điểm: Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và:

A. tăng trưởng kinh tế.

B. đa dạng sinh học.

C. phân hóa giai cấp.

D. khai hóa văn minh.

Câu 5. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là:

A. giá trị hàng hóa.

B. giá trị sử dụng hàng hóa.

C. giá cả hàng hóa.

D. chất lượng hàng hóa.

Câu 6. Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là:

A. thuế.

B. vốn đầu tư nước ngoài.

C. lệ phí.

D. phí.

Câu 7. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của:

A. kinh doanh.

B. tiêu dùng.

C. sản xuất.

D. tiêu thụ.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, hộ sản xuất kinh doanh có quyền hạn nào sau đây?

A. Không cần phải đăng ký kinh doanh.

B. Tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.

C. Được phép kinh doanh bất kì hàng hóa nào.

D. Được phép kinh doanh cả mặt hàng chưa đăng ký.

Câu 9. Trên thị trường, doanh nghiệp Q nhận thấy giá của nguyên vật liệu đang có xu hướng gia tăng, nhưng hợp đồng đã kí với đối tác không thể thay đổi giá, nên doanh nghiệp đã quyết định cắt giảm một số chi phí về xử lý chất thải để giữ chi phí sản xuất sản phẩm không tăng, đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu. Trong trường hợp trên, doanh nghiệp Q đã làm gì để đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu?

A. Giảm chi phí xử lý chất thải gây nguy hiểm cho môi trường.

B. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của đối tác theo hợp đồng.

C. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.

D. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 10. Cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển là:

A. tín dụng.

B. ngân hàng.

C. vay nặng lãi.

D. doanh nghiệp.

Câu 11. Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc:

A. hoàn trả sau thời gian hứa hẹn.

B. hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi.

C. hoàn trả gốc có kì hạn theo thỏa thuận.

D. bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 12. H đã tư vấn cho bạn mình đến vay tiền ở một ngân hàng uy tín. Đến thời hạn, bạn của H không thể trả nổi tiền vì kinh tế gặp khó khăn nên đã bỏ trốn để không phải trả số tiền đó. Trong trường hợp trên, bạn của H đã vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm nào của người vay trong quan hệ tín dụng?

A. Phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện.

B. Nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn.

C. Cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm.

D. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.

Câu 13. Khi vay tín chấp, người vay cần thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Cung cấp trung thực, chính xác cácthông tin cá nhân.

B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.

C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.

D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.

Câu 14. Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?

A. Phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.

B. Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng tùy ý.

C. Thu mọi loại phí liên quan.

D. Trả vốn vay và lãi không gia hạn thời gian.

Câu 15. Bản kế hoạch thu chi giúp quản lý tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là:

A. kế hoạch tài chính cá nhân.

B. kế hoạch công việc cần làm.

C. kế hoạch công việc hằng ngày.

D. quản lý công việc.

Câu 16. Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp lứa tuổi học sinh?

A. Ba loại.

B. Bốn loại.

C. Hai loại.

D. Năm loại.

Câu 17. Mục tiêu tiết kiệm trong thời gian ngắn thì thường là số tiền:

A. rất nhỏ.

B. rất lớn.

C. không xác định.

D. vượt chỉ tiêu.

Câu 18. R chia sẻ rằng muốn dành dụm tiền mua chiếc máy tính cầm tay casio mới để tính toán tiện lợi hơn. R đã tiết kiệm được 300.000 chỉ còn thiếu khoản nhỏ nữa. Trong trường hợp này, R nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?

A. Ngắn hạn.

B. Trung hạn.

C. Dài hạn.

D. Có hạn.

Câu 19. Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người thể hiện đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 20. Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật thể hiện đặc điểm nào sau đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM).

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật:

A. chung nhất, phổ biến nhất.                      

B. rộng nhất, bao quát nhất.

C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.             

D. phổ biến nhất, bao quát nhất.

Câu 2: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của:

A. Thuyết bất khả tri.                                      

B. Thuyết nhị nguyên luận.

C. Thế giới quan duy vật.                               

D. Thế giới quan duy tâm.

Câu 3: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội:

A. Các nhà khoa học.                                                

B. Con người.

C. Người lao động.                                         

D. Thần linh.

Câu 4: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là:

A. một mối quan hệ                                         

B. một phạm trù.

C. một chỉnh thể.                                             

D. một phương pháp.

Câu 5: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là:

A. chuyển động.            B. phát triển.                 C. vận động.                          D. tăng trưởng.

Câu 6: Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và:

A. thay đổi thế giới.                                       

B. làm chủ thế giới.

C. cải tạo thế giới.                                          

D. quan sát thế giới.

Câu 7: “Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn có tác dụng bổ sung hoàn thiện nhận thức chưa đầy đủ”, thể hiện:

A. thực tiễn là mục đích của nhận thức.

B. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

C. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. thực tiễn là động lực của nhận thức.

Câu 8: Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải:

A. liên tục đấu tranh không ngừng lẫn nhau.         

B. thống nhất hữu cơ biện chứng với nhau.

C. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

D. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 9: Khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu là khái niệm của:

A. vận động.               B. phát triển.             C. tiến bộ.                  D. chuyển hóa.

Câu 10: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

A. Luôn luôn vận động.                                

B. Luôn luôn thay đổi.

C. Sự thay thế nhau.                                      

D. Sự bao hàm nhau.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM).

Câu 1: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là nội dung của phương pháp luận

 A. biện chứng.                        B. siêu hình.                    C. khoa học.                      D. cụ thể.

Câu 2: Phương pháp luận là học thuyết về

A. về phương án nhận thức khoa học của con người.

B. các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.

C. các phương pháp cải tạo thế giới của con người.

D. phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.

Câu 3: Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể 

A. chuyển hóa lẫn nhau.                               

B. tác động lẫn nhau.

C. thay thế cho nhau.                                                

D. tương tác với nhau.

Câu 4: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

 A. mâu thuẫn.             B. xung đột.              C. phát triển              D. vận động.

Câu 5: Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải

A. thông minh.            B. cần cù.                   C. lao động.               D. sáng tạo.

Câu 6: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?

A. Vịnh Hạ Long.                                           

B. Truyện Kiều của Nguyễn Du.

C. Phương tiện đi lại.                         

D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 7: Cách hiểu nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập?

A. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.                 

B. Cùng tồn tại trong một chỉnh thể.

C. Không có mặt này thì không có mặt kia.           

D. Hợp lại thành một khối thống nhất.

Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây không hàm chứa yếu tố biện chứng?

A. Tre già măng mọc.                                    

B. Qua cầu rút ván.

C. Rút dây động đến rừng.                            

D. Nước chảy đá mòn.

Câu 9: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ.

B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.

D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.

Câu 10: Khẳng định nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. N và L hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng.

B. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran.

C. Gia đình A và B tranh chấp đất đai.

D. Sự hít vào và thở ra của cơ thể A.

........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

Câu 1. Hệ thống những các quan điểm lí luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là:

A. sinh học                B. triết học                   C. toán học                 D. sử học

Câu 2. Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người, triết học có vai trò là:

A. thế giới quan     

B. phương pháp luận

C. thế giới quan và phương pháp luận     

D. khoa học của mọi khoa học

Câu 3. Thế giới quan của con người là:

A. quan điểm, cách nhìn về các sự vật cụ thể

B. quan điểm, cách nhìn về thế giới tự nhiên

C. quan điểm, niềm tin định hướng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống

D. quan điểm, cách nhìn căn bản về thế giới xung quanh

Câu 4. Để phân biệt chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, người ta căn cứ vào:

A. việc con người nhận thức vào thế giới như thế nào

B. việc con người có thể nhận thức được thế giới hay không

C. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định lên cái nào

D. vấn đề coi trọng lợi ích của vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần

Câu 5. Tư tưởng căn bản của thế giới quan duy vật là:

A. nguồn gốc của thế giới là vật chất

B. vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau

C. ý thức là cái phản ánh của vật chất

D. ý thức có tác động trở lại đối với vật chất

Câu 6. Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là:

A. phủ nhận mọi sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng

B. phủ nhận sự phát triển của sự vật và hiện tượng

C. phủ nhận tính vô cùng, vô tận sự phát triển của sự vật hiện tượng

D. cho rằng lực lượng bên ngoài là nguồn gốc của sự phát triển sự vật hiện tượng

Câu 7. Theo em quan điểm của triết học Mác-Lênin, vận động là:

A. mọi sự thay đổi về vị trí của sự vật hiện tượng

B. mọi sự thay đổi về vật chất của sự vật hiện tượng

C. mọi sự di chuyển nói chung của sự vật hiện tượng

D. mọi sự biến đổi nói chung về sự vật hiện tượng

Câu 8. Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là:

A. vận động     

B. tính quy luật

C. không thể nhận thức được     

D. tính thực tại khách quan

Câu 9. Trong các dạng vận động dưới đây, dạng vận động nào được coi là phát triển?

A. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó

B. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay đổi trong năm

C. Chiếc xe đi từ điểm a đến điểm b

D. Tư duy trong quá trình học tập

Câu 10. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, mâu thuẫn là:

A. những quan điểm trước sau không nhất quán

B. hai mặt đối lập vừa thống nhất bên trong của sự vật hiện tượng

C. quan hệ đấu tranh giữa hai mặt đối lập của sự vật hiện tượng

D. một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn GDKT & PL 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Phan Văn Trị. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

  •  

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF